THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quân đội (MB) (Trang 45 - 50)

- Ở Trung Quốc: Hệ thống NHTM nước này có tổng dư nợ cho vay

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘ

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng.

Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội là ngân hàng thương mại cổ phần, có tên tiếng anh là Military commercial joint stock bank, trụ sở chính đặt tại Số 3 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Ngân hàng được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 14 tháng 9 năm 1994 và Quyết định số 00374/ GP-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Thời gian hoạt động theo giấy phép là 50 năm và Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 4 tháng 11 năm 1994.

Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tê, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.

Quy mô hoạt động:

- Vốn điều lệ ban đầu của ngân hàng khi thành lập vào năm 1994 là 20 tỷ đồng và được bổ sung theo từng thời kỳ theo quyết định của Đại Hội cổ đông.

- Năm 2008: Số vốn điều lệ của ngân hàng tại thời điểm 31/12/2008 là 3.400 tỷ đồng. Tổng tài sản là 44.346 tỷ đồng, toàn hệ thống có 1 Hội sở chính, 1

Sở giao dịch, 4 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty liên kết và 34 chi nhánh, 54 phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên cả nước. Có 4 công ty con và 2 công ty liên kết.

- Năm 2009: Số vốn điều lệ là 5.300 tỷ đồng. Tổng tài sản là 69.008 tỷ đồng, toàn hệ thống có 35 chi nhánh, 66 phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên cả nước, 5 Công ty con và 3 Công ty liên kết.

- Năm 2010: Số vốn điều lệ đã tăng lên tới 7.300 tỷ đồng. Tổng tài sản là 102.000 tỷ đồng, toàn hệ thống có 1 hội sở chính, hơn 120 chi nhánh cùng điểm giao dịch, 234 máy ATM, 1.550 máy POS phân bổ ở 22 tỉnh thành kinh tế phát triển trên cả nước, 5 công ty con và 3 công ty liên kết. Hiện nay MB có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 800 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó MB luôn đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó.

Vị thế của MB trong ngành ngân hàng:

MB được biết đến là một trong ít những ngân hàng thương mại cổ phần có sự phát triển vững vàng, ổn định tăng trưởng toàn diện, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1997-1998, MB là ngân hàng duy nhất vẫn kinh doanh có lãi và trong bối cảnh khủng hoảng năm 2008, MB là một trong những ngân hàng thanh khoản tốt nhất trên thị trường. Vị thế của MB trong suốt 16 năm qua luôn được đánh giá cao thông qua các giải thưởng MB nhận được và luôn được Ngân hàng nhà nước xếp loại A nhiều năm liền. Sau 16 năm hoạt động, MB tự tin, vững vàng là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam trong một số mảng thị trường đã lựa chọn.

Các sự kiện tiêu biểu:

Năm 1994: MB được thành lập, vốn điều lệ 20 tỷ đồng và bắt đầu cung cấp tài chính chủ yếu cho một số doanh nghiệp quân đội.

Năm 2000: MB phát triển vượt qua khuôn khổ của một ngân hàng, từng bước lớn mạnh thành một tập đoàn bắt đầu bằng việc thành lập hai công ty thành viên là Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long, hiện nay là Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS) và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Quân Đội (AMC) nhằm đa dạng hóa dịch vụ, hướng tới mô hình một tổ chức tài chính đa năng và hiện đại.

Năm 2004: MB trở thành NHTMCP đầu tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.

MB thực hiện dự án tái cấu trúc mô hình tổ chức giai đoạn 2004 – 2008, chuyển đổi theo hướng tách biệt hoạt động quản lý và kinh doanh, mục tiêu hướng tới khách hàng, từng bước hoàn thiện quy trình, thể chế đáp ứng tốt nhất hoạt động của một công ty đại chúng.

MB phát hành thẻ ghi nợ Active Plus trong đó chủ thẻ được bảo hiểm an toàn cá nhân với số tiền tương đối lớn, lên tới hàng chục triệu đồng.

Năm 2005: MB tiến hành ký kết thỏa thuận ba bên với Vietcombank và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) về viêc thanh toán cước viễn thông của Viettel va thỏa thuận hợp tác với Citibank. Việc ký hợp tác có tính chiến lược này cho phép MB tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, phục vụ khách hàng nhanh chóng hơn.

Năm 2006: MB tiếp tục được mở rộng bằng việc thành lập Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư MB (MB Capital) nhằm tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư đồng thời tăng cường năng lực quản trị rủi ro thông qua việc hợp tác với tổ chức Hợp tác và phát triển quốc tế của Thụy Điển (CIDA).

Triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh và mang lại cho khách hàng những tiện ích nhân hàng tốt nhất bằng phần mềm của Tập đoàn Temenos (Thụy Sỹ).

Phát hành thành công 220 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với kỳ hạn 5 năm.

Ra mắt dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking.

Năm 2007: Tiếp nối tiến trình hiện đại hóa hệ thống công nghệ của Ngân hàng, năm 2007, MB triển khai thành công hệ thống Core Banking T24.

Phát hành thành công 1000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với kỳ hạn 2 năm.

MB cũng đồng thời đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh thông qua việc hợp tác chiến lược với các đối tác lớn trên cả nước như: Vietcombank, Sacombank, Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA).

Năm 2008: Tái cấu trúc lại Mô hình tổ chức, hoàn thiện và triển khai Chiến lược nhân sự theo mô hình tổ chức giai đoạn 2008 -2012.

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành cổ đông chiến lược và MB tăng vốn điều lệ lên 3.400 tỷ đồng tăng cường năng lực tài chính của Ngân hàng them một bước nữa.

MB là ngân hàng cổ phần đầu tiên hoàn thành việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và được NHNN VN phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2009: MB hoàn thành việc tăng mức vốn điều lệ lên 5.300 tỷ đồng. Nâng tổng số điểm giao dịch trên cả nước lên 103 điểm. Ra mắt trung tâm dịch vụ khách hàng MB 247.

MB ký hợp tác với nhiều doanh nghiệp để đa dạng hóa dich vụ và tiện ích như: Tổng công ty Bảo hiểm Prudential Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPOST).

MB nhận được nhiều giải thưởng quan trọng: Thương hiệu chứng khoán uy tín, Sao vàng Đất Việt, Nhân ái Việt Nam, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam … Cuối năm 2009, MB đón nhận chứng chỉ ISO

9001:2008 do Công ty Bureau Veritas Certification, một công ty uy tín của Vương quốc Anh đánh giá và xác nhận chất lượng.

Năm 2010: Hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 7.300 tỷ đồng

Nâng số điểm giao dịch trên cả nước lên tới 120 điểm

Đạt một số giải thưởng: Sao vàng đất Việt do Trung Ương hội doanh nghiệp trẻ cấp…

Với sứ mệnh mang lại những giải pháp tài chính – Ngân hàng không ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ mãn cho các khách hàng, MB đã và đang cố gắng hết mình vì lợi ích của các khách hàng bằng 6 giá trị cốt lõi: Tin cậy – Hợp tác – Chăm sóc khách hàng – Sáng tạo – Chuyên nghiệp – Hiệu quả.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng.

Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Quân đội gồm có:

- Hội đồng quản tri: Có chức năng quản trị ngân hàng theo quy định của Luật các - Tổ chức tín dụng và các quy định khác của Pháp luật.

- Ban điều hành: gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. - Bộ máy giúp việc bao gồm cả bộ máy kiểm soát nội bộ.

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức MB

2.1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua.

Xác định rõ tầm nhìn, nhận thức đúng đắn sứ mạng, năm 2010, MB tiếp tục phát triển vững vàng, ổn định tăng trưởng toàn diện. Thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh mà MB đã đạt được trong thời gian qua:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN ĐIỀU HÀNH

VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRỊ

KHỐI QUẢN TRỊ RỦI ROCƠ QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT CƠ QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT

TRIỂNCƠ QUAN KIỂM CƠ QUAN KIỂM

TOÁN NỘI BỘ

KHỐI KIỂM SOÁT NỘI BỘ

QUẢN LÝ HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quân đội (MB) (Trang 45 - 50)