Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch dùng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011-2020 (Trang 26)

1.7.1. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất đai

Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung như sau:

Nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch; số lượng và thành phần đối tượng nằm trong quy hoạch; phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng như nội dung và phương pháp quy hoạch. Thông thường hệ thống quy hoạch sử dụng đất được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau (như loại hình, dạng, hình thức quy hoạch…) nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai từ tổng thể đến thiết kế chi tiết.

Theo TS. Đoàn Công Quỳ [8]: Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích tự nhiên trong lãnh thổ. Tuỳ thuộc vào từng cấp lãnh thổ hành chính, quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thực hiện theo nguyên tắc: Từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô, giai đoạn sau chỉnh lý giai đoạn trước.

Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ là hệ thống nhiều cấp. Ngoài lợi ích chung của cả nước, của mỗi vùng, mỗi địa phương tự quyết định những lợi ích cục bộ của mình. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất, khi xây dựng và triển khai quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành của nhà nước. Tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, quy hoạch sử dụng đất có nội dung và ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên do yêu cầu thực tiễn đôi khi quy hoạch phải thực hiện độc lập, hoặc đồng thời sau đó sẽ chỉnh lý khi quy hoạch các cấp liên quan hoàn thành. Trong một số trường hợp cần thiết (khi có tác động của tính đặc thù khu vực) đôi khi phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp trung gian, gọi là quy hoạch đặc thù (quy hoạch sử dụng đất liên tỉnh, liên huyện, vùng trọng điểm quốc gia).

Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất các cấp lãnh thổ hành chính bao gồm: Đáp ứng nhu cầu đất đai (tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả) cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế quốc dân; cụ thể hoá một bước quy hoạch sử dụng đất đai của các ngành và các đơn vị hành chính cấp cao hơn; làm căn cứ, cơ sở để các ngành (cùng cấp) và các đơn vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất đai của ngành mình và địa phương mình; làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm (căn cứ để giao đất, cấp đất, thu hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong Luật Đất đai); phục vụ cho công tác thống nhất

quản lý Nhà nước về đất đai.

Khác với Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, 2013 không quy định cụ thể quy hoạch sử dụng đất theo các ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cư, đô thị, chuyên dùng). Quy hoạch sử dụng đất của các ngành này đều nằm trong quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính. Riêng quy hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng được quy định cụ thể tại điều 41 của Luật Đất đai 2013 [7] quy định:

- Bộ quốc phòng, Bộ công an tổ chức việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho ngành mình trình Chính phủ phê duyệt.

- Chính phủ quy định cụ thể việc lập, xét duyệt, điều chỉnh, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên có thể hiểu mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất theo ngành. Trước tiên, Nhà nước căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư liệu về điều kiện đất đai hiện có để xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng các loại đất. Các ngành chức năng căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử dụng các loại đất để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho từng ngành phù hợp với yêu cầu và nội dung sử dụng đất của ngành. Như vậy, quy hoạch tổng thể đất đai phải đi trước và có tính định hướng cho quy hoạch sử dụng đất theo ngành. Nói khác đi, quy hoạch ngành là một bộ phận cấu thành trong quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ.

1.7.2. Các loại hình kế hoạch sử dụng đất đai

Quy hoạch sử dụng đất được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch 5 năm. Kế hoạch sử dụng đất cũng được lập theo cấp lãnh thổ hành chính nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân;

- Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên một địa bàn nhất định; thiết lập được cơ cấu sử dụng đất hợp lý trên địa bàn cả nước, trong các ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ;

- Đạt hiệu quả đồng bộ cả ba lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường;

Kế hoạch sử dụng đất theo ngành và cả nước phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu vĩ mô (bao quát chung cho toàn xã hội và cả nước) như : An ninh

lương thực, bảo vệ môi trường, công bằng xã hội... Còn kế hoạch theo lãnh thổ hành chính phải cụ thể hoá các mục tiêu vĩ mô, cùng với việc xử lý các mục tiêu cụ thể của địa phương và các vấn đề cụ thể của từng chủ sử dụng đất khác nhau trên địa bàn.

Kế hoạch sử dụng đất phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dựa trên mục đích chung vì lợi ích lâu dài phát triển kinh tế – xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu của nhân dân về tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, cần lưu ý điểm khác biệt: Kế hoạch sử dụng đất chú trọng phát triển hình thức không gian; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội chú trọng phát triển hình thức thời gian, nhưng nội dung lại được triển khai với hình thức không gian nhất định. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là tiền đề của kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất là sự tiếp tục của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội nhằm bố trí không gian thống nhất đối với các hạng mục liên quan đến đất đai (xây dựng, khai hoang, chuyển mục đích sử dụng đất...) trong thời kỳ kế hoạch.

Thời hạn lập kế hoạch sử dụng đất thường thống nhất với thời hạn lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các ngành, các cấp lãnh thổ hành chính và được thực hiện trong thời gian 5 năm.

1.8. QUAN HỆ GIỮA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VỚI CÁC QUY HOẠCH KHÁC HOẠCH KHÁC

1.8.1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội triển kinh tế-xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội là tài liệu mang tính khoa học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát triển kinh tế xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian có tính đến chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị cấp dưới.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một nhiệm vụ chủ yếu. Còn đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các

điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất thống nhất và hợp lý.

Như vậy, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

1.8.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp

Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân tài, vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới quy mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hóa, giá trị sản phẩm,....trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng của các ngành trong nông nghiệp, nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khống chế và điều hòa quy hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng cần thiết và không thể thay thế lẫn nhau.

1.8.3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị

Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội và phát triển của đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển của đô thị được hài hòa và có trật tự, tạo những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch đô thị.

Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng,... trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hòa với quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất sẽ tạo điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị.

1.8.4. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nƣớc với quy hoạch sử dụng đất của địa phƣơng

Quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất của địa phương cùng hợp thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cả nước là căn cứ của quy hoạch sử dụng đất địa phương (quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Quy hoạch sử dụng đất cả nước chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện xây dựng trên quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất của các địa phương là phần tiếp theo, là căn cứ để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất của cả nước.

1.8.5. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành

Quy hoạch giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế quy hoạch của quy hoạch sử dụng đất.

Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về quy hoạch theo không gian ở cùng một khu vực cụ thể. Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ (quy hoạch ngành), một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn cục (quy hoạch sử dụng đất).

CHƢƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2020 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

a. Vị trí địa lý

Phú Xuyên là một huyện đồng bằng nằm trên vĩ tuyến 20040’ - 20049’ Bắc và kinh tuyến 105048’ - 106001’ Đông, có tổng diện tích tự nhiên theo thống kê năm 2010 là 17110,46 ha và có ranh giới như sau:

- Phía Bắc giáp 2 huyện Thanh Oai và Thường Tín. - Phía Nam giáp huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam. - Phía Đông giáp huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên. - Phía Tây giáp huyện Ứng Hoà

Với vị trí địa lý như trên cùng với thuận lợi là nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 35 theo quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Pháp Vân mở năm 2001. Trung tâm huyện cách thành phố Hà Đông 40 km về phía Bắc, cách khu du lịch Chùa Hương 27km về phía Tây Nam, huyện còn có đường ĐT 428, ĐT 429 đi qua và có các đường liên huyện, liên xã nên Phú Xuyên có điều kiện thuận lợi trong mở rộng giao lưu, quan hệ thị trường trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh khác trên cả nước. Đặc biệt là sau khi được sáp nhập với thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, đã tạo nhiều điều kiện tốt để huyện có thể tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thủ đô Hà Nội cũng là thị trường tiêu thụ nông sản, thủ công mỹ nghệ, cũng là nơi thu hút lao động của huyện, đồng thời vị trí của huyện cũng có điều kiện trao đổi, lưu thông hàng hoá với các tỉnh, huyện khác trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng.

b. Đặc điểm địa hình

Phú Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng cao hơn mực nước biển từ 1,5 – 6,0 m. Địa hình có hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Theo đặc điểm địa hình. lãnh thổ huyện có thể chia thành hai vùng sau:

- Vùng phía Đông đường quốc lộ 1A gồm các xã: Thị trấn Phú Minh, Văn Nhân, Thuỵ Phú, Nam Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Phúc Tiến, Quang Lãng, Minh Tân, Bạch Hạ, Tri Thuỷ, Đại Xuyên. Đây là những xã có địa hình cao hơn mực nước biển khoảng 4m.

- Vùng phía Tây đường quốc lộ 1A gồm các xã: Phượng Dực, Đại Thắng, Văn Hoàng, Hồng Minh, Phú Túc, Chuyên Mỹ, Tri Trung, Hoàng Long, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Vân Từ, TT Phú Xuyên, Phú Yên, Châu Can. Do địa hình thấp trũng và không có phù sa bồi đắp hàng năm. đất đai có độ chua cao nên trồng trọt chủ yếu là 2 vụ lúa, một số chân đất cao có thể trồng cây vụ đông. Cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, ngoài ra còn một số ít diện tích trồng lạc, đỗ tương, khoai lang, rau các loại... vùng thấp trũng nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi thủy cầm.

c. Thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng, đất đai của huyện được chia thành 2 vùng rõ rệt:

* Vùng phía Đông đường Quốc lộ 1A (có sông Hồng chảy qua): - Độ pH từ 4,7 đến 6,0

- Đạm tổng số dưới 1.1%

- Lân tổng số: đất nghèo lân hàm lượng có trong đất từ 15 - 20 mg/100 gam đất.

* Vùng phía Tây đường quốc lộ 1A - Độ pH từ 4,1 đến 5,2

- Đạm tổng số từ 2% -3%

- Lân tổng số: Đất nghèo lân, hàm lượng có trong đất từ 15 – 20 mg/100 gam đất.

Như vậy, vùng phía Tây đất chua nhiều nên trong quá trình sản xuất nông nghiệp phải thường xuyên áp dụng các biện pháp canh tác có tác dụng cải tạo đất như: bón vôi bột và bón N, P, K cân đối, phơi ải vào mùa đông...

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch dùng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011-2020 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)