Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Độ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quân đội (MB) (Trang 53 - 59)

- Ở Trung Quốc: Hệ thống NHTM nước này có tổng dư nợ cho vay

5. KHÓI ĐẦU TƯCÁC ỦY BAN CAO CẤP

2.1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Độ

Năm 2008 là một năm thị trường ngân hàng đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá. Do sự thay đổi các công cụ điều hành của ngân hàng nhà nước với chính sách tiền tệ đi từ định hướng thắt chặt vào những tháng đầu năm và nới lỏng vào những tháng cuối năm, tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá đã diễn ra liên tục và thất thường. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, làm tỷ giá và cung cầu ngoại tệ biến động thường xuyên, hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm sút, môi trường kinh doanh không thuận lợi, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất nên nhu cầu vay vốn giảm. Thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát nên tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng của MB chỉ ở mức 35,5% so với năm 2007, tổng dư nợ cho vay khách hàng của MB năm 2008 đạt 15.740.426 triệu đồng, tăng 4.127.851 triệu đồng. Đây là con số được đánh giá cao vì trong thời điểm này, rất nhiều ngân hàng có dư nợ giảm.

Đến năm 2009, với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế đã tạo điều kiện cho dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh hơn. Tuy nhiên, những tháng cuối năm do huy động vốn khó khăn nên để đảm bảo khả năng thanh toán, các ngân hàng đã thắt chặt tín dụng thậm chí là ngừng giải ngân. Trong thời gian này, MB cũng đã có chủ trương tăng trưởng tín dụng phù hợp, đảm bảo an toàn tín dụng và thanh khoản rất tốt. Các tỷ lệ cho vay luôn được nằm trong giới hạn an toàn và được phép. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2009 so với năm 2008 rất cao, là 88%, tương ứng là tăng 13.847.515 triệu đồng).

Bước sang năm 2010, chứng kiến những đợt biến động mạnh của lãi suất, đặc biệt từ tháng 10 đến đầu tháng 12, dư nợ tín dụng năm 2010 đạt con số 42.521.254 triệu đồng, tăng 12.933.313 triệu đồng tương đương tăng 43,7% so với

năm 2009. Dư nợ tín dụng của MB năm sau đều tăng so với năm trước, và có mức tăng cao hơn mức trung bình ngành, được đánh giá cao trên thị trường các NHTM.

MB với việc tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển khai áp dụng chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên NHTMCP Quân đội thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn:

-Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp.

-Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh thiếu ổn định, có độ rủi ro lớn và kém hiệu quả.

-Tân dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi.

Ta đi tìm hiểu rõ hơn về tổng dư nợ cho vay của MB thông qua cơ cấu tín dụng:

BẢNG 2: Dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng:

Đơn vị: triệu đồng

2007 2008 2009 2010

Cho vay tổ chức kinh

tế, cá nhân trong nước 9.938.533 14.692.669 26.958.349 39.839.346 Cho vay chiết khấu

thương phiếu và GTCG 436.103 286.740 9.983 12.586

Cho vay vốn tài trợ, ủy

thác đầu tư 6.693 15.504 96.130 124.520 HĐ Repo, hỗ trợ TC, ứng trước của CTCPCK Thăng Long 1.231.246 745.513 2.523.479 2.544.802 Tổng 11.612.575 15.740.426 29.587.941 42.521.254

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Các khoản cho vay và ứng trước khách hàng gồm cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, cho vay chiết khấu thương phiếu và GTCG, cho vay vốn tài

trợ, ủy thác đầu tư. Dư nợ tập trung vào cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất( chiếm trên 80% tổng dư nợ) và tăng qua các năm. Năm 2010, tỷ trọng cho vay tổ chức kinh tế cá nhân trong nước là 93% ( năm 2009, tỷ lệ là 91%), còn cho vay chiết khấu thương phiếu và GTCG chỉ chiếm dưới 1%, còn lại là cho vay vốn tài trợ, ủy thác đầu tư.

Các hợp đồng Repo, hỗ trợ tài chính, ứng trước của CTCP chứng khoán Thăng Long chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng dư nợ. Năm 2009 đạt 8,5% dư nợ. Sang năm 2010, chỉ chiếm 6% tổng dư nợ, giảm 2,5%. Dư nợ cho vay với các hợp đồng Repo, hỗ trợ tài chính, ứng trước của công ty chứng khoán như vậy được coi là phù hợp( % sở hữu của MB tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long( công ty con) là 63,44% nên trong báo cáo tài chính hợp nhất của MB phản ánh dư nợ cho vay với công ty chứng khoán Thăng Long. Xét trên toàn bộ ngân hàng thì nó nằm trong danh mục cho vay của MB).

BẢNG 3: Phân tích dư nợ theo thời gian gốc của khoản vay

Đơn vị: triệu đồng 2007 2008 2009 2010 Nợ ngắn hạn 6.792.810 9.186.357 15.756.724 24.197.577 Nợ trung hạn 2.611.504 4.143.854 7.487.475 9.824.125 Nợ dài hạn 977.015 1.664.702 3.820.263 5.954.750 HĐ Repo, hỗ trợ tài chính, ứng trước của CTCPCK Thăng Long 1.231.246 745.513 2.523.479 2.544.802 Tổng 11.612.575 15.740.426 29.587.941 42.521.254

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn: Qua các năm dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tín dụng trung, dài hạn. Năm 2008, cho vay ngắn hạn chiếm 58,4% và 41,6% là dư nợ cho vay trung và dài hạn. Năm 2009, tín dụng ngắn hạn chiếm 53,2 % trong tổng dư nợ, giảm nhẹ so với năm 2008 do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ. Năm 2010, tỷ lệ này

tăng nhẹ đạt mức 57%, do ngân hàng Quân đội tập trung cả vào khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy cơ cấu dư nợ giữa cho vay ngắn hạn và trung dài hạn là khá ổn định và cân bằng phù hợp với tính chất của các nguồn vốn huy động.

BẢNG 4: Phân tích dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: Triệu đồng

2007 2008 2009 2010

Cho vay các TCKT 7.979.970 12.853.540 22.704.726 34.048.327 DN nhà nước trung ương 1.508.991 2.879.268 2.921.579 3.011.425 DN nhà nước địa phương 109.795 185.642 371.419 412.328 Công ty TNHH nhà nước 1.493.144 1.605.204 972.484 854.986 Công ty TNHH tư nhân 1.142.375 2.222.821 4.308.299 7.542.879 Công ty CP nhà nước 345.697 704.328 835.422 1.025.144 Công ty CP khác 3.295.009 5.608.121 12.607.188 19.875.255

DN tư nhân 38.070 178.772 370.223 782.352

Khác 46.889 9.384 318.112 543.958

Cho vay cá nhân 2.401.359 2.141.373 4.359.736 5.928.125 HĐ Repo, hỗ trợ tài

chính, ứng trước của CTCPCK Thăng Long

1.231.246 745.513 2.523.479 2.544.802

Tổng 11.612.575 15.740.426 29.587.941 42.521.254

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Phân loại theo loại hình doanh nghiệp: cho vay các TCKT chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay cá nhân. Cho vay tổ chức kinh tế năm 2009 là 85% tổng dư nợ. Năm 2010, tỷ lệ này đạt mức 86%.

Cùng với tiến trình cổ phần hóa DNNN cũng như chuyển dịch hướng đầu tư, giảm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước yếu kém, chú trọng cho vay các loại hình doanh nghiệp khác, cơ cấu dư nợ cho vay đã có sự dịch chuyển. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của Ngân hàng Quân đội tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế phi Nhà nước nhằm

rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế. Với chính sách hợp lý, Ngân hàng Quân đội đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng. Tỷ trọng cho vay DNNN giảm trong khi khối tư nhân tăng: Công ty TNHH tư nhân và công ty cổ phần chiếm tỷ lệ cao, đều tăng qua các năm. Năm 2009, tỷ lệ cho vay công ty cổ phần chiếm 55,5% tổng cho vay tổ chức kinh tế, sang năm 2010, tỷ lệ tăng lên 58,4%. Khối công ty TNHH Nhà nước tỷ lệ cho vay giảm, năm 2008 là 12,5%, sang năm 2009 và 2010, tỷ lệ này giảm mạnh còn 4,3% và 2,5%, cho thấy NH TMCP đã giảm tỷ trọng cho vay các công ty TNHH nhà nước yếu kém.

BẢNG 5: Phân tích dư nợ cho vay theo các ngành kinh tế:

Đơn vị: Triệu đồng

2007 2008 2009 2010

Cho vay các TCKT 7.979.970 12.853.540 22.704.826 34.048.327

NN và lâm nghiệp 465.158 828.891 1.752.875 2.072.045 Công nghiệp khai thác mỏ 57.455 411.342 1.128.756 2.594.004 Công nghiệp chế biến 1.147.419 3.169.399 5.546.332 7.948.457 SX và PP điện khí đốt, nước 156.906 144.758 917.445 1.851.147

Xây dựng 1.012.029 989.013 1.804.689 2.578.345

Thương nghiệp 3.833.919 4.668.178 5.564.390 7.457.784

Khách sạn, nhà hàng 96.110 215.435 88.852 145.124

Vận tải, kho bãi, TTLLac 521.762 1.471.989 4.010.695 7.031.485 KD tài sản và DV tư vấn 489.410 808.305 1.063.682 2.145.789 Hoạt động phục vụ cá nhân

và cộng đồng

14.403 24.283 135.622 224.147

Ngành khác 185.399 121.947 691.388 987.132

Cho vay cá nhân 2.401.359 2.141.373 4.359.736 5.928.125

HĐ Repo, hỗ trợ TC, ứng

trước của CTCK Thăng Long 1.231.246 745.513 2.523.479 2.544.802

Tổng 11.612.575 15.740.426 29.587.941 42.521.254

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Cơ cấu mặt hàng cho vay của NHTMCP Quân đội khá đa dạng, tuy nhiên vẫn còn tập trung vào một số ngành như: Công nghiệp chế biến; thương nghiệp; vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc…, những ngành này chiếm tỷ trọng cao trong

tổng dư nợ cho vay của MB. Qua các năm, tỷ trọng cho vay ngành thương nghiệp luôn chiếm con số cao và luôn tăng, năm 2010 đạt 17,5 % tổng dư nợ, cho thấy mức độ tập trung tín dụng vào lĩnh vực thương nghiệp là khá lớn, ngân hàng cần quan tâm chú ý có biện pháp quản lý, nếu không có thể dẫn đến rủi ro tập trung. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến; ngành vận tải kho bãi cũng đạt trên 17% so với tổng dư nợ cho vay. Dư nợ ngành công nghiệp chế biến tăng về con số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng dư nợ, năm 2009 tỷ lệ giảm từ 24,7 % xuống còn 24,4% tổng dư nợ. Đến năm 2010, dư nợ ngành công nghiệp chiếm 23,3% tổng dư nợ. Tỷ lệ các ngành tuy có giảm nhẹ trong tổng dư nợ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phân tán rủi ro trong đầu tư tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quân đội (MB) (Trang 53 - 59)