Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quân đội (MB) (Trang 31 - 34)

1.2.2.5.1. Quản lý danh mục

Sử dụng phương pháp RAROC( Risk adjusted return on capital) để quản lý danh mục:

RAROC=

Trong đó, thu nhập bao gồm: Thu từ tài chính( Thu từ chênh lệch lãi suất và các khoản phí thu được +các phí thu trong kỳ) và thu từ hoạt động kinh doanh.

Tổn thất dự kiến= Xác suất xảy ra rủi ro tính toán thông qua xếp hạng*Giá trị/ Dư nợ khi xảy ra rủi ro* Giá trị tổn thất trong trường hợp rủi ro( Tính thông qua tỷ lệ thu hồi)

Tổn thất ngoài dự kiến= Độ lệch chuẩn trong phân bổ tổn thất.

RAROC là một loại rủi ro dựa trên cơ sở đánh giá khả năng sinh lời để phân tích hiệu quả tài chính có tính đến rủi ro và đưa ra kết luận về khả năng sinh lời của các hoạt động kinh doanh.

Hệ thống RAROC phân bổ vốn dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: QTRR và đánh giá hoạt động về mục đích QTRR, mục tiêu chính của việc phân bổ nguồn vốn cho mỗi đơn vị doanh nghiệp riêng lẻ là để xác định cấu trúc vốn tối ưu của ngân hàng. Sử dụng phương pháp RAROC để định giá khoản vay và phân bổ khoản vay, từ đó có danh mục cho vay hợp lý.

RAROC cho phép các ngân hàng cấp vốn cho đơn vị doanh nghiệp dựa trên giá trị thương mại gia tăng trên mỗi đơn vị đó.

Thu nhập càng lớn thường đi đôi với rủi ro cao, ngược lại, rủi ro thấp thì thu nhập cũng thấp. Nhà quản trị NHTM lại muốn có thu nhập cao, nhưng rủi ro thấp nhất. Vì vậy, các NHTM mong muốn kết quả kinh doanh cao với mức độ rủi ro có thể giám sát và chấp nhận được. Không phải lúc nào rủi ro thấp nhất cũng tốt nhất, tùy thuộc vào từng ngân hàng mà xác định mức rủi ro cho phù hợp với quy mô của ngân hàng đó. Nếu mức độ rủi ro cao NHTM phải nâng cao chất lượng tín dụng, nhưng cũng có lúc phải nới lỏng điều kiện cho vay để đảm bảo thu nhập của ngân hàng trong từng giai đoạn.

1.2.2.5.2. Biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro TD

Ngân hàng phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng: -Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh:

Sử dụng hợp đồng hoán đổi tín dụng, Hợp đồng quyền chọn tín dụng, Hợp đồng tương lai chỉ số giá cổ phiếu, hợp đồng quyền chọn cổ phiếu…

Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán nhằm trao đổi rủi ro tín dụng giữa hai bên. Người mua bảo hiểm rủi ro tín dụng muốn được bảo hiểm rủi ro tín dụng của tổ chức phát hành( tổ chức phát hành là người phát hành trái phiếu hoặc chủ nợ cho những khoản vay cần được đảm bảo); người bán bảo hiểm rủi ro tín dụng sẽ chấp nhận rủi ro tín dụng của tổ chức phát hành với mục đích đầu tư hoặc kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán khả năng tín dụng của các công ty hoặc tổ chức phát hành. Việc mua bán rủi ro tín dụng giữa hai đối tác được thực hiện thông qua hợp đồng hoán đổi mà người mua bảo hiểm rủi ro tín dụng sẽ trả một khoản phí cho người bán . Khi xảy ra biến cố tín dụng( được xác định cụ thể trong hợp đồng hoán đổi tín dụng như trường hợp phá sản, mất khả năng thanh toán), bên bán sẽ thanh toán giá trị của hợp đồng hoán đổi cho bên mua.

- Bán nợ:

Trong một nền kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay, việc các ngân hàng gặp phải những khoản nợ xấu khó đòi diễn ra nhiều hơn. Những khoản nợ xấu đó sẽ là một vết đen trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, việc mất vốn dường như cầm chắc trong tầm tay. Nhưng nhờ hoạt động mua bán nợ, các ngân hàng có thể thoát khỏi gánh nặng này với việc thu hồi lại được một phần vốn. Công ty mua bán nợ sẽ mua lại các khoản nợ này với giá hợp lý, để rồi biến các khoản nợ đó thành phần vốn góp liên doanh của mình tại các doanh nghiệp mắc nợ, hoặc bán lại cho bên thứ ba.

- Chứng khoán hóa:

Chứng khoán hóa là một quá trình tài chính cơ cấu, tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp lại và đóng gói, rồi được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu( gọi chung là các trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Tiền từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển tới

chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó biến các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao. Với bốn chủ thể kinh tế, người thế chấp và người đi vay, tổ chức tập hợp và đóng gói tài sản thế chấp rồi phát hành chứng khoán, nhà đầu tư và mua bán chứng khoán, tổ chức tín dụng, rủi ro được chuyển từ tổ chức tài chính sang nhà đầu tư trái phiếu đảm bảo bằng tài sản.

- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Một khoản vay hợp vốn cũng giống như các khoản tín dụng thông thường khác, chỉ khác là giá trị của khoản vay thường lớn, và cần cơ cấu phức tạp.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quân đội (MB) (Trang 31 - 34)