Những hạn chế còn tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quân đội (MB) (Trang 75 - 78)

- Ở Trung Quốc: Hệ thống NHTM nước này có tổng dư nợ cho vay

5. KHÓI ĐẦU TƯCÁC ỦY BAN CAO CẤP

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện

Mặc dù có những tiến bộ trong quản trị rủi ro tín dụng nhưng công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về những quy định, mô hình quản trị rủi ro của NH TMCP Quân đội cụ thể có một số hạn chế cơ bản sau:

Tại NHTMCP Quân đội nói riêng cũng như các NHTM nói chung vẫn chưa sử dụng mô hình đo lường rủi ro tín dụng. Nguyên nhân là do để sử dụng mô hình, ngân hàng cần phải có số liệu thống kê về tổn thất của các phân hạng tín dụng; sự hiểu biết, sự nhận thức của bản thân ngân hàng, đó là trở ngại lớn khiến ngân hàng chưa thể áp dụng mô hình đo lường rủi ro tín dụng để quản trị rủi ro. Vấn đề đặt ra cho ngân hàng là cần nghiên cứu hoàn thiện mô hình đo lường rủi ro tín dụng để có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp và có hiệu quả.

Quản lý danh mục cho vay của ngân hàng: Ngân hàng đang áp dụng mô hình quản lý danh mục theo kế hoạch: Ngân hàng định hướng tín dụng, các chỉ tiêu, giới hạn cho vay được xác định trước trong chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Mỗi khoản vay ngoài đáp ứng được các yêu cầu chung, còn phải đáp ứng các yêu cầu giới hạn tín dụng định trước đối với từng địa bàn, ngành, loại hình, nhóm khách hàng…Ngân hàng có quyền từ chối những khoản cho vay không thuộc đối tượng vay, không thuộc đối tượng ưu tiên…Nhưng quản lý danh mục cho vay theo kế hoạch của Ngân hàng chưa thực sự khoa học. Các khoản cho vay vẫn bị lôi kéo bởi thị trường, dẫn đến tỷ trọng khoản vay trên danh mục cao, dễ dẫn đến rủi ro tập trung.

Hầu hết các thông tin đều được thu thập từ hoạt động thẩm định tại cơ sở của các cán bộ thẩm định, thông tin nằm trong phạm vi hẹp và mang tính chủ quan.

Xác định giới hạn tín dụng là một bước vô cùng quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng. Trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp, nói chung có hai cấp độ rủi ro chính: rủi ro tổng thể của khách hàng và rủi ro của bản thân các giao dịch. Xác định giới hạn tín dụng nhằm xác định rủi ro tổng thể( được hiểu là doanh nghiệp thua lỗ, mất khả năng trả nợ). Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện rất nhiều giao dịch. Rủi ro của một giao dịch không nhất thiết dẫn đến rủi ro hệ thống, nhưng nếu xảy ra rủi ro hệ thống thì mọi giao dịch sẽ chịu rủi ro. Do đó xác định giới hạn tín dụng cần được một bộ phận độc lập và chuyên môn hóa thực hiện để đảm bảo tính khách quan và hướng đến các chuẩn mực quốc tế như nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu đã đề ra. Vì vậy sự phân cấp trong xác định giới hạn tín dụng chưa đảm bảo được yêu cầu này.

Hiện nay việc xác định giới hạn tín dụng dựa trên tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, mức độ rủi ro và giới hạn tín dụng tham khảo. Khi thực hiện xác định giới hạn tín dụng, trước hết phải thực hiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và áp dụng công thức để tính giới hạn tín dụng tham khảo. Sau đó giới hạn tín dụng này được sử dụng làm tham chiếu trong xác định giới hạn tín dụng của khách hàng trên cơ sở xem xét thêm về tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính và mức độ rủi ro trong kinh doanh. Trong trường hợp giới hạn tín dụng được điều chỉnh lớn hơn giới hạn tín dụng tham khảo thì cần phải đưa ra thêm các lý lẽ thuyết minh cho việc tăng này. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động cấp tín dụng của các chi nhánh trong khi việc tính toán giới hạn tín dụng tham khảo đang trong quá trình thử nghiệm, nhưng lại không có giới hạn tối đa. Quy mô này đã vô hình chung làm cho việc định lượng các yếu tố tài chính, phi tài chính trong xếp hạng và xây dựng giới hạn tín dụng không còn ý nghĩa ràng buộc chặt chẽ, vì vậy giới hạn tín dụng được xác định

trong nhiều trường hợp vượt khá xa với giới hạn tín dụng tham khảo và không có mối liên hệ nào cả. Do đó, yếu tố định tính ảnh hưởng nhiều hơn đến giới hạn tín dụng so với yếu tố định lượng, điều này không phù hợp với xu hướng biến chuyển trong quản trị rủi ro tín dụng hiện đại.

Thực hiện quy trình tín dụng: Công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay chưa được chú trọng đúng mức. Khi khoản vay được giải ngân xong, cán bộ tín dụng thường ít quan tâm tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ quan tâm tới việc trả nợ của khách hàng, như vậy có thể tiền lãi mà khách hàng trả cho ngân hàng không phải từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát đạt, mà khách hàng cố ý che mắt ngân hàng.

Chất lượng tín dụng chưa được coi trọng đúng mức, việc tuân thủ quy tín dụng chưa nghiêm, việc chấp hành chính sách, pháp luật còn thiếu nghiêm túc ở một số nơi. Sự tuân thủ quy trình tín dụng của NHTMCP Quân đội có những thời điểm chưa nghiêm và thiếu thận trọng. Nhiều khoản tín dụng bị phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng và được chỉ định của cấp phê duyệt từ trên xuống mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng của cán bộ quản lý khoản vay.

Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa đạt hiệu quả cao, còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng. Cán bộ thuộc bộ phận kiểm tra nội bộ tại MB cũng là nhân viên công tác tại ngân hàng nên công tác kiểm tra phần nào mất đi tính độc lập. Do đó các báo cáo kiểm tra nội bộ vẫn chưa trở thành thông tin đáng tin cậy cho hoạt động quản lý rủi ro.

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng chưa đảm bảo vững chắc. Vẫn còn tình trạng gia hạn một món vay nhiều lần nhưng thiếu căn cứ để gia hạn, chưa tổ chức theo dõi được số nợ thực chất đã gia hạn nợ, giãn nợ hàng năm…nên chưa xác định được mức độ nợ tiềm ẩn rủi ro thực tế dẫn đến thiếu căn cứ để phân loại tài sản có để trích lập dự phòng và xử lý rủi ro hàng năm.

Trong khi thực hiện trách nhiệm của mình, vẫn có một số cán bộ tín dụng đòi hỏi khách hàng phải có bồi dưỡng thì mới giải quyết cho khách hàng. Điều này vô hình chung làm mất uy tín cũng như lòng tin của khách hàng với ngân hàng, kéo theo là ảnh hưởng tới thời gian, tiến độ cho vay của ngân hàng.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng của NHTMCP Quân đội có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế- tài chính- ngân hàng. Tuy nhiên đa số cán bộ còn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều( chỉ có 40% cán bộ có thâm niên công tác trong ngành trên 3 năm), bản lĩnh nghề nghiệp chưa cao nên sự tự chủ trong thẩm định tín dụng là hạn chế, do đó yêu cầu về tính độc lập trong thẩm định và quyết định cho vay dễ bị phá vỡ, nguy cơ rủi ro tín dụng vẫn tiềm ẩn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quân đội (MB) (Trang 75 - 78)