MOTOR DI CHUYỂN

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô phỏng hệ thống thủy lực trên máy xúc đào komatsu pc200 8 (Trang 51)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.6 MOTOR DI CHUYỂN

[7]

1.piston điều chỉnh; 2. lò xo; 3. van điều chỉnh; 4. vỏ; 5. van hút an toàn; 6. van kiểm

tra; 7. trục ra; 8. nút chỉnh cam; 9. ống lót; 10. vòng đệm; 11. chốt hãm; 12. piston; 13. khối xylanh; 14. đĩa đỡ xuppap; 15. van đối trọng; 16. vòng; 17. piston phanh; 18.

tấm; 19. đĩa phanh; 20. quả cầu; 21. lò xo van hút; 22. lò xo van an toàn; 23. lò xo van

đối trọng (điều tiết)

3.6.2 Nguyên lý hoạt động

Hoạt động ở tốc độ chậm (góc nghiêng của đĩa lớn nhất)

[7]

Hình 3.19 Hoạt động của motor quay ở tốc độ chậm

Khi van điện từ không được cấp điện, áp suất từ van giảm áp không đến được

cổng P. Van điều chỉnh 9 được đẩy sang phải bởi lò xo 10. Dầu áp suất cao từ van điều

khiển đi vào piston và đẩy van 22 về bên phải. Lực đẩy của dầu áp suất cao làm motor

xoay dưới góc nghiêng của đĩa là lớn nhất. Lưu lượng của motor là lớn nhất, tốc độ

motor nhỏ nhất.

Hoạt động ở tốc độ cao (góc nghiêng của đĩa nhỏ nhất)

[7]

Khi van điện từ được cấp điện, dầu áp lực được chảy đến cổng P van điều chỉnh 9

được đẩy sang bên trái. Dầu chịu nén từ van điều khiển thông qua cổng d và vào piston

điều chỉnh góc nghiêng của đĩa 15 điều chỉnh góc nghiêng của đĩa là nhỏ nhất, lưu

lượng của motor nhỏ nhất motor xoay nhanh nhất.

Hoạt động của phanh motor

[7]

Hình 3.21 Hoạt động của phanh motor di chuyển

Khi cần điều khiển hoạt động áp suất dầu từ van điều khiển đi đến van đối trọng

19 mở mạch của van, dầu áp lực tiếp tục chảy đến buồng e của piston phanh nén lò xo

phanh 11. Piston 12 được đẩy sang trái lực đẩy của các đĩa phanh và đĩa ma sát được

hở ra phanh được giải phóng, motor hoạt động bình thường. Khi nhừng tác động cần

điều khiển dầu áp lực cao không được chuyển tới van đối trọng, van đối trọng nằm ở

vị trí cân bằng buồng e không được cung cấp dầu áp lực lò xo đẩy piston 12 qua phải

nén các đĩa phanh và đĩa ma sát lại phanh motor ngừng quay.

Van đối trọng

Chức năng:

Khi máy chuyển động xuống dốc, trọng lượng của máy làm cho máy di chuyển

nhanh hơn so với tốcđộ của mô tơ di chuyển. Kết quả, nếu máy chuyểnđộngở chếđộ

thấp của động cơ, mô tơ sẽ quay không tải và máy sẽ chạy xa (tự chạy), điều này rất

nguy hiểm cho sự an toàn khi làm việc và cho động cơ. Để ngăn cảnđiều này, các van sẽ tác động tạo chuyển động cho máy dựa trên tốc độ động cơ (lưu lượng xả ra của

bơm).

Khi được cung cấp dầu chịu nén

Khi cần điều khiển chuyển độngđược kích hoạt, dầu có áp suất cao từ van điều

đến cửa ra MB của mô tơ. Tuy nhiên, đầu ra của mô tơ bị đóng bởi van kiểm tra 18B

và van đối trọng 19 nên áp suất dầu ở nhánh cung cấp tăng lên. Dầu áp suất cao từ

nhánh cung cấp chảyđến lỗ E2 của van đối trọng 19 và lỗ E2 trong van này đến buồng

S1. Khi áp suất trong buồng S1 đạt giá trị cao hơn áp suất trong mạch van, van đối

trọng 19 bịđẩy sang phải. Kết quả, cửa MB và PB thông nhau, mạch ở cửa ra của mô

tơđược mở và mô tơ bắt đầu quay.

Khi cung cấp dầu áp lực Khi xuống dốc

[7]

Hình 3.22 Hoạt động của van đối trọng và van kiểm tra

Khi chuyển động xuống dốc

Nếu máy tự chuyểnđộng xuống dốc, mô tơ sẽ chạy không tải. Vì vậy, áp suất dầu ở cửa vào của mô tơ bị giảm xuống và áp suất ở buồng S1 qua lỗ E1, E2 cũng giảm

xuống. Khi áp suất trong buồng S1 giảm xuống đến giá trị thấp hơn áp suất trong mạch

van, van đối trọng 19 bị quay lại phía trái bởi lò xo van, cửa ra MB bị ngắt. Kết quả,

áp suất trong mạch ra tăng lên. Lực cảnđược thiết lập tới sự quay của mô tơ. Điều này ngăn cản máy tự chạy. Trong một trường hợp khác, van di chuyển đến một vị trí nơi mà áp suất tại cửa ra cân bằng với áp suất tại cửa vào và lực sinh ra do trọng lượng của

máy gây ra. Nó tiết lưu mạch ra và điều khiển mô tơ quay theo lượng dầu cung cấp từ

bơm.

Van an toàn

Chức năng

Khi xe dừng lại hoặc chuyển động xuống dốc, mạch dầu vào và ra khỏi mô tơ bị đóng lại bởi van đối trọng. Tuy nhiên, mô tơ vẫn tiếp tục quay do lực quán tính. Vì vậy, áp suấtở cửa ra của mô tơ trở nên cao bất thường và sẽ phá hỏng mô tơ hoặc các

đườngống. Van an toàn tác độngđể giảm áp suất của dầu và gửi nó đến cửa vào bên ngoài của mô tơđể ngăn cản sự phá huỷ các thiết bị.

Khi motor ngừng hoặc đang chuyển động đi xuống (khi quay phải). Do khi ngừng

hoặc đang chuyển động xuống dốc áp suất tại cổng đầu vào PA giảm xuống làm giảm

áp lực tại buồng S1 van đối trọng chuyển động về phía trái, áp suất tại cửa ra tăng do

sự chuyển động theo quán tính của máy. Nếu áp suất tăng quá áp suấtđặt, Lực sinh ra thắng lực lò xo nên thanh trượt 1 sẽ bịđẩy sang trái. Vì vậy, dầu sẽ chảy từ buồng MB sang buồng MA trong mạch.

[7]

Hình 3.23 Hoạt động van an toàn trong motor di chuyển

Khi motor di chuyển hoặc bắt đầu di chuyển hoặc khi quay trái áp lực từ cổng

MA lớn hơn lực lò xo sẽ đẩy thanh trượt 1 qua trái làm cổng MA thông với MB làm

3.7 VAN ĐIỀU KHIỂN PPC 3.7.1 Cấu tạo van PPC 3.7.1 Cấu tạo van PPC

[7]

P : áp lực vào từ van giảm áp;

P1: LH. PPC valve: Duỗi cần Arm – RH. PPC valve: hạ cần Boom;

P2: LH. PPC valve: Co cần Arm – RH. PPC valve: nâng cần Boom;

P3: LH. PPC valve: Quay trái - RH. PPC valve: co bucket; P4: LH. PPC valve: Quay phải - RH. PPC valve: duỗi bucket;

T: Trở về thùng.

1. Thanh trượt; 2. Piston; 3. Đĩa; 4. Nút (đai ốc); 5. khớp nối; 6. Bản đệm; 7. Đĩa

chặn; 8. Thân; 9. Lọc; 10,11. Lò xo; 12. Lò xo định lượng.

Hình 3.24 Cấu tạo van PPC

3.7.2 Hoạt động của van PPC

Khi ở vị trí trung lập

Cửa A, B của van điều khiển và cửa P1, P2 của van PPC thông với buồng xả D qua lỗ điều khiển f trong piston (1). Vị trí của piston 1 so với thân kiểm soát vị trí của

Khi ở vị trí trung lập Khi hoạt động

[7]

Hình 3.25 Hoạt động của van PPC

Khi hoạt động

Khi piston 4 bắtđầu bị đẩy bởiđĩa 5, đĩa chặn 9 bịđẩy, piston 1 cũng bịđẩy bởi

lò xo định lượng 2 và chuyểnđộng xuống dưới.

Khi điều này xảy ra, lỗ điều khiển f bị đóng lại không thông với khoang xả D. Gần như cùng thời gian này, lỗ này được nối với buồng áp suất bơm PP, áp suất điều khiển từ bơm chính đi qua lỗ điều khiển f và đi từ cửa P1 đến cửa A.

Khi áp suất tại cửa P1 tăng cao, piston 1 bị đẩy quay trở lại phía sau và lỗ điều

khiển f bị đóng lại từ khoang áp suất bơm PP. Gần như cùng thời gian này, lỗ này

thông với buồng xả D để giảm áp suất tại cửa P1. Kết quả là piston 1 di chuyển lên

xuống cho đến khi lực của lò xo định lượng 2 cân bằng với áp suất tai cổng P1. Mối

quan hệ giữa vị trí của của piston 1 và thân 10 (lỗ điều khiển f nằm giữa lỗ xả D và buồng áp suất bơm PP) không thay đổi cho đến khi đĩa chặn 9 tiếp xúc với piston 1.

Khi đĩa 5 bắt đầu quay trở lại, piston 1 bịđẩy lên bởi lực của lò xo và áp suất tại

cửa P1. Khi điều này xảy ra, lỗ điều khiển f được nối với buồng xả D và áp suất dầu tại

cửa P1 giảm xuống.

Nếu áp suất tại cửa P1 giảm xuống quá nhiều, piston 1 bị đẩy xuống bởi lò xo

định lượng 2 và lỗ điều khiển f bịđóng khỏi buồng xả D. Gần như cùng thời gian này, lỗ này được nối với với buồng áp suất bơm PP và áp suất bơm được cung cấp cho đến

Khi piston 1 của van điều khiển quay lại, dầu trong buồng xả D chảy vào từ lỗ

điều khiển f’ trong van ở trên bề mặt không làm việc. Dầu chảy qua cửa P2 đi vào

buồng B và bổ sung dầu vào buồng này.

Khi cần bắt đầu quay trở lại Khi cần kéo hết cỡ

[7]

Hình 3.26 Hoạt động của van PPC

Khi cần điều khiển kéo hết cỡ

Khi đĩa 5 đẩy piston 4 đi xuống, đĩa chặn 9 đẩy piston 1 đi xuống, lỗ điều khiển

nhỏ f bị đóng khỏi buồng xả D và nối với buồng áp suất bơm PP. Vì vậy, dầu điều khiển từ bơm chính chảy qua lỗ điều khiển f, chảy đến buồng A từ cửa P1 và đẩy

piston của van điều khiển. Dầu quay lại từ buồng B chảy từ cửa P2 qua lỗ điều khiển f’

và chảy tới buồng xả D.

3.8 VAN DI CHUYỂN PPC3.8.1 Cấu tạo 3.8.1 Cấu tạo

1. Bản đệm; 2. Thân; 3. Piston; 4. Vành chặn; 5. Van; 6. Damper; 7. Thanh trượt; 8.

Lò xo giữa; 9. Lò xo định lượng; 10. Lò xo điều chỉnh.

Hình 3.27 Cấu tạo van di chuyển PPC

3.8.2 Hoạt động của van di chuyển PPC

Khi ở vị trí trung lập

Cổng A, cổng B của van điều khiển và cổng P1, P2 của van PPC được nối với

cổng xả D thông qua lỗ kiểm soát f trong thanh trượt 1.

Khi ở vị trí trung lập Trong quá trình điều khiển

[7]

Hình 3.28 Hoạt động của van di chuyển PPC

Trong quá trình điều khiển

Khi piston 4 bị đẩy bởi cần 5 thiết bị 9 cũng bị đẩy, thanh trượt 1 cũng bị đẩy

xuống bởi lò xo định lượng 2. Khi lỗ f ngắt kết nối với buồng xả D ngay lặp tức sẽ kết

nối với buồng áp suất P1. Dầu chịu nén đi đến cổng A thông qua cổng P1 nhờ lỗ f. Khi

áp suất tại P1 trở nên lớn hơn nó sẽ đẩy ngược thanh trượt 1 lên và ngắt lỗ f với buồng

P. Thanh trượt sẽ di chuyển lên xuống cho đến khi lực của lò xo định lượng 2 cân bằng

với lực của áp suất P1 tác dụng lên thanh trượt.

Khi cần điều khiển quay trở lại

Khi cần 5 được trả lại thanh trượt 1 bị đẩy lên bởi lò xo và áp suất tại cổng P1.

Nếu áp suất P1 bị hạ xuống quá mức thanh trượt 1 bị đẩy xuống bởi lò xo định lượng 2

lỗ f ngắt khỏi buồng xả D và áp suất tăng trở lại tương ứng với vị trí của cần điều

Khi cần điều khiển kéo hết cỡ

Khi đĩa 5 đẩy piston 4 đi xuống, đĩa chặn 9 đẩy piston 1 đi xuống, lỗ điều khiển

nhỏ f bị đóng khỏi buồng xả D và nối với buồng áp suất bơm PP. Vì vậy, dầu điều khiển từ bơm chính chảy qua lỗ điều khiển f, chảy đến buồng A từ cửa P1 và đẩy

piston của van điều khiển. Dầu quay lại từ buồng B chảy từ cửa P2 qua lỗ điều khiển f’

và chảy tới buồng xả D.

Khi cần điều khiển quay trở lại Khi cần điều khiển kéo hết cỡ

[7]

Hình 3.29 Hoạt động của van di chuyển PPC

3.8.3 Tín hiệu di chuyển, tín hiệu xoay vòng Tín hiệu lái (Drive signal)

Nếu một trong hai cần điều khiển di chuyển trái hoặc phải hoạt động áp lực cổng

ra của van PPC cao cho ra tính hiệu lái tại cổng P5 (hình 3.30).

Tín hiệu xoay vòng (Steering signal)

Tính hiệu vận hành xoay vòng P6 có được khi có sự khác nhau về trạng thái hoặc

mức độ điều khiển của hai cần điều khiển.

Hoạt động

Khi không có tín hiệu tại cổng P6

Khi máy không di chuyển sẽ không có áp lực tại hai buồng I và k nên không có

áp lực tại cổng P6.

Khi di chuyển thẳng cả hai cần điều khiển nằm cùng phía khi đó sẽ có dầu áp lực

điều khiển đến cổng P2 và P4. Áp lực ở hai buồng I và k tăng lên và bằng nhau do đó

thanh trượt k không di chuyển và không có tín hiệu tại cổng P6.

Khi rẽ trái hoặc phải do mức độ nghiêng khác nhau của cần điều khiển dẫn đến áp

suất tại hai buồng I và k cũng chênh lệch gây ra lực đẩy thanh trượt j sang trái hoặc

phải dẫn đến có tín hiệu tại cổng P6.

Khi quay, hai cần điều khiển gạt về hai phía khác nhau. Áp lực dầu điều khiển từ

hai cổng P1, P4 hoặc P2, P3 sẽ cùng điều khiển thanh trượt j sang trái hoặc phải gây ra

tín hiệu xoay vòng tại cổng P6.

[7]

3.9 VAN KHÔNG TẢI

1. Đường dẫn đến van LS; 2. Van con trượt; 3. đường dầu chính từ bơm; 4. nối

với thùng; 5. lò xo.

[7]

Hình 3.31 Cấu tạo van không tải

3.9.1 Cấu tạo và chức năng

Khi tất cả các van phân phốiđềuở vị trí trung gian, dầu từ bơm (góc nghiêng của đĩa cam lắc ở vị trí nhỏ nhất) được xả hết. Khi đó, áp suất của bơm bằng áp suất đặt

của lò xo (5). Áp suất LS được xả về thùng thông qua mạch LS (1). Vì vậy, áp suất LS bằng áp suất áp suất dầuở thùng.

Khi hoạt động (hoạt động khi góc nghiêng của đĩa cam lắc là nhỏ nhất), áp suất

tương ứngởđầu ra của bơm bằng áp suất tại cổng (3).

3.9.2 Hoạt động của van không tải

[7]

Hình 3.31 Nguyên lí hoạt động van không tải

Áp lực của bơm theo đường dẫn đến cổng 3 và kết thúc ở cuối van 2. Khi các van

điều khiển ở vị trí trung lập áp suất LS của mạch 1 là 0 Mpa. Áp lực dầu ở mạch 3 bị

con trượt di chuyển sang trái, cổng b và c được nối thông với nhau và áp lực từ bơm

chảy về thùng theo đường 4. Dầu từ mạch LS 1 theo lỗ a thông qua cổng c và được

tháo về thùng. Khi hoạt động, dầu mạch LS từ các van điều khiển chính tăng lên dẫn

đến áp suất từ cổng 1 tăng lên cùng với lực lò xo 5 đẩy thanh trượt 2 sang phải dầu từ

cổng b ngắt với cổng a.

3.10 VAN HỢP CHIA LƯU LƯỢNG

3.10.1 Chức năng của van hợp chia lưu lượng

Van này dùng để hợp hoặc chia hai dòng dầu áp suất cao P1 và P2 từ bơm. Cùng thờiđiểm này, nó cũng thực hiện việc hợp hoặc chia của áp suấtđiều khiển lưu lượng bơm trong mạch LS.

3.10.2 Hoạt động

Khi hợp lưu lượng P1 và P2 (khi van điều khiển IS1 và IS2 OFF)

[7] 1. Van con trượt;

2. lò xo;

3. Van con trượt hợp chia mạch LS;

4. lò xo;

5, 6. mạch LS (gầu); 7, 8. Mạch LS tay cần;

9. Van PPC cho van con trượt chính

10. Van PPC cho van con trượt LS

Khi tín hiệu IS1 là OFF, áp lực đầu ra từ van EPC bằng 0 Mpa/cm2. Van con

trượt chính 1 bị ép sang bên phải bởi lò xo 2 khi đó cổng E và F được nối lại với nhau.

Áp lực bơm P1 và P2 được hòa trộn với nhau tại cổng E và F sau đó được chuyển đến

các van và cơ cấu chấp hành.

Khi tín hiệu IS2 là OFF, van con trượt hợp chia mạch LS 3 bị đẩy sang phải bởi

lò xo 4. Khi đó cổng A nối với cổng D, cổng B nối với cổng C áp suất tương ứng của

các cổng này bằng nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô phỏng hệ thống thủy lực trên máy xúc đào komatsu pc200 8 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)