BẢO DƯỠNG VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN MÁY XÚC

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô phỏng hệ thống thủy lực trên máy xúc đào komatsu pc200 8 (Trang 83)

L ỜI NÓI ĐẦU

5.2BẢO DƯỠNG VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN MÁY XÚC

5.2.1 Bảo dưỡng máy xúc đào.

Trên máy đào, hệ thống thuỷ lực là bộ phận chính của máy. Nếu hệ thống thuỷ

lực làm việc không ởđiều kiện tốiưu thì hiệu suất của máy sẽ bịảnh hưởng rất lớn. Thực hiện công tác kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên giúp hệ thống thuỷ lực làm việc hiệu quả do đó sẽ đảm bảo máy làm việc ở hiệu suất cao nhất, giảm thiểu thời

gian dùng máy, giảm chi phí sửa chữa.

Duy trì hệ thống thuỷ lực sạch sẽ làm giảmđộ mài mòn các thiết bịđồng thời duy trì hiệu quả làm việc của chúng. Với hệ thống thuỷ lực ngày nay, dung sai của các phần tử rất bé đồng thời áp suất dầu thuỷ lực cao hơn nên những hạt bẩn lẫn vào trong dầu thuỷ lực có thể gây nên những sự phá huỷ cho hệ thống. Các hạt bẩn có thể thâm nhập vào hệ thống thủy lực bất cứ thời gian nào trong suốt vòng đời của máy: sản xuất, lưu kho, vận chuyển, làm việc và sữa chữa. Ngay cả dầu thuỷ lực mới cũng có thể bị

nhiễm bẩn. Các thành phần hoá học trong dầu có thể sinh ra các chất nhiểm bẩn khi tiếp xúc với nước, không khí và khi nung nóng trong quá trình làm việc. Chất bẩn

thường đi vào hệ thống qua các vòng đệm xy lanh và khe hở của các van điều khiển. Các chất rắn thường được lọc bởi các lọcđặt trong hệ thống, nhưng các chất bẩn đủ

nhỏ thì không được lọc và luân chuyển liên tục trong hệ thống. Thời gian tăng lên, lượng chất bẩn này đủ lớn sẽ ảnh hưởngđến điều kiện làm việc làm việc của hệ thống

và mài mòn thiết bị. Chính vì vậy, lấy mẫu thường xuyên để sớm phát hiện ra mứcđộ

nhiểm bẩn để có cách xử lý. Vệ sinh sạch sẽ bên ngoài các thiết bị (bơm, van, bộ phận

công tác…), bôi trơn các khớp nối, xích bên ngoài. Thông thường, đối với máy đào, sau 250 giờ làm việc thì phải thay thế bộ lọc dầu hồi, sau 500 giờ thì thay thế bộ lọc

Kiểm tra mức dầu thường xuyên, tránh để lượng dầu trong thùng thấp dưới mức cho phép.

Sau một thời gian làm việc, các phớt, đệm làm kín bị biến dạng làm rò rỉ dầu

trong hệ thống, năng suất làm việc của các thiết bị sẽ giảm đi. Phải tiến hành thay thế

các phớt, đệm bị hỏngđảm bảo hệ thống làm việc trong điều kiện tốt nhất.

5.2.2 Kỹ thuật an toàn máy xúc đào.

- Để đảm bảo an toàn cho người và máy xúc, người vận hành cần phải nghiêm

chỉnh chấp hành những quy tắc về kỹ thuật an toàn khi vận hành, bảo dưỡng và sửa

chữa máy xúc:

- Trước khi tiến hành công việc làm đất cần biết nơi thi công có hệ thống ngầm hay

không. Nếu có phải dùng ký hiệu đánh dấu các đường ngầm đó;

- Buổi tối cần có điện chiếu sáng chỗ khai thác, nơi đổ đất và tuyến đường đi lại

trong vùng đào;

- Khi vùng đào nằm ở nơi đông dân cư thì khu vực làm việc của máy phải có rào

chắn và bảng cảnh báo;

- Tất cả các bộ phận quay, chi tiết quay phải được đậy nắp bảo vệ chắc chắn;

- Trong thời gian làm việc cấm người lạ đứng trên máy xúc hoặc đứng trong vùng làm việc của nó;

- Không được tháo lắp các phần tử thủy lực hoặc các chi tiết chuyển động khi máy

đang làm việc;

- Khi làm việc máy xúc phải đứng trên bề mặt đã được san phẳng trước khi làm việc;

- Khi đổ đất vào ô tô cấm đưa gàu xúc ngang qua đầu người hoặc trên buồng lái; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Để tránh hỏng thiết bị công tác, chỉ quay bàn quay cùng với gàu đã xúc đầy sau

khi ra khỏi vùng đào;

- Khi dừng máy, phải đặt cần dọc theo trục của máy xúc và đặt gàu trên mặt đất;

- Khi di chuyển máy xúc đặt cần dọc theo đường di chuyển và đặt gàu ở độ cao

cách mặt đất không lớn hơn 1 m;

- Không được bảo dưỡng hệ thống khi động cơ đang chạy;

- Không được tháo xy lanh công tác cho đến khi các bộ phận công tác được đặt

trên đất an toàn và động cơ đã tắt;

- Trước khi tháo hệ thống thủy lực phải đảm bảo áp suất trong bình tích năng được

xả hết;

- Đảm bảo các đường ống dẫn được kết nối chắc chắn và không bị nguy hiểm bởi

- Một số cụm chi tiết rất nặng, trước khi di chuyển cần chằng buộc cẩn thận;

- Khi rửa hệ thống, nên sử dụng các chất dễ bay hơi để làm sạch;

KẾT LUẬN

Sau hơn ba tháng làm việc, trên cơ sở tài liệu kỹ thuật của máy đào Komatsu PC200-8 cùng một số tài liệu tham khảo khác, trong luận văn tốt nghiệp này em đã trình bày một số nội dung chính sau:

- Khảo sát các phương pháp truyền động và phân loại các loại máy xúc.

- Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của các thiết bị thủy lực tên máy đào Komatsu

PC200-8;

- Xây dựng và mô phỏng hoạt động của các mạch thủy lực trên máy đào Komatsu

PC200-8 bằng phần mềm Automation Studio 5.0;

- Dựa trên sơ đồ nguyên lí, catalog của máy vẽ bản vẽ sơ đồ hệ thống thủy lực trên

máy xúc đào Komatsu PC200-8

- Chẩn đoán các hư hỏng thường gặp đưa ra nguyên nhân và biện pháp sữa chữa.

- Chế độ bảo dưỡng, kỹ thuật an toàn khi làm việc.

Từ các nội dung chính trong luận văn, chúng ta có thể ứng dụng để tìm hiểu

nguyên lí hoạt động, cấu tạo, sơ đồ mạch thủy lực. Qua đó có hình thức bảo dưỡng, sửa

chữa máy hiệu quả hơn đồng thời có thể tăng khả năng làm việc an toàn, nâng cao

năng suất làm việc, tính kinh tế của máy.

Máy đào Komatsu PC200-8 là dòng máy tương đối giống với các máy xúc đào

hiện nay, sử dụng các van điều khiển điện từ nhiều chế độ làm việc tăng khả năng làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc hiệu quả của máy, giảm tiêu hao nhiên liệu. Các loại máy đào hiện nay đều phát

triển dựa trên các dòng máy cũ, vì thế trên cơ sở khảo sát các dòng máy này, chúng ta

có thể tăng khả năng tìm hiểu về các dòng máy cũ hơn và sau này.

Vì thời gian có hạn, kiến thức bản thân còn ít, một số hạn chế về phần mềm mô

phỏng Automation Studio 5.0 nên có một số cụm chi tiết trong hệ thống truyền động

thủy lực trên máy đào Komatsu PC200-8 chưa thể khảo sát, mô phỏng được, và trong

quá trình làm luận văn này, mặc dù có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những

thiếu sót, em mong các thầy cô đóng góp ý kiến bổ sung thêm để đề tài trên của em có

thể hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đinh Ngọc Ái, Đặng Huy Chi, Nguyễn Phước Hoàng, Phạm Đức Nhuận. “Thuỷ

lực và máy thuỷ lực tập 2”. Nhà xuất bản Đại Học và Trung Học Chuyên

Nghiệp, Hà Nội 1972.

[2] Lê Văn Tiến Dũng. “Điều khiển thuỷ lực và khí nén”. Đại học Kỹ thuật Công

nghệ Tp. HCM, 17/10/2004.

[3] Lưu Bá Thuận. “Tính toán máy làm đất”. Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội 2005.

[4] Phạm Đức ân “Vận hành và bảo dưỡng máy xây dựng” Nhà xuất bản giao

thông vận tải.

[5] Phạm Hữu Đỗng, Hoa Văn Ngũ, Lưu Bá Thuận. Máy làm đất. Nhà xuất bản

Xây dựng, Hà Nội – 2004.

[6] Máy xúc thủy lực Komatsu PC200-8, PC200LC-8 Printed in Japan 20/7/2006. [7] Shop manual Komatsu PC200-8, Printed in Japan 4/2007.

[8] Shop manual Komatsu PC200-6, Printed in Japan 2/2002. [9] Shop manual Komatsu PC-400, Printed in Japan 2/2002.

[10] “Kobelco Serviceman Hanbook: Hydraulic Excavator”. Printed in Japan 10/ 1990.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô phỏng hệ thống thủy lực trên máy xúc đào komatsu pc200 8 (Trang 83)