7. Cấu trúc của chuyên đề
2.7.1. Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Dựa trên bảng 15, bảng 16 và bảng 17 để phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (trong Phụ lục bảng biểu).
hoạt động kinh doanh tăng 649,67% và dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh tăng 530,80%. Tỷ trọng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2006 là 0,70% (tức tăng 0,19% so với năm 2005), như vậy năm 2006 công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm được quan tâm, công tác quản lý chi phí tốt điều này làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh là 0,69% thấp hơn dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh là 0,71% cho thấy các khoản cần chi trả cũng tăng lên.
Giai đoạn 2006-2008: Trong giai đoạn này tỷ trọng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh liên tục giảm nhanh. Cụ thể dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của năm 2007 chiếm 0,48% (tức giảm 0,22% so với năm 2006), dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh là 0,46% (tức giảm 0,23% so với năm 2006) và dòng tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh là 0,49% (tức giảm 0,22% so với năm 2006). Nguyên nhân do các khoản chi trả như tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ, chi trả cho người lao động, và chi trả lãi vay đều tăng so với năm 2006.
Đến năm 2008 tỷ trọng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là 0,14% (tức giảm 0,34% so với năm 2007), tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh là 0,19% cao hơn tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh là 0,08% và đủ bù đắp cho hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân là do tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh của năm 2008 giảm 0,27% so với năm 2007 và tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh cũng giảm 0,42% so với năm 2007.
2.7.2. Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ
Dựa trên bảng 18, bảng 19, bảng 20 để phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư (trong Phụ lục bảng biểu).
Giai đoạn 2005-2006: Dòng tiền phát sinh từ các hoạt động đầu tư của công ty trong năm 2006 là 6.643.463.822 đồng (tức tăng 396,11% so với năm 2005) do công ty đã đầu tư vào tài sản cố định và các TSDH khác nên dòng tiền chi đầu tư đầu tư là 6.643.463.822 đồng và không phát sinh dòng tiền thu tưừ hoạt động đầu tư.
Giai đoạn 2006-2007: Dòng tiền từ hoạt động đầu tư trong năm 2007 là 333.190.766 đồng (tức giảm 94,98% so với năm 2006), dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư tăng 166.595.383 đồng từ tiền thu được lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia, đồng thời dòng tiền chi để đầu tư cũng giảm so với năm 2006, do công ty không đầu tư nhiều vào tài sản cố định mà sử dụng tiếp các tài sản hiện có.
Giai đoạn 2007-2008: Dòng tiền từ hoạt động đầu tư ở năm 2008 là 641.605.547 đồng (tức tăng 184,50% so với năm 2007). Nguyên nhân trong năm 2008 công ty tăng cường đầu tư vào tài sản cố định nên dòng tiền từ chi từ hoạt động đầu tư tăng 902,47% so với năm 2007 và dòng tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia giảm 71,60% so với năm 2007.
Tuy nhiên từ bảng phân tích ta thấy dòng tiền từ hoạt động đầu tư qua 4 năm chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dòng tiền từ các hoạt động của công ty.
2.7.3. Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính
Dựa trên bảng 21, bảng 22, bảng 23 để phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính (trong Phụ lục bảng biểu).
Giai đoạn 2005-2006: Dòng tiền từ hoạt động tài chính của công ty trong năm 2006 của công ty là 400.033.701.409 đồng (tức tăng 201,78% so với năm 2005), chiếm tỷ trọng 0,29% trong tổng dòng tiền lưu chuyển từ các hoạt động. Trong đó dòng tiền thu từ hoạt động tài chính là 209.677.670.478 đồng (tức tăng 186,20% so với năm 2005), chiếm tỷ trọng 0,31%, chủ yếu từ tiền thu từ nhận góp vốn của chủ sở hữu và từ tiền vay ngắn hạn, vay dài hạn nhận được. Dòng tiền chi từ hoạt động tài chính của công ty là 190.356.030.931 đồng (tức tăng 221,04% so với năm 2005), chiếm tỷ trọng 0,28%, các khoản chi trả từ tiền chi trả nợ gốc vay và tiền lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.
Giai đoạn 2006-2007: Dòng tiền từ hoạt động tài chính trong năm 2007 là 508.706.479.078 đồng (tức tăng 27,17% so với năm 2006), tỷ trọng dòng tiền từ hoạt động tài chính của năm 2007 là 0,52% (tức tăng 0,23% so với năm 2006).
hoạt động tài chính đều tăng lên. Cụ thể, dòng tiền thu từ hoạt động tài chính năm 2007 là 261.809.599.467 đồng (tức tăng 24,86% so với năm 2006), dòng tiền chi từ hoạt động tài chính của năm 2007 là 246.896.879.611 đồng (tức tăng 29,70% so với năm 2006). Theo kết quả tính toán, tỷ trọng dòng tiền từ hoạt động tài chính là 0,52%, tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính là 0,54% và tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động tài chính là 0,51%, chứng tỏ công ty đang phát triển tốt, nhận được sự hỗ trợ đầu tư từ chủ công ty và từ nguồn vốn vay.
Giai đoạn 2007-2008: Trong năm 2008 dòng tiền từ hoạt động tài chính là 457.694.440.477 đồng (tức giảm 10,03% so với năm 2007), tỷ trọng dòng tiền từ hoạt động tài chính là 0,86% (tức tăng 0,34% so với năm 2007). Nguyên nhân do dòng tiền thu từ hoạt động tài chính giảm 15,67% so với năm 2007, dòng tiền chi từ hoạt động tài chính giảm 4,05% so với năm 2007. Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính là 0,81% (tức tăng 0,27% so với năm 2007) nhưng dòng tiền chi từ hoạt động tài chính lại chiếm đến 0,92%.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU HAI THANH
3.1. Nhận xét chung
3.1.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Tốc độ tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm
Theo báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2006 và trong năm 2007 thì lĩnh vực xuất khẩu là lĩnh vực tăng trưởng khá nhanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP của nước ta (GDP của Việt Nam trong năm 2006 đạt được 8,2%, và GDP trong năm 2007 đạt 8,5%). Như vậy đây là giai đoạn khá thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Hai Thanh trong nỗ lực tiếp cận được với các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Điều này thể hiện qua doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Hai Thanh có sự tăng trưởng tương đối nhanh qua các năm, trong đó tăng cao nhất là năm 2007 đạt 212.992.435.649 đồng, tương ứng tăng 14,84% so với năm 2006. Trong đó doanh thu xuất khẩu tăng mạnh, đã đóng góp nhiều vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty, điều này chứng tỏ công ty đã không ngừng đàm phán, tích cực tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ kinh tế nhằm gia tăng xuất khẩu, đồng thời thể hiện chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao, tạo được uy tín trên thị trường.
Hiệu quả sử dụng tốt chi phí
Bên cạnh đó hiệu quả sử dụng tốt chi phí như tiết kiệm các khoản chi phí hợp lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời hạ thấp giá thành tạo lợi thế cạnh tranh đã giúp tăng hiệu quả tài chính của công ty qua các năm, góp phần nâng cao lợi nhuận. Nổi bật là lợi nhuận của công ty trong năm 2008 đạt tăng trưởng 31,10% so với năm 2007, mặc dù chịu không ít tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.
Do đặc thù của công ty là hình thức TNHH nên khả năng tiếp cận thị trường vốn còn nhiều hạn chế, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu có phần hạn chế nên công ty đã sử dụng chính sách đòn cân nợ nhằm gia tăng lợi nhuận. Thực tế đã minh chứng việc sử dụng hiệu quả đòn cân nợ qua các năm của công ty, bằng việc góp phần không nhỏ trong việc gia tăng lợi nhuận và vẫn có khả năng trang trải cho các khoản nợ của mình. Nhìn vào kết cấu nợ của công ty dễ dàng nhận thấy đa phần các khoản nợ là từ nợ ngắn hạn, ưu điểm từ hình thức này là lãi suất của các khoản vay ngắn hạn thường thấp hơn các khoản vay dài hạn nên được công ty lựa chọn.
3.1.2. Hiệu quả từ công tác quản lý và tài chính-kế toán của công ty
Hiệu quả về công tác quản lý và điều hành của công ty
Việc tổ chức, phân bổ nhân sự giữa các phòng ban rõ ràng và có sự tham mưu ý kiến lẫn nhau, đặc biệt là phòng kế toán và phòng kinh doanh đã làm cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn.
Bộ máy quản lý hiệu quả, lực lượng lao động sản xuất được phân công bố trí ngày càng hợp lý hơn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao luôn hoạt động tích cực và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiệu quả từ công tác tổ chức tài chính-kế toán của công ty
Công ty luôn tuân thủ một cách triệt để các quy định và các chuẩn mực kế toán được ban hành, luôn có sự tham mưu lẫn nhau giữa kế toán trưởng và các nhân viên kế toán về hạch toán kinh tế một cách chặt chẽ và đúng chế độ.
Công ty thường xuyên phổ biến tập huấn các chuẩn mực kế toán mới, các qui định kế toán mới ban hành.
Thực hiện nghiêm túc việc ghi chép, mở sổ kế toán theo đúng qui định và làm tốt công tác lưu trữ, bảo quản các tài liệu, sổ sách kế toán.
Các nhân viên kế toán có nghiệp vụ chuyên môn cao và năng động, nhiệt tình trong công việc.
3.1.3. Những hạn chế tác động đến tình hình tài chính của công ty
Dự báo tình hình kinh tế thế giới các năm tiếp theo có nhiều tác động đến kinh tế Việt Nam
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tác động đến nền kinh tế các quốc gia, và mọi lĩnh vực sản xuất. Trong đó xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng nhất, ở tất cả các mặt như: thị trường, giá cả, thanh toán và nguồn hàng. Về thị trường xuất khẩu thì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là EU, ASEAN, Nhật Bản. Như vậy trong điều kiện những thị trường lớn nhất do kinh tế bị suy thoái, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, thì các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta sẽ gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, hàng Việt Nam bị cạnh tranh ngày càng khốc liệt bởi hàng xuất khẩu cùng loại của các nước. Đối với mặt hàng thực phẩm xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ thì khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải có thể kể đến là Đạo luật nông nghiệp 2008 của Mỹ yêu cầu chứng nhận quy trình sản xuất chế biến cá tra, ba sa…từ các nước xuất khẩu.
Khó khăn từ cơ cấu vốn của công ty
Nhìn chung công ty đang trong giai đoạn mở rộng phát triển, nên nhu cầu huy động vốn là vấn đề rất quan trọng, trong khi nguồn vốn chủ sở hữu lại có hạn. Vì thế vay và nợ ngắn hạn là giải pháp được công ty lựa chọn. Có thể thấy việc sử dụng đòn cân nợ đã phát huy tác dụng, góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty song điều này đã làm công ty quá lệ thuộc vào nguồn vốn vay và tỷ số nợ của công ty khá cao trong giai đoạn 2005-2007. Mức độ sử dụng nợ vay càng cao thì áp lực thanh toán càng đặt nặng, bởi nếu tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn so với tốc độ sử dụng nợ của công ty thì khả năng trả lãi vay sẽ giảm.
Do công ty sử dụng nợ vay là chủ yếu nên mức độ giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Điều này thể hiện công ty chưa chủ động trong việc huy động vốn đầu tư vào công ty mà chỉ dựa vào nguồn vay nợ là chủ
Tình hình thanh toán và khả năng thanh khoản
Thứ nhất: Tình hình dự trữ tiền mặt tại đơn vị
Khó khăn này do công ty chưa tính toán chính xác lượng dự trữ tiền tại đơn vị nên tình hình thanh toán nhanh bằng tiền của công ty chưa được tốt lắm, đến cuối năm 2008 lượng tiền mặt tồn quỹ có xu hướng giảm dần so với trước.
Thứ hai: Tình hình thu hồi các khoản phải thu
Tình hình thanh toán của công ty gặp nhiều khó khăn do các khoản phải thu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng của các khoản phải trả, mặc dù công ty có nhiều cố gắng trong việc thu hồi nợ. Trong khi đó, các khoản phải trả của công ty có xu hướng tăng rất nhanh, đặc biệt là trong giai đoạn 2005-2007, cho thấy yêu cầu thanh toán của công ty ngày càng tăng, làm tăng sức ép lên tình hình thanh toán.
3.2. Giải pháp-kiến nghị
Kiến nghị về phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh của công ty
Thứ nhất: Tạo dựng thƣơng hiệu trong lòng khách hàng
Công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Hai Thanh hoạt động trong môi trường ngành vốn có nhiều cạnh tranh. Vì thế xây dựng cho mình một hình ảnh riêng hay tạo dựng thương hiệu là vấn đề khá quan trọng, nó tạo nên sự quen thuộc cho khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Để làm được như vậy đòi hỏi công ty tăng cường quảng bá, giới thiệu để sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng. Theo nghiên cứu của các công ty nghiên cứu thị trường thì hình thức phân phối bán lẻ sẽ dễ dàng đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng, do vậy trên cơ sở bố trí mạng lưới bán ra hợp lý, cần chú ý cải tiến phương thức bán hàng và làm tốt công tác tiếp thị thu hút sự chú ý của khách hàng.
Đi cùng chiến lược marketing phù hợp là phương châm đặt chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ cung ứng lên hàng đầu.
Thứ hai: Phƣơng hƣớng tối đa hoá lợi nhuận trong doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan (giá cả, thị trường, chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế…) và chủ quan (trình độ tổ chức quản lý kinh doanh…). Một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, có triển
vọng phát triển sẽ có ưu thế nhận được sự đầu tư thuận lợi. Do vậy để tăng lợi nhuận hợp lý, công ty có thể thực hiện các hướng sau đây:
- Trên cơ sở nắm vững nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, tiến hành mua hàng hóa, nguyên vật liệu phù hợp với nhu cầu khách hàng nhằm đảm bảo cho khâu tiêu thụ dễ dàng, phương thức mua hàng thuận tiện, giá cả hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất phục vụ người tiêu dùng, góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho công ty.
- Khai thác nắm chắc nguồn hàng là điều kiện rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đảm bảo cho việc thực hiện tốt hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm nên công ty cần xây dựng mô hình quản lý thích hợp cho từng loại nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa, nhằm tiết kiệm chi phí cấp đông, bảo quản, tránh hao hụt hàng hóa ngoài định mức.
- Tích cực cải tiến cơ cấu mặt hàng, mạng lưới kinh doanh, phương thức bán, giá cả, công tác điều động, phân phối hàng, phương thức thanh toán. - Bên cạnh lĩnh vực sản xuất, công ty có thể mở rộng các hoạt động đầu tư
như: đầu tư hiệu quả vào hoạt động tài chính, mở rộng liên doanh, liên kết…nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận. Quan trọng nhất là công ty phải tính toán, lựa chọn phương án đầu tư kinh doanh khả thi.
Thứ ba: Không ngừng hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý
Hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý nhằm tăng năng suất lao động, phục vụ tốt