Bố trí cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU HAI THANH (Trang 33)

7. Cấu trúc của chuyên đề

2.3.2.Bố trí cơ cấu nguồn vốn

2.3.2.1. Tỷ suất nợ

Dựa trên bảng 8: Bảng phân tích tỷ trọng Nợ phải trả & Nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn (trong Phụ lục bảng biểu).

Đồ thị 7: Đồ thị tỷ suất nợ .

Giai đoạn 2005-2006: Trong năm 2006, khoản nợ phải trả là 68.804.658.748 đồng (tức đã tăng 14.113.476.844 đồng so với năm 2005), theo tính toán thì tỷ suất nợ của công ty ở năm 2006 là 72,49%, tức giảm 4,23% so với năm 2005. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ phải trả chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn (tốc độ tăng của nợ phải trả là 25,81%, còn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn là 33,15%). Giải thích rằng năm 2005 cứ 100 đồng tài sản được tài trợ từ nợ phải trả là 76,72 đồng trong đó nợ ngắn hạn là 52,81 đồng, nợ dài hạn là 23,91 đồng, và từ nguồn vốn chủ sở hữu là 23,28 đồng.

Năm 2006 tiếp theo được tài trợ bằng nợ phải trả là 72,49 đồng giảm 4,23 đồng so với năm 2005 trong đó nợ ngắn hạn là 56,9 đồng, tăng 4,09 đồng, nợ dài hạn là 15,59 đồng, giảm 8,32 đồng và được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu là 27,51 đồng, tăng 4,23 đồng .

Giai đoạn 2006-2007: Đến năm 2007, nợ phải trả của công ty tiếp tục tăng lên 20.884.344.948 đồng so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 79,26% trong tổng nguồn vốn của công ty, tức tăng 6,77% so với năm 2006. Nguyên nhân là do công ty đang trong giai đoạn mới thành lập, cần nhu cầu vốn cho mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất…trong khi lượng vốn chủ sở hữu lại có hạn nên tỷ lệ tăng của vay và nợ ngắn hạn qua các năm đều tăng.

Nếu như năm 2006 tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 85,36% so với năm 2005 (tăng 16.573.039.499 đồng), thì sang năm 2007 tốc độ tăng của nợ ngắn hạn đã tăng 80,25% so với năm 2006 (tức tăng 28.881.699.224 đồng). Đồng thời vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn, ở năm 2005 là 37,92% trong tổng nguồn vốn và năm 2006 là 57,33% trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này tăng quá cao làm cho quy mô nợ ngắn hạn cũng tăng lên.

Có nghĩa là ở năm 2007 cứ 100 đồng tài sản được tài trợ từ nợ phải trả là 79,26 đồng, tăng 6,77 đồng so với năm 2006, trong đó nợ ngắn hạn là 67,92 đồng, tăng 11,02 đồng, nợ dài hạn là 11,35 đồng, giảm 4,24 đồng, và bằng nguồn nợ dài hạn

năm 2007 đã giảm 1.958.812.933 đồng so với năm 2006, và giảm cả về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn, chỉ còn 11,35%.

Tỷ số nợ của công ty trong giai đoạn này khá cao sẽ gây khó khăn vì công ty phải trang trải một số tiền lãi lớn, và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên các khoản như: phải trả cho người bán, vay và nợ dài hạn đều giảm xuống cho thấy công ty đã hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình trong sản xuất.

Giai đoạn 2007-2008: Bước sang năm 2008, tình hình nợ phải trả của công ty có khả quan hơn, cụ thể khoản nợ phải trả trong năm đã giảm 24.110.844.511 đồng tức đã giảm 26,88% so với năm 2007, tỷ trọng còn 64,52% trong tổng nguồn vốn, đây là sự cố gắng của công ty trong việc bố trí lại cơ cấu nguồn vốn, cho thấy dấu hiệu khả quan của việc thanh toán nợ vay. Nguyên nhân do khoản vay và nợ ngắn hạn đã giảm đáng kề, cụ thể là giảm 18.798.655.456 đồng tức giảm 28,98% so với năm 2007, nợ dài hạn của công ty tiếp tục giảm 5.469.020.077 đồng so với năm 2007 và chiếm 7,25% trong tổng nguồn vốn.

Khoản phải trả cho người bán giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2006 giảm 7,53% so với năm 2005, ở năm 2007 giảm 36,86% so với năm 2006 và tiếp tục giảm 41,52% ở năm 2008, như vậyđã giảm dần nguồn vốn đi chiếm dụng. Đặc biệt trong năm 2008, khoản người mua trả tiền trước là 4.069.368.319 đồng, chứng tỏ vị trí của doanh nghiệp đang ngày càng vững mạnh tạo được uy tín tin tưởng của nhiều khách hàng.

Xét về khoản mục phải trả người lao động ta thấy: trong năm 2007 đã giảm 113.539.600 đồng so với năm 2006, năm 2008 tiếp tục giảm 337.805.200 đồng so với năm 2007, và giảm cả ở tỷ trọng của khoản mục này, như vậy công ty luôn thực hiện tốt các khoản thanh toán với cán bộ nhân viên.

 Do đặc điểm kinh tế của ngành hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, có chu kỳ sản xuất ngắn, nhu cầu về loại sản phẩm ổn định, ít biến động nên vốn được tài trợ từ các khoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng lớn.

Nhận thấy rằng trong thời gian qua công ty đã sử dụng đòn cân nợ để huy động vốn và gia tăng lợi nhuận, tuy nhiên việc sử dụng đòn cân nợ cũng làm gia tăng rủi ro thanh toán. Điều này khiến cho công ty quá phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng còn được vay nợ của công ty thấp.

Do đó trong năm 2008 công ty đã giảm bớt khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, đồng thời cố gắng thanh toán các khoản nợ của mình, chứng tỏ việc sản xuất kinh doanh của công ty đang có chiều hướng tốt. Đứng ở góc độ các chủ nợ thì tình hình thanh toán của công ty có vẻ khả quan hơn trước.

2.3.2.2. Tỷ suất tự tài trợ

Dựa trên bảng 8: Bảng phân tích tỷ trọng Nợ phải trả & Nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn (trong Phụ lục bảng biểu).

Đồ thị 8: Đồ thị tỷ suất tự tài trợ .

Giai đoạn 2005-2006: Tỷ suất tự tài trợ của năm 2006 là 27,51%, so với năm 2005 đã tăng thêm 4,23%. Nếu phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng 57,34% (tức tăng 9.515.954.975 đồng so với năm 2005), đồng thời lợi nhuận chưa phân phối năm 2006 cũng tăng lên nên được sử dụng để tái đầu tư bổ sung cho nguồn vốn chủ sở hữu.

Giai đoạn 2006-2007: Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ giảm xuống còn 20,74% do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm 2007 là 462.875.867 đồng giảm hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm 2006 là 3.111.832.756 đồng, trong khi vốn đầu tư của chủ sở hữu ở năm 2007 lại không tăng thêm.

Giai đoạn 2007-2008: Đến năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 53,68% so với năm 2007, là do chủ doanh nghiệp đã bổ sung thêm nguồn vốn 12.000.000.000 đồng và lợi nhuận chưa phân phối trong năm 2008 cũng tăng 128,63% so với năm 2007. Do đó nâng dần khả năng tự chủ tài chính của công ty lên từ 23,28% năm 2005 lên 35,48% ở năm 2008.

 Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy khả năng tích lũy từ nội bộ doanh nghiệp do hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng rất khả quan. Ở góc độ người quyết định cho doanh nghiệp vay như ngân hàng thì sự cải thiện mức độ tự chủ tài chính của công ty sẽ làm họ an tâm hơn. Tuy nhiên khả năng tự chủ tài chính của công ty vẫn còn thấp, nên công ty vẫn bị gia tăng sức ép thanh toán. Đó là vấn đề công ty cần quan tâm đưa ra hướng giải quyết trong thời gian tới.

2.4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân của các thanh toán bị ngừng trệ tồn đọng nhằm giúp công ty làm chủ tình hình thanh toán.

2.4.1. Phân tích các khoản phải thu

Dựa trên bảng 9: Bảng phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán (trong Phụ lục bảng biểu).

Đồ thị 9: Đồ thị tỷ lệ khoản phải thu trên TSNH .

Giai đoạn 2005-2007: Các khoản phải thu liên tiếp tăng nhanh trong giai đoạn này. Năm 2006 các khoản phải thu ngắn hạn tăng 3.131.455.559 đồng so với năm 2005 (tương ứng tăng 84,63%). Sang năm 2007, các khoản phải thu của

doanh nghiệp tiếp tục tăng thêm 19.399.996.210 đồng (tương ứng tăng 283,97% so với năm 2006). Kết cấu các khoản phải thu ngắn hạn trong TSNH đều tăng, từ 10,67% năm 2005 lên 12,6% năm 2006 và 41,14% ở năm 2007.

Trong giai đoạn này tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả cũng tăng lên rất nhanh, chủ yếu là do công ty có tốc độ tăng của các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ tăng của TSNH và các khoản phải trả. Vì đây là giai đoạn định hướng mở rộng thị trường, công ty ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu sản phẩm, doanh thu xuất khẩu tăng lên nên giá trị các khoản phải thu cũng tăng theo. Mặt khác giá trị các khoản phải thu có nguồn gốc ngoại tệ, khi được đánh giá lại vào cuối năm tài chính theo tỷ giá liên ngân hàng quy đổi về VND cũng sẽ tăng lên do có chênh lệch về tỷ giá, đây là đặc trưng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn 2007-2008: Đến năm 2008 giá trị các khoản phải thu ngắn hạn đã giảm 33,59% so với năm 2007 và tỷ trọng chỉ còn 29,64% trong tài sản ngắn hạn của công ty. Có thể thấy giá trị của khoản phải thu khách hàng vẫn tăng lên so với năm 2007, khoản phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng cũng tăng lên, nhưng khoản trả trước nguời bán đã giảm so với năm 2007, nguyên nhân do công ty đã tạo được uy tín với người cung cấp nên khoản trả trước cho người bán giảm xuống, đồng thời các khoản phải thu khác cũng giảm theo nên tác động chung làm giảm khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn.

2.4.2. Phân tích các khoản phải trả

Dựa trên bảng 9: Bảng phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán (trong Phụ lục bảng biểu).

Đồ thị 10: Đồ thị tỷ lệ khoản phải trả trên TSNH.

Qua đồ thị ta thấy tỷ số này giảm 30,84% (126,87% - 157,71%) trong giai đoạn 2005-2006, và tăng 13,8% (140,67% - 126,87%) từ năm 2006 đến 2007, đến giai đoạn 2007-2008 tỷ số này lại giảm 29,1% (111,57% - 140,67%). Điều này thể hiện lượng vốn do công ty chiếm dụng của các đơn vị khác có xu hướng tăng giảm khác nhau.

Dựa trên bảng 9: Bảng phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán (trong Phụ lục bảng biểu).

Đồ thị 11: Đồ thị tỷ lệ khoản phải thu trên khoản phải trả.

Giai đoạn 2005-2007: Tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả có xu hướng tăng dần qua các năm. Nguyên nhân do tốc độ tăng của các khoản phải thu luôn nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải trả, cụ thể tỷ lệ này ở năm 2006 là 9,93%, tăng 3,16% so với năm 2005, và tỷ lệ khoản phải thu trên khoản phải trả năm 2007 là 29,25%, tức tăng 19,32%. Tuy nhiên ta thấy rằng giá trị các khoản phải trả vẫn rất cao so với giá trị các khoản phải thu.

Giai đoạn 2007-2008: Tỷ lệ này có dấu hiệu giảm so với năm 2007. Cụ thể từ 29,25% ở năm 2007 giảm còn 26,57% ở năm 2008, tức giảm 2,68%. Nguyên nhân là do giá trị khoản phải thu của năm 2008 giảm 33,59% và giá trị khoản phải trả cũng giảm 26,88% so với năm 2007.

 Tóm lại qua phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả, ta nhận thấy các khoản phải thu của công ty ít hơn các khoản phải trả, tức cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty mất cân bằng, do công ty chiếm dụng vốn nhiều hơn.

2.4.3. Vốn luân chuyển

Dựa trên bảng 9: Bảng phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán (trong Phụ lục bảng biểu).

Đồ thị 12: Đồ thị vốn luân chuyển .

Nhìn chung, lượng vốn luân chuyển có xu hướng tăng giảm khác nhau, thông qua chỉ tiêu này ta sẽ thấy được tính ổn định tình hình tài chính của công ty.

Vốn luân chuyển năm 2006 là 226.003.883 đồng, tăng 3.191.038.349 đồng so với năm 2005. Năm 2007 lượng vốn luân chuyển là -13.093.801.501 đồng, giảm 13.319.805.384 đồng so với năm 2006, năm 2008 vốn luân chuyển là 566.628.803 đồng, tức tăng lên 13.660.430.304 đồng, nhưng tăng ở đây chỉ là giảm bớt khoản giảm của năm 2007 chứ không làm cho vốn luân chuyển tăng lên so với năm 2006. Vốn luân chuyển giảm làm tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài giảm, nói cách khác sức ép thanh toán đối với tài sản ngắn hạn tăng. Vốn luân chuyển cho ta cái nhìn khái quát về khả năng chi trả nhưng để

34,678,228,024 54,234,143,711 63,757,496,208 58,776,102,078 37,643,262,490 54,008,139,828 76,851,297,709 58,209,473,275 -2,965,034,466 226,003,883 -13,093,801,501 566,628,803 -20,000,000,000 -10,000,000,000 0 10,000,000,000 20,000,000,000 30,000,000,000 40,000,000,000 50,000,000,000 60,000,000,000 70,000,000,000 80,000,000,000 90,000,000,000 2005 2006 2007 2008 ĐỒNG

2.4.4. Khả năng thanh toán hiện thời

Dựa trên bảng 9: Bảng phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán (trong Phụ lục bảng biểu).

Đồ thị 13: Đồ thị khả năng thanh toán hiện thời .

Dựa vào đồ thị ta thấy giai đoạn từ 2005-2006 hệ số thanh toán hiện thời của công ty năm 2006 tăng từ 0,92 lần lên 1 lần, tức là tăng 0,08 lần so với năm 2005. Giai đoạn 2006-2007 hệ số này giảm từ 1 lần xuống còn 0,83 lần, nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn là 42,3% nhanh hơn so với tốc độ tăng của TSNH là 17,56%, như vậy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,83 đồng TSNH đảm bảo. Theo đánh giá về mức độ đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn thì hệ số này phải lớn hơn 1.

Đến năm 2008 hệ số này đã được cải thiện là 1,01 lần, tức tăng 0,18 lần, như vậy TSNH của công ty đủ để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tuy không cao lắm. Nguyên nhân do khoản nợ ngắn hạn trong năm 2008 giảm 24,26%, giảm mạnh hơn so với tốc độ giảm của TSNH là 7,81%. Nói cách khác tình hình thanh khoản của công ty có sự cải thiện tốt hơn các năm trước nhưng hệ số thanh toán hiện thời của công ty vẫn còn khá thấp. Do đó trong những năm tiếp theo công ty cần có biện pháp cải thiện tình hình thanh toán hiệu quả hơn.

 Những biện pháp cơ bản để cải thiện hệ số này phải nhằm vào việc gia tăng nguồn vốn ổn định (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) thay cho các khoản nợ ngắn hạn, bên cạnh đó cần có biện pháp quản lý tốt hàng tồn kho tránh tình trạng

bị ứ đọng không tiêu thụ được, đồng kiểm soát các khoản phải thu còn tồn đọng, không thu được tiền.

2.4.5. Khả năng thanh toán nhanh

Dựa trên bảng 9: Bảng phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán (trong Phụ lục bảng biểu).

Hệ số khả năng thanh toán nhanh được xác định cũng dựa vào thông tin từ bảng cân đối kế toán nhưng không tính giá trị hàng tồn kho vào giá trị tài sản có tính thanh khoản cao, do vậy hệ số thanh toán nhanh đã khắc phục được nhược điểm của hệ số khả năng thanh toán hiện thời.

Đồ thị 14: Đồ thị khả năng thanh toán nhanh .

Nhìn chung qua 4 năm, hệ số thanh toán nhanh của công ty ở mức khá thấp. Cụ thể hệ số thanh toán nhanh của năm 2006 là 0,19 lần, nói cách khác cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì chỉ có 0,19 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo. Nguyên nhân là do hàng tồn kho của năm 2006 chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị TSNH nên đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh mà không cần thanh lý hàng tồn kho.

Đến cuối năm 2007 tình hình thanh toán của công ty đã được cải thiện hơn, cụ thể để thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,44 đồng tài sản có tính thanh khoản cao bảo đảm, tăng 0,25 đồng so với năm 2006. Nguyên nhân do hàng tồn kho của năm giảm đi đáng kể, đồng thời loại tài sản có tính thannh khoản cao như tiền của công ty tăng lên sẵn sàng cho nhu cầu thanh toán.

Tuy nhiên năm 2008 khả năng thanh toán của công ty lại giảm xuống so với năm 2007, hệ số khả năng thanh toán nhanh của năm 2008 là 0,34 lần (tức giảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU HAI THANH (Trang 33)