3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Gò Quao là huyện của tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp huyện Châu Thành và huyện Giồng Riềng, Tây Bắc giáp sông Cái Lớn, ngăn cách với huyện An Biên, Tây Nam giáp huyện Vĩnh Thuận, Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, Đông giáp tỉnh Hậu Giang. Về hành chính, huyện bao gồm 1 thị trấn và 10 huyện là: Thới Quản, Thủy Liễu, Định Hòa, Định An, Vĩnh Hòa Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam, Vĩnh Phước A, Vĩnh Phước B, Vĩnh Thắng, Vĩnh Tuy. Huyện có quốc lộ 61 nối liền thành phố Cần Thơ – tỉnh Hậu Giang – tỉnh Kiên Giang; tuyến đê bao Ô Môn – Xà No; đường thủy phía Nam từ thành phố Hồ Chí Minh đi tỉnh Cà Mau; sông Cái Lớn nối liền đường thủy phía Nam ra cảng cá Tắc Cậu và đổ ra biển Tây Nam, đường Hồ Chí Minh nối liền quốc lộ 61 về Cà Mau, Năm Căn.
Là một thành viên của NHNoPTNT tỉnh Kiên Giang được thành lập vào ngày 18 tháng 06 năm 1990. Điểm xuất phát ban đầu từ công ty vàng bạc chuyển thành chi nhánh cấp 3 trực thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam tỉnh Kiên Giang.
NHNo&PTNT huyện Gò Quao là NHTM duy nhất đóng trên địa bàn huyện, nên việc kinh doanh của Ngân hàng khá thuận lợi, ít phải cạnh tranh với các NTTM khác. Tuy nhiên, Gò Quao là một huyện mới được thành lập, đời sống người dân còn nghèo, chủ yếu đều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên trình độ hiểu biết và tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng chưa cao. Nhìn nhận được khó khăn trên, Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ, nhân viên (CBNV) của NHNo&PTNT huyện Gò Quao luôn quyết tâm phấn đấu, nổ lực hết mình, đưa đồng vốn đến với người dân nơi đây, xóa bỏ tình trạng lạc hậu, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Gò Quao hoạt động theo khẩu hiệu “Agribank mang phồn thịnh cho khách hàng” và phương châm “Kinh doanh để phục vụ, phục vụ để kinh doanh”. Lấy chữ “tín” làm hàng đầu. mục tiêu của Ngân hàng là góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, hướng vào các thành phần kinh tế thực sự khó khăn, thiếu chi phí sản xuất kinh doanh, cho đến nay đã có rất nhiều hộ vươn lên thoát cảnh đói nghèo nhờ vào nguồn vốn vay của Ngân hàng.
15
3.1.2. Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng
- Nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và dân cư.
- Phát hành các loại chứng từ chỉ tiền gửi, kỳ phiếu.
- Nhận làm thẻ, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền qua tài khoản ATM, chuyển tiền nhanh Westem Union…
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu vốn trừ những nhu cầu mà pháp luật cấm.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại bảo lãnh khác.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Thanh toán chuyển tiền nhanh trong toàn quốc qua hệ thống chuyển tiền điện tử.
+ Thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác với chất lượng cao như: - Phát hành thẻ nội địa, thẻ lập nghiệp cho học sinh, sinh viên.
- Cung ứng dịch vụ Ngân hàng điện tử gồm Mobile Banking (SMS Banking, VnTopup, ATransfer, VnMart, APayBill), Internet Banking.
- Cung ứng các dịch vụ chứng khoán, bảo hiểm, thu ngân sách nhà nước.
3.1.3. Hệ thống tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
3.1.3.1. Hệ thống tổ chức
Chi nhánh có cơ cấu quản trị trực tuyến – chức năng. Theo cơ cấu này người lãnh đạo chi nhánh được sự giúp sức của người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị ra các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Người lãnh đạo chi nhánh vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi chi nhánh.
Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến đã quy định. Tuy nhiên người lãnh đạo chi nhánh phải giải quyết thường xuyên mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng.
Người lãnh đạo chi nhánh vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi chi nhánh.
Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến đã quy định. Tuy nhiên người lãnh đạo chi nhánh phải giải quyết thường xuyên mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng.
16
Hình 3.1 :Bộ máy tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh Gò Quao
(Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH-KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao)
3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ Ban Giám Đốc và các phòng ban
a) Ban Giám Đốc
Ban giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền, Tiếp nhận các chỉ thị phổ biến cho cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình, đề ra các giải pháp, biện pháp để thực hiện đạt hiệu quả.
b) Các phòng ban
Phòng kế hoạch kinh doanh: làm chức năng tín dụng và có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông, tiêu dùng.
- Phân tích kinh tế theo ngành nghề, kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
-Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo&PTNT cấp trên theo ủy quyền.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KT- NQ
17
- Tiếp nhận các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính Phủ, Bộ, các Ngành và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
- Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng. + Phòng kế toán – ngân quỹ có các chức năng:
- Trực tiếp giao dịch tại ngân hàng, thực hiện các thủ tục thanh toán, giải ngân tiền vay cho khách hàng theo lệnh của giám đốc hoặc người ủy quyền.
- Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, giao chỉ tiêu tài chính, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước.
- Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm kiểm tra lượng tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày.
- Cuối mỗi ngày, khóa sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi các nhiệm vụ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót.
- Nhận tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn. - Phát hành chứng chỉ tiền gởi, kỳ phiếu, trái phiếu.
- Cung cấp dịch vụ ủy thác chi trả kiều hối cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
- Thực hiện mở tài khoản tiền gởi thanh toán cho các tổ chức kinh tế và cá nhân .
- Mua bán các loại ngoại tệ.
- Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.
- Phòng hành chính: thực hiện đảm bảo an toàn cho toàn bộ kho quỹ theo quy định, thực hiện nghĩa vụ thu phát tiền cho khách hàng, vận chuyển tiền mặt và lập báo cáo thống kê theo chế độ hiện hành.
3.2 TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH GÒ QUAO GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 NHNo&PTNT CHI NHÁNH GÒ QUAO GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Để tìm hiểu bất kì một daonh nghiệp nào dù là doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp ngoài Quốc doanh thi kết quả hoạt động kinh doanh là chủ yếu tố mà chúng ta phải quan tâm hàng đầu. Vì vậy trước khi đi sâu phân tích
18
hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Gò Quao, ta sẽ tìm hiểu khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh. Trong đó, chủ yếu là phân tích ba yếu tố: thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng.
3.2.1 Thu nhập
Dựa vào bảng 3.1 ta thấy thu nhập của ngân hàng đều tăng trong 3 năm qua, với xu hướng tăng ổn định. Cụ thể năm 2011, thu nhập của ngân hàng đạt 45.076 triệu đồng. Đến năm 2012 thì tăng lên 56.123 tăng lên triệu đồng ( 24,51% so với năm 2011). Nguyên nhân là do nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng ổn định không có chuyển biến phức tạp nên ngân hàng mở rộng hình thức cho vay, đồng thời ngân hàng cũng tăng cường việc giới thiệu và cung cấp các hoạt động dịch vụ ngân hàng đến người dân nông thôn, như các dịch vụ: thẻ, chi trả kiều hối, sản phẩm liên kết là dịch vụ bảo hiểm tín dụng của hệ thống ngân hàng Agribank (ABIC). Ngoài ra xét đến yếu tố vĩ mô thì chính sách của chính phủ cũng góp phần làm tăng trưởng thu nhập. Cụ thể như nhà nước khuyến khích cho vay hổ trợ doanh nghiệp và hộ sản xuất phát triển để đối phó với khủng khoảng kinh tế vì thế ảnh hưởng doanh số cho vay lên cao nên có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu. Đến năm 2013 thì doanh thu vẫn tăng đạt 60.847 triệu đồng so với năm 2012 nhưng ta thấy tốc độ tăng trưởng thì ta thấy chậm lại (còn 8,42%). Đây là do ảnh hưởng của hậu khủng hoảng kinh tế, địa bàn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là nông thôn và đối tượng khách hàng là nông hộ nên tác động của khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng giao dịch của ngân hàng. Mặt khác 2013 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung xuất hiện hiện tượng ép giá lúa gạo ảnh hưởng thu nhập của nông hộ, làm cho thu nhập của người nông dân bị giảm xuống nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông dân kéo theo thu nhập của ngân hàng sụt giảm. Tính đến tháng 6 năm 2014 thì doanh thu của ngân hàng là 32.575 triệu đồng, tăng 2.432 triệu đồng (tương đương tăng 7,36%) so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho thấy ngân hàng sau một thời gian mở rộng cho vay thì đã doanh thu đã bắt đầu ổn định hơn. Thu nhập của ngân hàng từ 2 nguồn chủ yếu là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi.
Thu nhập từ lãi là phần thu nhập có được qua quá trình tín dụng của ngân hàng như lãi ngắn, trung, dài và có thể thấy rõ phần thu nhập này chiếm ưu thế trong tổng doanh thu. Qua bảng số liệu trên ta thấy vào năm 2011 có thu nhập từ lãi 44.040 triệu đồng sang năm 2012 con số này tăng lên 52.870 triệu đồng, đã tăng 8.830 triệu đồng (tăng 20,05%) so với năm 2011. Sự tăng mạnh của nguồn thu này trong 2 năm 2011-2012 là do năm 2011 chính phủ đã thực hiện gói kích cầu thứ 2 sau gói kích cầu năm 2009, đặc biệt gói kích cầu này tập trung vào các ngành nông nghiệp, nông thôn, yêu cầu ngân hàng Nhà Nước
19
phải phối hợp với các bộ, ban ngành rà soát giảm bớt các thủ tục và điều kiện cho vay, xây dựng nghị định về chính sách tín dụng, phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn như: nâng hạn mức cho vay thông thường không cần tài sản thế chấp lên đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ sản xuất nông nghiệp…, vì vậy NHNo&PTNT huyện Gò Quao với vị thế có sẵn của mình trên địa bàn, đã mở rộng cho vay nhiều hơn, dẫn đến nguồn thu từ lãi này tăng mạnh vào năm 2012. Đến năm 2013, thu nhập từ lãi của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lên 3.026 triệu đồng, đạt 55.896 triệu đồng, tăng 5,72% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc giảm mạnh về tốc độ tăng trưởng do nền kinh tế chưa phục hồi như mong đợi, ngoài ra việc sản xuất tiêu thụ nông sản của nông hộ gặp nhiều khó khăn, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả bắt bên nên nông dân không còn mặn mà trong việc mở rộng sản xuất. Việc cho vay các hộ nông nghiệp đã dần đi vào ổn định, không còn tăng trưởng đột biến như năm 2012, cho nên nguồn thu từ nguồn này không tăng trưởng lớn trong năm 2013.
Sáu tháng đầu năm 2014, thu nhập từ lãi của ngân hàng là 28.934 triệu đồng, tăng 3,81% so với cùng kỳ năm 2013, tốc độ tăng trưởng này tuy có thấp nhưng đã thể hiện được sự ổn định trong tăng trưởng của ngân hàng, mặc khác yếu tố thời vụ cũng ảnh hưởng nhiều đến mức thu nhập của ngân hàng, do nông dân thu hoạch vào tháng 9 hay tháng 10, thời gian này mới có lợi tức để trả lãi cho ngân hàng. Mức tăng trưởng này tuy đã giảm nhiều về tốc độ qua các năm, nhưng cũng cho thấy được sự ổn định của ngân hàng trong việc tạo nguồn thu từ lãi.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Thu nhập 45.076 56.123 60.847 30.341 32.575 Thu nhập từ lãi 44.040 52.870 55.896 27.873 28.934 Thu nhập ngoài lãi 1.036 3.253 4.951 2.468 3.641
Chi phí 31.434 41.818 44.635 24.836 25.751
Chi phí từ lãi 22.711 34.929 37.211 20.532 21.109 Chi phí ngoài lãi 8.723 6.889 7.424 4.304 4.642 Trong đó:
+ Dự phòng rủi ro 369 782 817 615 679 + Chi phí khác 8.354 6.107 6.607 3.689 3.963
Lợi nhuận 13.642 14.305 16.212 5.505 6.824
20
Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng bao gồm thu từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và thu nhập từ các nguồn khác, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng cũng là một nguồn tạo ra thu nhập. Trong những năm qua, nguồn thu này vẫn tăng qua đều qua các năm, chủ yếu là do tăng từ thu các hoạt động dịch vụ, như dịch vụ ngoại hối, đăng ký dịch vụ MobileBanking, dịch vụ thanh toán…, ngoài ra, với việc áp dụng trả lương qua thẻ của một số cơ quan ban ngành của huyện đã làm tăng số lượng thẻ ATM phát hành của ngân hàng, từ đó đem lợi một nguồn thu không nhỏ. Tuy rằng nguồn thu từ hoạt động ngoài lãi không chiếm tỉ trọng lớn nhưng rất ổn định và dần phát triển hơn trước do các ngân hàng cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt và chính phủ cũng áp dụng trần lãi suất nên thu nhập từ lãi bị ành hưởng, thu nhập ngoài lãi cũng là một hướng phát triển trong thời gian tới đưa ngân hàng trở thành một ngân hàng đa năng.
3.2.2 Chi phí
Khi phân tích KQHĐKD thì chi phí cũng là một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần xem xét. Chi phí quá cao chứng tỏ Ngân hàng điều chỉnh các khoản chi tiêu của mình chưa hợp lý, ngược lại chi phí quá thấp chưa chắc là điều tốt đối với Ngân hàng, vì đây là dấu hiệu Ngân hàng đang thu hẹp hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, Ngân hàng phải duy trì một khoản chi phí hợp lí nhất để vừa hoạt động kinh doanh tốt vừa đem lại lợi nhuận cao. Qua bảng 3.1, ta có thể thấy tương tự như thu nhập của ngân hàng, chi phí cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 tổng chi phí là 31.434 triệu đồng đến năm 2012 mức chi phí 41.818 triệu đồng tăng 10.384 tương ứng 33,03% và đến năm 2013 thì chi phí vẩn tiếp tục tăng lên 44.635 triệu đồng tăng 2.817 tương ứng 6,47%, nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng cho vay, nguồn vốn huy động cũng tăng cao để đáp ứng nhu cầu giải ngân của khách hàng, vì vậy chi phí tăng theo là điều tất yếu. Trong 2011 thì các ngân hàng cũng chạy đua