Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Độ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quân đội (MB) (Trang 59 - 61)

- Ở Trung Quốc: Hệ thống NHTM nước này có tổng dư nợ cho vay

5. KHÓI ĐẦU TƯCÁC ỦY BAN CAO CẤP

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Độ

Bản chất của hoạt động tín dụng là ứng trước cho người vay, bởi vậy rủi ro là thuộc tính vốn có của tín dụng . Rủi ro tín dụng xảy ra có nghĩa là khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn là thấp, hoặc có thể biểu hiện dưới dạng ngân hàng quá tập trung cho vay vào một hoặc một số khách hàng cụ thể.

Công cụ đo lường phổ biến tình hình rủi ro tín dụng là chỉ tiêu nợ quá hạn. Khi mà chỉ tiêu nợ quá hạn lên tới 5% so với tổng dư nợ thì chứng tỏ ngân hàng đang trong tình trạng nguy hiểm cao.

Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng một giai đoạn nào đó, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm tiếp theo. Và NH TMCP Quân đội dường như cũng không thoát ra được quy luật khắc nghiệt đó của thị trường, năm 2008 tỷ lệ nợ xấu tăng khá mạnh. Trong giai đoạn 2007-2010 tỷ lệ nợ xấu của NH TMCP

Quân đội luôn được duy trì ở mức thấp khoảng trên dưới 2%/tổng dư nợ, khẳng định bản lĩnh vững vàng với năng lực quản trị tốt của MB.

2.2.1.1.Tình hình nợ quá hạn BẢNG 6: Tình hình nợ quá hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 Dư nợ tín dụng 11.612.575 15.740.426 29.587.941 42.521.254 Các khoản nợ quá hạn. Trong đó 254.315 440.732 751.634 1.012.006 - Dưới 181 ngày 125.012 205.141 401.845 727.548 - Từ 181- 360 ngày 56.430 159.346 172.426 93.613 Nợ khó đòi 72.873 76.245 177.363 190.845

Xử lý nợ xấu trong năm 60.085 55.347 77.570 89.245

% Nợ quá hạn 2,19% 2,8% 2,54% 2,38%

Nguồn: Theo báo cáo kết quả kinh doanh

Dựa vào số liệu trên ta thấy, năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 2,8%, tăng 0,61% so với năm 2007. Tốc độ tăng các khoản nợ quá hạn năm 2008 là 186.417 triệu đồng. Nguyên nhân là do 2008 là năm tình hình kinh tế trong và ngoài nước có những diễn biến bất lợi làm cho khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ vay ngân hàng, vì vậy tỷ lệ nợ xấu tăng cao là điều không tránh khỏi( Mặc dù MB đã thực hiện các biện pháp rà soát, xử lý nợ xấu, củng cố bộ máy thu hồi nợ….).

Bước sang năm 2009, các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước và ngân hàng đã phát huy tác dụng, nợ quá hạn được kiểm soát ổn định. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 giảm xuống ở mức 2,54%( giảm 0,26%). Nguyên nhân của sự giảm này là do tốc độ tăng của nợ quá hạn ( 70,52%) thấp hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ( 88%) khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống.

Năm 2010, Tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống ở mức thấp là 2,38% do tốc độ tăng của nợ quá hạn thấp hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ. Dư nợ năm 2010 tăng 43,7% trong khi nợ quá hạn chỉ tăng có 34,6% dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn giảm.

Điều này cho thấy chất lượng dư nợ đã được cải thiện rõ rệt, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, sàng lọc khách hàng tốt, tích cực đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra sau cho vay để kiểm soát mục đích sử dụng nguồn vay và khả năng trả nợ của khách hàng, hạn chế việc gia hạn nợ và cơ cấu lại nợ.

Như vậy, bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ tín dụng, MB rất chú trọng việc quản lý chất lượng dư nợ. Thực hiện quản lý tốt, hạn chế tối đa tỷ lệ nợ xấu, đảm bảo tăng trưởng ổn định, giảm rủi ro ở mức tối đa có thể.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quân đội (MB) (Trang 59 - 61)