7. Cấu trúc của chuyên đề
3.2. Giải pháp-kiến nghị
Kiến nghị về phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh của công ty
Thứ nhất: Tạo dựng thƣơng hiệu trong lòng khách hàng
Công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Hai Thanh hoạt động trong môi trường ngành vốn có nhiều cạnh tranh. Vì thế xây dựng cho mình một hình ảnh riêng hay tạo dựng thương hiệu là vấn đề khá quan trọng, nó tạo nên sự quen thuộc cho khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Để làm được như vậy đòi hỏi công ty tăng cường quảng bá, giới thiệu để sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng. Theo nghiên cứu của các công ty nghiên cứu thị trường thì hình thức phân phối bán lẻ sẽ dễ dàng đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng, do vậy trên cơ sở bố trí mạng lưới bán ra hợp lý, cần chú ý cải tiến phương thức bán hàng và làm tốt công tác tiếp thị thu hút sự chú ý của khách hàng.
Đi cùng chiến lược marketing phù hợp là phương châm đặt chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ cung ứng lên hàng đầu.
Thứ hai: Phƣơng hƣớng tối đa hoá lợi nhuận trong doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan (giá cả, thị trường, chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế…) và chủ quan (trình độ tổ chức quản lý kinh doanh…). Một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, có triển
vọng phát triển sẽ có ưu thế nhận được sự đầu tư thuận lợi. Do vậy để tăng lợi nhuận hợp lý, công ty có thể thực hiện các hướng sau đây:
- Trên cơ sở nắm vững nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, tiến hành mua hàng hóa, nguyên vật liệu phù hợp với nhu cầu khách hàng nhằm đảm bảo cho khâu tiêu thụ dễ dàng, phương thức mua hàng thuận tiện, giá cả hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất phục vụ người tiêu dùng, góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho công ty.
- Khai thác nắm chắc nguồn hàng là điều kiện rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đảm bảo cho việc thực hiện tốt hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm nên công ty cần xây dựng mô hình quản lý thích hợp cho từng loại nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa, nhằm tiết kiệm chi phí cấp đông, bảo quản, tránh hao hụt hàng hóa ngoài định mức.
- Tích cực cải tiến cơ cấu mặt hàng, mạng lưới kinh doanh, phương thức bán, giá cả, công tác điều động, phân phối hàng, phương thức thanh toán. - Bên cạnh lĩnh vực sản xuất, công ty có thể mở rộng các hoạt động đầu tư
như: đầu tư hiệu quả vào hoạt động tài chính, mở rộng liên doanh, liên kết…nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận. Quan trọng nhất là công ty phải tính toán, lựa chọn phương án đầu tư kinh doanh khả thi.
Thứ ba: Không ngừng hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý
Hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý nhằm tăng năng suất lao động, phục vụ tốt cho người tiêu dùng, bên cạnh việc nghiên cứu mua hàng hóa, nguyên vật liệu theo giá cả hợp lý, công ty có thể hạ thấp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí vận chuyển bốc dỡ, bảo quản, phân loại, chọn lọc đóng gói, bao bì…Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh dựa trên hai hướng sau:
Thứ tƣ: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận
Định kỳ tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, qua đó thấy được nguyên nhân làm tăng, giảm lợi nhuận, xem xét các nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động đến, từ đó có biện pháp quản lý thích hợp.
Thứ năm: Định hƣớng phát triển trong tƣơng lai
Để hạn chế những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nhằm mục tiêu tăng trưởng doanh thu xuất khẩu trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, đồng thời chú trọng nhiều hơn đến công tác dự báo giá cả, xu hướng thị trường và cơ cấu lại những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Bên cạnh đó công ty cần tăng cường cập nhật thông tin, kịp thời nắm bắt những thay đổi về chính sách, quy định của các nước nhập khẩu…từ đó đưa ra các biện pháp ứng phó thích hợp.
Kiến nghị về công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn
Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của công ty, có thể thấy rằng mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực không ngừng, nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được công ty vẫn còn bộc lộ một số hạn chế tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong hiểu biết có giới hạn của mình em xin được đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý tài chính như sau:
Thứ nhất: Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý
- Qua phân tích tình hình thực tế nhận thấy khó khăn về tài chính của công ty một phần do tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong quy mô tổng nguồn vốn, trong khi tỷ trọng của nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng tương đối lớn.
- Với chính sách tài trợ như thế, cộng với khoản nợ dài hạn của công ty thấp, công ty cần xác định nhu cầu vốn thích hợp như: cần bao nhiêu vốn, thời gian thu hồi vốn là bao lâu, cần tính toán chi phí sử dụng vốn cho từng mục đích…từ đó cân đối huy động nợ ngắn hạn, nợ dài hạn phù hợp hơn.
- Do nguồn vốn tự có còn hạn chế nên cơ cấu vốn mà công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Hai Thanh lựa chọn là cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ vay, nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Việc sử dụng đòn cân nợ sẽ giúp công ty gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi công ty hoạt động có hiệu quả, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng mức độ rủi ro, ảnh hưởng đến khả năng chi trả của công ty. Chính vì thế trong thời gian tới, công ty nên giảm bớt nợ vay, thay vào đó là nhanh chóng thu hồi các khoản nợ từ khách hàng để kịp thời đưa vốn vào sản xuất.
- Song song với giải pháp tích cực thu hồi các khoản phải thu, công ty cần quan tâm hơn nữa đến mức độ tự chủ tài chính nhằm phát huy tối đa nguồn tài trợ từ bên trong giúp công ty vừa chủ động được nguồn vốn vừa giảm được chi phí sử dụng vốn. Muốn đạt được kết quả như vậy đòi hỏi công ty phải hoạch định chính sách phân phối lợi nhuận phù hợp với tình hình tài chính thực tế của đơn vị mình, trong đó việc trích lập các quỹ doanh nghiệp trong chính sách phân phối lợi nhuận sẽ giúp công ty tái đầu tư mở rộng sản xuất. Đây là vấn đề này đặc biệt quan trọng cho công ty trong thời điểm nước ta đang đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao như hiện nay, do lạm phát cao buộc công ty giữ lại lợi nhuận nhiều hơn để duy trì vị thế vốn luân chuyển đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại công ty vẫn chưa trích lập các quỹ doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu để tăng cường khả năng tự chủ tài chính cho công ty khi bị thiếu hụt vốn. Do vậy công ty cần quan tâm hơn vấn đề này để linh hoạt sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến.
- Vấn đề huy động vốn trung và dài hạn, giảm vay ngắn hạn: Thực tế trong các năm qua công ty đã rất thành công trong việc huy động các khoản vay ngắn hạn, song vẫn rất ít lần huy động vốn trung và dài hạn. Do tính chất của các
dễ dẫn đến tình trạng các khoản nợ chồng chất lên nhau trong tương lai. Trong khi đó có những khoản đầu tư có tính chất dài hạn như đầu tư vào tài sản cố định, hay đầu tư cho kế hoạch phát triển lại cần đến vốn có tính chất lâu dài tài trợ…Vì vậy công ty cần giảm các khoản nợ ngắn hạn, thay bằng nợ dài hạn. Mặc dù các khoản vay dài hạn phải chịu chi phí lớn hơn nên có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty nhưng xét về mục tiêu lâu dài thì điều đó là cần thiết. Ưu điểm của các khoản vay dài hạn là những giao dịch vay mượn này tương đối linh hoạt, người vay có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập của người vay. Ngoài ra công ty cần xem xét chi phí sử dụng vốn vay dài hạn không quá lớn so với chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn để không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
Công ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh bằng tiền. Để thực hiện được điều đó, công ty cần quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt giúp công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả vào sản xuất hoặc dùng để thanh toán kịp thời tránh tình trạng thanh toán chậm trễ đối với nhà cho vay.
Thứ nhất: Quản trị các khoản phải thu
Công việc theo dõi các khoản phải thu đòi hỏi công ty phải thường xuyên theo dõi các khoản nợ phải thu để đôn đốc thu hồi đúng hạn bằng cách thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo mục đích vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được các nợ khó đòi như: gọi điện, gởi thư nhắc nhở, áp dụng tỷ lệ chiết khấu…
Bên cạnh đó công ty có thể sắp xếp các khoản nợ phải thu theo độ dài thời gian để theo dõi phân tích “tuổi” của các khoản phải thu và có biện pháp giải quyết nợ khi đến hạn.
Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán như: lựa chọn khách hàng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng, và bằng nghiệp vụ bao thanh toán (factoring)…Thực tế, các chính sách này giúp công ty giảm thiểu các khoản phải thu, khoản phải trả tạo sự cân đối trong tài chính.
Thứ hai: Quản trị tiền mặt
Kiểm soát thời gian luân chuyển tiền dựa trên thực tế thời gian hoán chuyển tồn kho, thời gian hoán chuyển phải thu và thời gian trì hoãn trả tiền.
Lập ngân sách tiền mặt dựa trên các mục tiêu ngắn hạn và hoạch định đầu tư, nhằm xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền trong một tháng (hàng tuần, hay hàng ngày). Cơ sở quan trọng của kế hoạch là dựa trên những dự báo về doanh thu, chính sách tín dụng thương mại của công ty, các kế hoạch về chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ…Nội dung của kế hoạch này gồm 2 phần: Phần thu (bao gồm các khoản tiền thu do bán hàng, tiền đi vay, tiền vốn tăng thêm, tiền nhượng bán tài sản…) và phần chi (bao gồm mua nguyên vật liệu, chi trả lương, nộp thuế cho ngân sách, chi đầu tư dài hạn…). Từ đó xác định mức bội thu hoặc bội chi để tìm ra biện pháp nhằm tiến tới cân bằng tích cực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Đại học quốc gia Tp.HCM, 2000.
2. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích quản trị tài chính, Nxb Đại học quốc gia Tp.HCN, 2002.
3. Chủ biên: TS. Bùi Hữu Phước, Tài chính doanh nghiệp, Nxb Lao động xã hội,2008.
4. Chủ biên: PGS. TS Nguyễn Việt, Kế toán tài chính, Nxb Lao động xã hội, 2008.
5. TS. Nguyễn Quang Thu, Quản trị tài chính căn bản, Nxb Thống kê.
6. Chủ biên: TS. Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống kê, 2005.
7. TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nxb Thống kê, 2009.
MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các đồ thị Phụ lục bảng biểu LỜI MỞ ĐẦU ... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2
3. Nội dung phân tích ... 2
4. Đối tượng nghiên cứu ... 2
5. Phạm vi nghiên cứu ... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ... 3
7. Cấu trúc của chuyên đề ... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ... 4
1.1. Ý nghĩa và mục đích phân tích báo cáo tài chính ... 4
1.1.1. Khái niệm... 4
1.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính ... 4
1.1.3. Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính ... 5
1.2. Thông tin sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính ... 5
1.2.1. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp ... 5
1.2.2. Thông tin tài chính trong doanh nghiệp ... 6
1.3. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính ... 7
1.3.1. Phân tích theo chiều ngang ... 7
1.3.3. Phân tích theo chiều dọc ... 8
1.3.4. Phân tích các tỷ số chủ yếu ... 8
1.3.5. Phương pháp liên hệ cân đối ... 8
1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính ... 9
1.4.1. Ý nghĩa... 9
1.4.2. Nội dung phân tích ... 9
1.4.2.1. Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp ... 9
1.4.2.2. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn ... 9
1.4.2.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán ... 10
1.4.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ... 13
1.4.2.5. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ... 14
1.4.2.6. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ... 16
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀICHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU HAI THANH ... 20
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Hai Thanh ... 20
2.1.1. Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty . ... ... 20
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ... 20
2.1.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ... 20
2.1.1.2.1. Chức năng-Nhiệm vụ ... 20
2.1.1.2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ... 21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban... 21
2.2. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua ... 23
2.2.1. Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn ... 23
2.2.1.1. Phân tích khái quát sự biến động tài sản ... 23
2.2.2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ... 29
2.3. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn ... 31
2.3.1. Bố trí cơ cấu tài sản ... 31
2.3.1.1. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản ... 31
2.3.1.2. Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản ... 32
2.3.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn ... 33
2.3.2.1. Tỷ suất nợ ... 33
2.3.2.2. Tỷ suất tự tài trợ ... 36
2.4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán ... 37
2.4.1. Phân tích các khoản phải thu ... 37
2.4.2. Phân tích các khoản phải trả ... 38
2.4.3. Vốn luân chuyển ... 40
2.4.4. Khả năng thanh toán hiện thời ... 41
2.4.5. Khả năng thanh toán nhanh ... 42
2.4.6. Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền ... 43
2.4.7. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay ... 44
2.4.8. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ... 44