Những hạn chế tác động đến tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU HAI THANH (Trang 66 - 67)

7. Cấu trúc của chuyên đề

3.1.3. Những hạn chế tác động đến tình hình tài chính của công ty

Dự báo tình hình kinh tế thế giới các năm tiếp theo có nhiều tác động đến kinh tế Việt Nam

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tác động đến nền kinh tế các quốc gia, và mọi lĩnh vực sản xuất. Trong đó xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng nhất, ở tất cả các mặt như: thị trường, giá cả, thanh toán và nguồn hàng. Về thị trường xuất khẩu thì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là EU, ASEAN, Nhật Bản. Như vậy trong điều kiện những thị trường lớn nhất do kinh tế bị suy thoái, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, thì các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta sẽ gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, hàng Việt Nam bị cạnh tranh ngày càng khốc liệt bởi hàng xuất khẩu cùng loại của các nước. Đối với mặt hàng thực phẩm xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ thì khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải có thể kể đến là Đạo luật nông nghiệp 2008 của Mỹ yêu cầu chứng nhận quy trình sản xuất chế biến cá tra, ba sa…từ các nước xuất khẩu.

Khó khăn từ cơ cấu vốn của công ty

Nhìn chung công ty đang trong giai đoạn mở rộng phát triển, nên nhu cầu huy động vốn là vấn đề rất quan trọng, trong khi nguồn vốn chủ sở hữu lại có hạn. Vì thế vay và nợ ngắn hạn là giải pháp được công ty lựa chọn. Có thể thấy việc sử dụng đòn cân nợ đã phát huy tác dụng, góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty song điều này đã làm công ty quá lệ thuộc vào nguồn vốn vay và tỷ số nợ của công ty khá cao trong giai đoạn 2005-2007. Mức độ sử dụng nợ vay càng cao thì áp lực thanh toán càng đặt nặng, bởi nếu tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn so với tốc độ sử dụng nợ của công ty thì khả năng trả lãi vay sẽ giảm.

Do công ty sử dụng nợ vay là chủ yếu nên mức độ giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Điều này thể hiện công ty chưa chủ động trong việc huy động vốn đầu tư vào công ty mà chỉ dựa vào nguồn vay nợ là chủ

Tình hình thanh toán và khả năng thanh khoản

Thứ nhất: Tình hình dự trữ tiền mặt tại đơn vị

Khó khăn này do công ty chưa tính toán chính xác lượng dự trữ tiền tại đơn vị nên tình hình thanh toán nhanh bằng tiền của công ty chưa được tốt lắm, đến cuối năm 2008 lượng tiền mặt tồn quỹ có xu hướng giảm dần so với trước.

Thứ hai: Tình hình thu hồi các khoản phải thu

Tình hình thanh toán của công ty gặp nhiều khó khăn do các khoản phải thu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng của các khoản phải trả, mặc dù công ty có nhiều cố gắng trong việc thu hồi nợ. Trong khi đó, các khoản phải trả của công ty có xu hướng tăng rất nhanh, đặc biệt là trong giai đoạn 2005-2007, cho thấy yêu cầu thanh toán của công ty ngày càng tăng, làm tăng sức ép lên tình hình thanh toán.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU HAI THANH (Trang 66 - 67)