Giải pháp đối với những xã làm nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch dùng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011-2020 (Trang 114 - 126)

Diện tích đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, huyện sẽ có 05 dự án phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (tại xã Phượng Dực, Tri Thủy, Minh Tân, Đại Thắng, Phúc Tiến) với diện tích khoảng 100 ha để phục vụ nhu cầu nông sản sạch trong và ngoài huyện cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất. Luận văn kiến nghị một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cũng như tăng tính khả thi của phương án quy hoạch như sau:

a. Giải pháp thu hút vốn và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Tăng cường vận dụng, thực hiện thông thoáng các chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút mạnh các nguồn vốn từ nước ngoài và các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện, tranh thủ nguồn vốn của Thành phố, Trung ương hỗ trợ, nhất là đầu tư từ ngân sách Thành phố cho hoạt động khoa học-công nghệ.

Tăng cường vốn cho vay trung và dài hạn, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng để tư vấn cho người dân các thủ tục vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua các tổ tín chấp, các tổ chức xã hội, hoặc đoàn thể. Áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất, phủ lãi,...đối với các lĩnh vực cần ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trong từng thời kỳ; từng bước giảm nguồn hỗ trợ trực tiếp có tính chất bao cấp từ ngân sách nhà nước.

b. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Về đất đai: Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Thành ủy về tăng cường quản lý đất sản xuất nông nghiệp theo luật định để kiểm soát chặt chẽ quỹ đất phục vụ sản xuất. Xây dựng và ban hành giá đất sản xuất nông nghiệp đảm bảo hài hòa quyền lợi của người sử dụng đất trong quá trình giải tỏa, thu hồi đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Khuyến khích việc tích tụ và tập trung ruộng đất (mỗi hộ gia đình có 1 đến 2 thửa) để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa nông sản. Nhưng phải được quản lý, giám sát chặt chẽ, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn.

- Về chính sách đầu tư: Tăng cường đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phân cấp mạng lưới quản lý ngân sách cho địa phương. Hỗ trợ nông dân để khuyến khích phát triển sản xuất hành hóa nông sản.

- Về chính sách thuế: Tiếp tục thực hiện tốt chính sách miễn, giảm thuế theo chính sách khuyến khích đầu tư của thành phố. Nghiên cứu, áp dụng việc miễn, giảm thuế phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản.

- Chính sách sử dụng cán bộ hợp tác xã, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp: Quan tâm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ miễn phí hoặc giảm một phần học phí cho cán bộ hợp tác xã. Mở rộng và từng bước xã hội hóa hoạt động tổ chức khuyến nông ở cơ sở để thu hút đội ngũ kỹ thuật đã qua đào tạo tham gia phục vụ phát triển sản xuất. Đây là một mắt xích để liên kết 4 nhà: nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà nước trong sản xuất nông nghiệp và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

c. Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào phát triển vật nuôi, cây trồng gắn với mở rộng và phát triển thị trường

Để thực hiện chủ trương ”Khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường nội địa và xuất khẩu” một cách có hiệu quả, cần xây dựng và phát triển mô hình gắn kết nghiên cứu - ứng dụng – chuyển giao với sản xuất và thị trường quy mô lớn; mô hình nông nghiệp công nghệ cao, để hình thành các vùng sản xuất rau quả, gia súc, gia cầm tập trung an toàn chất lượng cao, giảm chi phí theo tiêu chuẩn GAP gắn với tiêu thụ nội địa và xuất khẩu các loại nông sản lợi thế thì cần phải:

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tạo giống cây trồng bằng nhiều phương pháp hiện đại kết hợp với những phương pháp truyền thống.

- Tiến hành xây dựng mô hình và nhân rộng các hệ thống canh tác thích ứng với từng tiểu vùng, thực hiện đồng bộ chương trình khuyến nông, chuyển giao các biện pháp công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.

- Đầu tư công nghệ chế biến: cần phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm.

- Đầu tư công nghệ bảo quản: Tìm và phổ biến rộng các giải pháp bảo quản nông sản, giảm thiểu tối đa sự mất mát, hư hao nhằm nâng cao chất lượng và thời gian sử dụng sản phẩm. Phát triển các phương tiện bảo quản, các xe, tàu chuyên dùng vận chuyển đảm bảo được chất lượng nông sản.

- Ngoài ra còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Như xây dựng các trạm trại là đầu mối chuyển giao công nghệ, cung ứng sản phẩm tinh, sản phẩm đại trà có chất lượng xác nhận; xây dựng hệ thống thủy lợi để phục vụ công tác tưới tiêu, sản xuất nông sản;

d. Giải pháp về thị trường

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ như cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở tại huyện; triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Ngoài ra, cần phải tổ chức hoặc tham gia các hoạt động hội thi, hội chợ nông sản hàng năm tại huyện, thành phố hay ở các đị phương khác nhằm truyền bá thông tin sản phẩm nông sản trên thị trường. Đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, quan tâm của các tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, hộ nông dân, nhà khoa học, nhà quản lý.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Phương án Quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Xuyên đến năm 2020 được xây dựng trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng đất, tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn quy hoạch, những tiềm năng hiện có về tài nguyên thiên nhiên, con người cũng như định hướng phát triển cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực. Đến nay dự án quy hoạch sử dụng đất huyện đã thực hiện được 4 năm (từ năm 2010 đến năm 2014). Trong quá trình nghiên cứu, đánh giá phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Xuyên đến năm 2020, luận văn rút ra một số nhận xét sau:

- Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, quỹ đất hiện có và địa hình của huyện tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại sản phẩm và thâm canh tăng vụ. Trong khi đó cùng với quá trình đô thị hóa của thế giới cũng như khu vực, huyện Phú Xuyên được quy hoạch đến năm 2030 sẽ trở thành khu đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội, điều này sẽ tạo ra áp lực lớn đối với quỹ đất của huyện, và đòi hỏi trong tương lai huyện phải có những giải pháp thích hợp để tạo điều kiện phát triển cân đối các ngành.

- Thực hiện Luật đất đai 2003, ngày 23/8/2012 UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Phú Xuyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số: 3770/QĐ-UBND. Năm 2013 UBND huyện Phú Xuyên tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 và đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 13/01/2014. Như vậy, công tác lập quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Xuyên giai đoạn 2011-2020 tiến hành hơi chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án của huyện.

- Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quỹ đất sử dụng của huyện sẽ thay đổi đáng kể, giảm chủ yếu diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng, và tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Cụ thể, diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm 1134,69 ha (trong đó đất chuyên trồng lúa giảm 805,0 ha; đất trồng cây hàng năm khác giảm 110,79 ha; đất trồng cây lâu năm giảm 32,02 ha; đất mặt nước nuôi

trồng thủy sản giảm 11,75 ha); diện tích đất chưa sử dụng giảm 10,02 ha; diện tích đất phi nông nghiệp tăng 1144,71 ha (chủ yếu tăng diện tích đất phát triển cơ sở hạ tầng (tăng 304,23 ha), đất khu công nghiệp (tăng 301,5 ha), và đất ở nông thôn (tăng 253,44 ha)). Như vậy, lượng nông dân bị mất đất tương đối nhiều, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ diễn ra tương đối nhanh, điều này tạo áp lực cho chính quyền địa phương cần giải quyết nhiều vấn đề như: vấn đề việc làm cho nông dân bị mất đất canh tác, phương pháp đền bù giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, giãn dân, vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tình hình trật tự-an ninh-xã hội,....

2. KIẾN NGHỊ

Để tăng tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Luận văn đưa ra một số giải pháp sau:

- Giải pháp về nguồn vốn: Cần nhanh chóng tập trung huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn (nhân dân, Nhà nước và từ nhà đầu tư nước ngoài) để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trong giai đoạn quy hoạch.

- Giải pháp về chính sách: Chính quyền địa phương (cấp huyện, cấp xã) nên áp dụng đồng bộ, linh hoạt các chính sách về đất đai, nhất là giai đoạn 2013-2015 (giai đoạn chuyển giao giữa Luật đất đai 2003 với Luật đất đai 2013), nên cụ thể hóa các điều khoản về luật, các văn bản sau luật cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Giải pháp về quản lý, hành chính: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, các chuyên gia về các lĩnh vực và người dân trong việc xây dựng, thẩm định và thực hiện quy hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất đai cho các ngành, các lĩnh vực trong thời kỳ quy hoạch; Chú trọng đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho các bộ địa chính cấp xã và cán bộ chuyên môn;....

- Ngoài ra, đối với từng vùng, từng loại hình sản xuất, kinh doanh cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Nguyễn Đình Bồng (2006), "một số vấn đề về quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay", Tài nguyên và Môi trường, số 9 (35), tháng 9.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật đất đai (1993-2003), Hà Nội.

3. Võ Tư Can (2001), Phương án lập quy hoạch sử dụng đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Chính phủ (2004), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước, Hà Nội.

5. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Quang Học (2002), "Những vấn đề về phương pháp luận trong quản lý sử dụng đất bền vững theo quy hoạch sử dụng đất ở vùng núi phía Bắc", Tạp chí địa chính, (số 9/2000).

7. Luật đất đai năm 2013 (2003, 2013), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đoàn Công Quỳ (2001), Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

9. Lê Đình Thắng, Trần Tú Cường (2007), "Quy hoạch sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường", Tài nguyên và Môi trường, số 10(48), tháng 10.

10. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp.

11. Nguyễn Dũng Tiến và các cộng sự (1998), Cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, tiếp cận mới về một phương pháp nghiên cứu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục, số đăng ký 05-97, Viện Điều tra quy hoạch đất đai, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Vòng (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục, Hà Nội.

13. Viện điều tra quy hoạch đất đai, Tổng cục Địa chính 91998), Cơ sở lý luận khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai, Hà Nội.

14. PGS.TS Trần Văn Tuấn (2003), Bài giảng: Quy hoạch sử dụng đất

15. Phòng Thống kê huyện Phú Xuyên, Niên giám thống kê năm 2000, 2005, 2006, 2010

16. Huyện Phú Xuyên (2010), Kiểm kê đất đai năm 2000, 2005, 2010, 2013

17. Huyện Phú Xuyên (2013), Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, Hà Nội

Tài liệu tiếng Anh

18. Department of land Administration Kaohsiung city government (December 1993), A briefing on the land consolidation of Kaohsiung municipaliti Tai wan, republic of China.

19. FAO (1993), Guideline for use planning, Rome.

20. Land use planning for Berlin. Keeping up with change, Summary 2001, http://www.Stadtentwicklung.derlin.de/planen/fnp/index en.shtml.

Phụ lục 2.1: Quy hoạch đất nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020

TT Nội dung quy hoạch Địa điểm Diện tích (ha)

Phân kỳ quy hoạch (ha) Giai đoạn

2011-2015

Giai đoạn 2016-2020 1 Đất nuôi trồng thủy sản Khai Thái 14,50 10,00 4,50 2 Đất nuôi trồng thủy sản Văn Hoàng 10,50 6,00 4,50 3 Đất nuôi trồng thủy sản Sơn Hà 14,00 14,00

4 Đất nuôi trồng thủy sản Chuyên mỹ 12,50 5,00 7,50 5 Đất nuôi trồng thủy

sản Phượng Dực 2,02 2,02

Tổng 53,52 37,02 16,50

Phụ lục 2.2: Quy hoạch đất trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020

TT Nội dung quy hoạch Địa điểm Diện tích (ha)

Phân kỳ quy hoạch (ha) Giai đoạn

2011-2015

Giai đoạn 2016-2020 1 Đất lúa kết hợp nuôi trồng thủy

sản Chuyên Mỹ 100,00 67,89 32,11

2 Đất lúa kết hợp nuôi trồng thủy

sản Hồng Minh 83,60 75,32 8,28

3 Đất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản Khai Thái 41,97 29,39 12,58 4 Đất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản Nam Triều 34,00 34,00

5 Đất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản Phú Túc 106,10 53,00 53,10 6 Đất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản Phúc Tiến 40,00 30,00 10,00 8 Đất lúa kết hợp nuôi trồng thủy

sản Văn Hoàng 32,00 22,50 9,50

Tổng 437,67 312,10 125,57

Phụ lục 2.3. Quy hoạch đất trụ sở cơ quan đến năm 2020 huyện Phú Xuyên STT Nội dung quy hoạch Địa điểm (ha) DT

Phân kỳ quy hoạch

(ha) Ghi

chú 2011-2015 2015-2020 B Địa phƣơng xác định

1 Mở rộng trụ sở UBND+HTXNN Tân Dân 0,30 0,30

2 Mở rộng trụ sở UBND xã Nam Phong 0,05 0,05

3 Mở rộng trụ sở UBND xã Chuyên Mỹ 0,10 0,10

4 Trụ sở HTXNN Châu can 0,10 0,10

6 Mở rộng trụ sở UBND +HTXNN Vân Từ 0,28 0,28

7 Trụ sở HTXNN Minh Tân 0,10 0,10

8 Mở rộng trụ sở UBND+HTXNN Thụy Phú 0,29 0,29 9 Mở rộng trụ sở UBND thị trấn TT Phú Xuyên 0,40 0,40 10 QH trụ sở quỹ tín dụng Hoàng Long 0,25 0,25

11 QH trụ sở HTX NN Hồng Thái 0,05 0,05

12 QH quỹ tín dụng +HTXNN Tri Trung 0,20 0,20

Tổng 2,51 2,51

Phụ lục 2.4. Quy hoạch đất quốc phòng đến năm 2020 huyện Phú Xuyên

TT Nội dung quy hoạch Địa điểm (ha) DT

Phân kỳ quy hoạch (ha) Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016- 2020 A Cấp trên xác định 1,00 1,00

1 Sân điều lệnh, trung tâm TDTT-QSVT TT Phú Xuyên 1,00 1,00

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch dùng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011-2020 (Trang 114 - 126)