Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quân đội (MB) (Trang 100 - 104)

- Ở Trung Quốc: Hệ thống NHTM nước này có tổng dư nợ cho vay

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘ

3.3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC ngân hàng Nhà nước

hàng Nhà nước

Một trong những bộ phận được ngân hàng thương mại sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng (mạng CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các Tổ chức Tín dụng càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết chẳng hạn như là: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các Tổ chức Tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời.

Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng hoạt động tín dụng của NH TMCP Quân đội trong thời gian vừa qua, các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của NH TMCP Quân đội, đề xuất hỗ trợ thông tin…góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống. Đồng thời cũng kiến nghị NHNN và Chính phủ một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của MB cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp luôn gắn liền với rủi ro, đặc biệt là rủi ro trong kinh doanh tín dụng ngân hàng. Rủi ro tín dụng ngân hàng có thể tác động mạnh mẽ, trực tiếp tới tình hình kinh tế- chính trị của một quốc gia, làm các Ngân hàng phá sản hoặc lâm vào tình trạng khủng hoảng. Vì vậy các Ngân hàng thương mại luôn phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất có thể. Quản lý rủi ro tín dụng là một lĩnh vực thường xuyên của bất cứ ngân hàng nào, tuy nhiên, áp dụng những giải pháp nào để quản lý rủi ro đạt được hiệu quả trong một môi trường kinh doanh luôn biến động lại là một vấn đề vô cùng phức tạp, nhất là đối với hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung, NH TMCP Quân đội nói riêng.

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, khóa luận đã khái quát những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng của NHTM, các phương pháp, quy trình quản lý rủi ro tín dụng, kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số NHTM khu vực và thế giới, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NH TMCP Quân đội trong thời gian qua, tìm nguyên nhân của những tồn tại và đưa ra một hệ thống các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng của MB.

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu, nhưng do trình độ năng lực cũng như kinh nghiệm thực tế còn chưa có nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những lời góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn cũng như những người quan tâm đến đề tài nghiên cứu của khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn, TS Đỗ Thị Kim Hảo, các thầy cô trong khoa Ngân hàng cùng toàn thể ban lãnh đạo, các cán bộ tại NH TMCP Quân đội đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quân đội (MB) (Trang 100 - 104)