Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU HAI THANH (Trang 26 - 29)

7. Cấu trúc của chuyên đề

2.2.1.2.Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Dựa trên bảng 2: Bảng phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn giai đoạn 2005-2008 (trong Phụ lục bảng biểu).

Cơ cấu nguồn vốn là vấn đề đáng để các chủ doanh nghiệp quan tâm bởi vì thông qua đó sẽ thấy được tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Đồ thị 3: Đồ thị tình hình Nợ phải trả của công ty giai đoạn 2005-2008 .

Từ bảng phân tích ta thấy tài sản doanh nghiệp đa phần nhận được nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ phải trả, đây là vấn đề bình thường đối với một doanh nghiệp bước đầu hoạt động. Nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể ở năm 2006 cứ 100 đồng tài sản thì có 72,49 đồng nợ phải trả tài trợ (tức giảm 4,23 đồng so với năm 2005), trong đó có 56,9 đồng nợ ngắn hạn (tức tăng 4,09 đồng nợ ngắn hạn so với năm 2005) và 15,59 đồng nợ dài hạn (tức giảm 8,32 đồng nợ dài hạn so với năm 2005). Đến năm 2007 cứ 100 đồng tài sản nhận được sự tài trợ bằng 79,26 đồng nợ phải trả, cụ thể là 67,91 đồng nợ ngắn hạn và 11,35 đồng nợ dài hạn. Nhìn chung nợ ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm do công ty đang tăng cường vay vốn để trang trải quá trình thiếu hụt vốn của mình.

Đến thời điểm cuối năm 2008, cứ 100 đồng tài sản thì có 64,52 đồng nợ phải trả tài trợ trong đó nợ ngắn hạn là 57,27 đồng và nợ dài hạn là 7,25 đồng. Như vậy về mặt kết cấu thì nợ phải trả cuối năm 2008 đã giảm 14,75% so với năm 2007. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang thì ta thấy giá trị nợ phải trả cũng giảm 24.110.844.511 đồng, tức giảm 26,88%, cho thấy khả năng kinh doanh của công ty đang có chiều hướng tốt và cố gắng thanh toán các khoản vay nợ của mình.

Từ đây ta tiến hành phân tích vốn tín dụng và nguồn vốn đi chiếm dụng năm 2008.

Dựa trên bảng 3: Bảng phân tích vốn tín dụng và nguồn vốn đi chiếm dụng giai đoạn 2005-2008 (trong Phụ lục bảng biểu).

Như vậy, qua bảng phân tích vốn tín dụng và nguồn vốn đi chiếm dụng, ta thấy nguồn vốn tín dụng trong giai đoạn 2005-2007 tăng nhanh, trong đó chủ yếu là do công ty tăng các khoản vay ngắn hạn và giảm các khoản vay dài hạn, đây là hiện tượng hợp lý vì trong giai đoạn này công ty đang mở rộng hoạt động mà lượng vốn lại có hạn, không đủ trang trải để phục vụ kinh doanh. Vì vậy công ty đã có sự điều chỉnh hợp lý trong năm 2008 để đảm bảo khả năng chi trả tốt hơn. Đối với nguồn vốn đi chiếm dụng từ năm 2005 đến năm 2007 công ty chưa tận dụng được hiệu quả của nguồn vốn chiếm dụng tạm thời theo hướng có lợi không phải trả lãi vay, nên sang năm 2008 công ty đã tạo được uy tín kinh doanh, tận dụng được nguồn vốn tạm thời để bổ sung vốn kinh doanh.

Nguồn vốn chủ sở hữu:

Đồ thị 4: Đồ thị tình hình Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty giai đoạn 2005- 2008 .

Nguồn vốn chủ sở hữu ở năm 2006 là 26.111.832.756 đồng, tức tăng 57,34% so với năm 2005, đây là biểu hiện rất tích cực cho mức độ tự chủ tài chính của công ty và củng cố thêm mức độ tin tưởng cho nhà cho vay. Tuy nhiên đến năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu giảm 10,14% so với năm 2006, nguyên nhân do mức độ bổ sung lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 85,13% so với năm 2006. Điều này nói lên rằng công ty gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và mức độ

tự chủ tài chính của mình do lệ thuộc quá nhiều vào vốn vay và khả năng bổ sung vốn từ lợi nhuận giữ lại còn thấp.

Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2008 là 36.058.285.848 đồng, tức tăng 53,68% so với năm 2007. Nguyên nhân là do chủ doanh nghiệp đã tăng thêm nguồn vốn 12.000.000.000 đồng và từ chính lợi nhuận chưa phân phối tăng 128,63% được bổ sung thêm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu tốt nhằm tăng mức độ tự chủ tài chính cho công ty.

 Qua phân tích trên chứng tỏ công ty đang hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên mức độ tự chủ tài chính của công ty vẫn còn thấp hơn nợ phải trả trong tổng nguồn vốn. Do đó trong những năm tiếp theo công ty cần đề ra hướng giải quyết thích hợp.

Nhận xét:

Nhìn vào bảng kết cấu nguồn vốn của công ty ta nhận thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty chưa thực sự hiệu quả, sự phân bổ và sử dụng nguồn vốn không được hợp lý. Tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu còn chậm, do vậy phải chịu áp lực thanh toán, đó là tác động của đòn cân nợ. Nguyên nhân là do công ty mới được thành lập nên chưa huy động được nhiều vốn, nguồn vốn chủ sở hữu bị hạn chế.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU HAI THANH (Trang 26 - 29)