7. Cấu trúc của chuyên đề
2.4.2. Phân tích các khoản phải trả
Dựa trên bảng 9: Bảng phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán (trong Phụ lục bảng biểu).
Đồ thị 10: Đồ thị tỷ lệ khoản phải trả trên TSNH.
Qua đồ thị ta thấy tỷ số này giảm 30,84% (126,87% - 157,71%) trong giai đoạn 2005-2006, và tăng 13,8% (140,67% - 126,87%) từ năm 2006 đến 2007, đến giai đoạn 2007-2008 tỷ số này lại giảm 29,1% (111,57% - 140,67%). Điều này thể hiện lượng vốn do công ty chiếm dụng của các đơn vị khác có xu hướng tăng giảm khác nhau.
Dựa trên bảng 9: Bảng phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán (trong Phụ lục bảng biểu).
Đồ thị 11: Đồ thị tỷ lệ khoản phải thu trên khoản phải trả.
Giai đoạn 2005-2007: Tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả có xu hướng tăng dần qua các năm. Nguyên nhân do tốc độ tăng của các khoản phải thu luôn nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải trả, cụ thể tỷ lệ này ở năm 2006 là 9,93%, tăng 3,16% so với năm 2005, và tỷ lệ khoản phải thu trên khoản phải trả năm 2007 là 29,25%, tức tăng 19,32%. Tuy nhiên ta thấy rằng giá trị các khoản phải trả vẫn rất cao so với giá trị các khoản phải thu.
Giai đoạn 2007-2008: Tỷ lệ này có dấu hiệu giảm so với năm 2007. Cụ thể từ 29,25% ở năm 2007 giảm còn 26,57% ở năm 2008, tức giảm 2,68%. Nguyên nhân là do giá trị khoản phải thu của năm 2008 giảm 33,59% và giá trị khoản phải trả cũng giảm 26,88% so với năm 2007.
Tóm lại qua phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả, ta nhận thấy các khoản phải thu của công ty ít hơn các khoản phải trả, tức cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty mất cân bằng, do công ty chiếm dụng vốn nhiều hơn.