Giải pháp chi tiết cho từng vùng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch dùng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011-2020 (Trang 108)

3.3.1. Giải pháp đối với những xã có làng nghề

Toàn huyện Phú Xuyên có 38 làng đã được công nhận làng nghề truyền thống, trải đều trên 15 xã, thị trấn như: thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên, xã Hồng Minh, Phượng Dực, Văn Nhân, Tri Trung, Đại Thắng, Phú Túc, Hoàng Long, Quang Trung, Tân Dân, Chuyên Mỹ, Vân Từ, Phú Yên, Bạch Hạ.

Theo phương án quy hoạch đến năm 2015, diện tích đất khu, cụm công nghiệp giành cho phát triển làng nghề tăng thêm là 17 ha, chủ yếu tập trung tại các làng nghề xã Chuyên Mỹ, Phú Yên, Đại Thắng, Vân Từ. Tuy nhiên, 4 năm đầu thực hiện (2010-2014) diện tích giành cho phát triển làng nghề tăng không đáng kể so với chỉ tiêu đề ra. Do vậy, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện luận văn kiến nghị một số giải pháp sau:

a. Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển làng nghề

Trước hết, đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bổ sung, điều chỉnh các chính sách khuyến công, ưu đãi đầu tư cho phù hợp; kêu gọi các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài huyện, các doanh nghiệp trong nước, bà con việt kiều ở nước ngoài, huy động vốn trong dân, vốn tín dụng, các nguồn vốn ngân sách ưu tiên cho đền bù, giải tỏa, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ thương hiệu,... Đẩy mạnh việc

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nhân dân, cơ sở sản xuất có điều kiện vay vốn tín dụng để đầu tư, phát triển.

Tổ chức các cơ quan tư vấn giúp đỡ cơ sở sản xuất làng nghề xây dựng các dự án đầu tư phát triển khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện để các cơ sở được vay vốn thuận lợi.

Giải quyết cho vay lưu động đáp ứng chu kỳ vòng quay của sản phẩm, tạo điều kiện cho người dân làng nghề chủ động trong hoạt động tài chính.

Ngoài ra, cần tạo ra các quỹ, nguồn vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ trong làng nghề. Hỗ trợ việc xây dựng các đề án công nghệ. Khi huy động nguồn vốn trong quỹ phải chặt chẽ trong chi tiêu và đúng mục đích cần dùng.

b. Giải pháp về cơ chế chính sách của nhà nước

Chính quyền cần có những chính sách đồng bộ về các mặt để khuyến khích phát triển làng nghề. Những chính sách về quản lý, sử dụng đất làng nghề cần được quy định cụ thể. Cần đưa ra những quy định tiêu chuẩn cụ thể trong cụm công nghiệp làng nghề.

Cần có sự thực thi đồng bộ giữa các chính sách với nhau như chính sách về thị trường tiêu thụ, chính sách về vốn, về kỹ thuật công nghệ, về lao động làng nghề, chính sách về thuế, chính sách về khuyến khích và thu hút đầu tư tại các làng nghề,....

c. Giải pháp về giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất cho các hộ sản xuất, các cơ sở sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh như:

- Kéo dài thời gian thuê đất cho các hộ sản xuất tại các cụm công nghiệp làng nghề trên 50 năm hoặc cho thuê lâu dài để các hộ yên tâm đầu tư vào xây dựng cơ sở sản xuất, trang thiết bị máy móc hiện đại.

- Cần xem xét tính toán các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý ô nhiễm để đưa ra giá thuê mặt bằng hợp lý. Đồng thời tạo điều kiện để các hộ trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất hàng năm trong một thời gian nhất định khoảng 10 năm rồi sau đó trả tiền thuê đất một lần cho thời gian còn lại khi sản xuất ở cụm công nghiệp làng nghề của cơ sở sản xuất đó đi vào ổn định. Bên cạnh đó chính

quyền địa phương cần đưa ra những ưu đãi về giá thuê đất để khuyến khích các hộ sản xuất thuê đất tại cụm công nghiệp làng nghề.

- Cần hướng dẫn, rút ngắn thời gian, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất sản xuất kinh doanh tại các cụm công nghiệp làng nghề. Nếu quỹ đất của xã đã hết cần điều chỉnh để có thể tạo điều kiện sử dụng quỹ đất của xã lân cận để chuyển mục đích sang đất kinh doanh.

d. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm nghề

Song song với việc mở rộng phát triển làng nghề thì cần phải đào tạo phát triển nguồn nhân lực làm nghề. Theo truyền thống truyền nghề từ xa xưa thì việc truyền nghề chủ yếu là được truyền nghề từ đời này sang đời khác trong cùng gia đình hoặc dòng họ. Do đó thời gian học nghề khá dài và số lượng được truyền nghề khá ít. Vì vậy, Luận văn kiến nghị một số giải pháp mở rộng một số hình thức đào tạo nghề như sau:

- Phát triển nhanh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất, phải coi trọng khả năng đào tạo, bồi dưỡng lớp thợ trẻ kế cận trong tương lai. Tăng tỷ lệ lao động có nghề nghiệp được đào tạo theo hệ chính quy có chất lượng làm nòng cốt cho các cơ sở sản xuất và là lực lượng kế cận tiếp thu các bí quyết của làng nghề truyền thống bằng cách hoàn thiện chính sách của nhà nước về lao động và đào tạo nghề để thu hút đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề.

- Bên cạnh việc tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho các làng nghề, cần đi đôi với bảo tồn và nâng cao trình độ của các nghệ nhân để họ có thể sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới;

- Đầu tư cơ sở vật chất nhà xưởng, trường lớp cho công tác đào tạo và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy.

e. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ

Đổi mới công nghệ, hiện đại hóa kỹ thuật sản xuất là giải pháp tăng nhanh năng xuất lao động, sản phẩm vừa mang tính hiện đại và tinh xảo, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Nhà nước có thể giúp đỡ các đơn vị sản xuất kinh doanh bằng các biện pháp hỗ trợ sau:

- Phổ biến kiến thức về kỹ năng sử dụng công nghệ một cách thường xuyên thông qua các hình thức khác nhau và bằng nhiều phương tiện.

- Nhà nước thực hiện những chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay cho các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc cụm công nghiệp làng nghề khi các đơn vị đầu tư máy móc thiết bị đổi mới công nghệ.

- Thúc đẩy làng nghề quan hệ với các tổ chức khoa học nghiên cứu công nghệ cho các làng nghề.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ tiếp cận, hỗ trợ về mặt kỹ thuật và công nghệ cho các làng nghề hoạt động.

f. Giải pháp về giải quyết các vấn đề môi trường làng nghề

Để phát triển và mở rộng làng nghề bền vững thì việc bảo vệ môi trường làng nghề là rất quan trọng. Để đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề luận văn kiến nghị một số giải pháp sau:

- Thực hiện một cách đồng bộ cùng với giải pháp về quản lý và sử dụng đất hợp lý. Đặc biệt coi trọng những giải pháp tạo mặt bằng sản xuất, giảm sức ép lớn trong khu dân cư. Tăng cường những chính sách khuyến khích phát triển cụm công nghiệp làng nghề. Kiểm soát chặt chẽ về sử dụng đất, tránh tình trạng phát sinh ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư. Cần tạo quy đất để trồng cây xanh xen vào khu dân cư.

- Công nghệ sản xuất: Đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến đảm bảo an toàn và ít gây ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường công tác quản lý môi trường ở địa phương, có thêm sự tham gia của người dân trong ban quản lý môi trường của địa phương để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống của chính họ. Bố trí lực lượng thu gom rác thải làng nghề và ký kết hợp đồng với Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Nam Thăng Long để vận chuyển rác thải làng nghề đến nơi quy định và xử lý rác thải theo quy trình đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra hàng năm, thực hiện kế hoạch khơi thông cống rãnh, tạo môi trường thoát nước thông thoáng.

- Chính quyền địa phương cần sử dụng những biện pháp hành chính thích hợp đối với những trường hợp cố ý làm trái, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về pháp luật và các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường nhằm giáo dục nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường và chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.

3.3.2. Giải pháp đối với những xã có dự án xây dựng khu công nghiệp

Trên địa bàn huyện có 01 dự án xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội với quy mô khoảng 600 ha thuộc xã Đại Xuyên, tương lai sẽ thu hút khoảng 200 nhà đầu tư lớn nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực CNHT và một số ngành công nghiệp lắp ráp tạo thành các chuỗi giá trị hoàn chỉnh ngay trong nội bộ Khu công nghiệp. Theo đó Khu công nghiệp - Đô thị này sẽ thu hút khoảng 30.000 việc làm mới cho lao động địa phương và các tỉnh lân cận, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên vì mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, phát triển.

Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, dự án sẽ sử dụng 150,3 ha chủ yếu chuyển từ đất lúa sang. Tuy nhiên đến năm 2014, diện tích đất khu công nghiệp tăng không đáng kể so với năm 2010 (tăng 19,02 ha). Điều này thể hiện tiến độ thực hiện dự án là tương đối chậm. Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải quyết các vấn đề khi người dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án, luận văn kiến nghị một số giải pháp sau:

a. Giải pháp thu hút vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án

Tăng cường công tác tuyên truyền, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước biết đến các điều kiện thuận lợi của dự án như:

- Vị trí dự án hết sức chiến lược, nằm trên trục cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ - Ninh Bình (Quốc lộ 1A mới) và quốc lộ 1A cũ, là cửa ngõ phía Nam Thủ đô Hà Nội, nơi có tuyến đường cao tốc nối đường Hồ Chí Minh với đường Quốc lộ 5B đi Hải Phòng, cách cảng Hải Phòng 85km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 60km, đi Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc, miền Nam Việt Nam và các nước Asian bằng các tuyến đường cao tốc hết sức thuận lợi.

- Dự án sẽ tập trung thu hút đầu tư vào các nhóm ngành CNHT thuộc các lĩnh vực: Cơ khí chế tạo, dệt may, da – giầy, điện tử - tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô,... và một số ngành công nghiệp khác. Các nhà đầu tư hoạt động trong Khu công nghiệp này sẽ nhận được các ưu đãi đặc biệt và sự hỗ trợ từ mọi phía trong suốt quá

trình hoạt động như: thu xếp nguồn tài chính, tuyển dụng và đào tạo lao động, hợp tác trao đổi công nghệ, định hướng và liên kết sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp,...

b. Giải pháp xây dựng khu tái định cư khi nhân dân bị thu hồi đất

- Để giải quyết được nhu cầu sử dụng đất của nhân dân phục vụ công tác tái định cư, góp phần thực hiện dự án đầu tư thì huyện và chủ đầu tư cần phải quy hoạch khu tái định cư một các hoàn chỉnh và đồng bộ ngày từ bước đầu;

- Để giải quyết tốt vấn đề tái định cư thì UBND huyện phải lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng chi tiết, quy hoạch tổng thể và thực hiện xây dựng các khu tái định cư tập trung, đồng bộ về hạ tầng trước khi quyết định thu hồi đất nhằm đảm bảo ổn định nơi ở và đời sống của người dân bị thu hồi đất ở. Để lấy kinh phí hỗ trợ cho việc xây dựng các khu tái định cư thì có thể lấy một phần quỹ đất dành cho quy hoạch xây dựng nhà ở đem tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất ở hoặc các dự án nhà ở. Để giải quyết tốt các vấn đề, trước khi phê duyệt và xây dựng tái định cư thì phương án tái định cư phải công khai lấy ý kiến nhân dân, tránh tình trạng gây bức xúc trong nhân dân.

c. Giải pháp đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

- Trước khi thực hiện dự án, cần khoanh vùng chỉ ra những phạm vi đất nông nghiệp không được chuyển mục đích, các chỉ tiêu sử dụng đất hợp lý phù hợp với sự phát triển của địa phương;

- Đối với lớp đất mặt, đất mầu khi đã thi công công trình thì sẽ không phục hồi lại được, rất lãng phí, đề nghị có phương án bóc, di chuyển lớp đất mặt đến những vùng đất nông nghiệp trũng để cải thiện độ màu mỡ, phì nhiêu của đất.

d. Giải pháp việc làm cho nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp

Khi nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, nghĩa là công cụ lao động của người nông dân không còn. Vậy làm thế nào để người nông dân có việc làm mới để đảm bảo cuộc sống hàng ngày khi mà trình độ của người lao động còn nhiều hạn chế, số lao động quá tuổi tuyển dụng chiếm tỷ trọng lớn, nhận thức của một bộ phận lao động còn thụ động,.... Do vậy để giải quyết vấn đề việc làm cho người nông dân có đất bị thu hồi đòi hỏi phải có những biện pháp thiết thực, cụ thể và mang tính bắt buộc cao, đồng thời phải quan tâm đến lợi ích lâu dài của người dân, đảm bảo cuộc sống của họ sau khi mất đất sản xuất. Luận văn kiến nghị một số giải pháp sau:

- Nhà nước cần có chính sách cụ thể giúp người nông dân tìm kiếm việc làm mới, ổn định như:

+ Hỗ trợ, cho vay ưu đãi để họ đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển nghề mới và học nghề mới;

+ Khuyến khích phát triển các nghề thủ công truyền thống, nghề phụ, nghề phụ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

+ Đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu lao động, trong đó chú trọng tuyển dụng lao động bị thu hồi đất.

- Có chính sách tạo việc làm riêng đối với người lao động từ độ tuổi 35 trở lên, ít có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất như Nhà nước dành một phần đất trong hoặc sát với khu công nghiệp cấp cho họ để họ tổ chức hoạt động dịch vụ như cho thuê nhà trọ, bán hàng tạp hóa, quán ăn,...phục vụ nhu cầu của công nhân trong khu công nghiệp.

- Cải cách hệ thống hướng nghiệp và đào tạo nghề theo hướng hiện đại, gắn dạy nghề với yêu cầu của sản xuất kinh doanh và thị trường lao động.

- Có chế tài xử lý "quy hoạch treo", "dự án treo" làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập và đời sống của người bị thu hồi đất.

3.3.3. Giải pháp đối với những xã làm nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, huyện sẽ có 05 dự án phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (tại xã Phượng Dực, Tri Thủy, Minh Tân, Đại Thắng, Phúc Tiến) với diện tích khoảng 100 ha để phục vụ nhu cầu nông sản sạch trong và ngoài huyện cũng như nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch dùng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011-2020 (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)