Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 35 - 39)

Đối với ngân hàng thương mại, nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với kết quả hoạt động của ngân hàng, ngân hàng có lượng vốn lớn thì hoạt động tín dụng sẽ thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Phân tích các khoản mục trong nguồn vốn cho ta thấy một cách tổng quát tình hình nguồn vốn trong hoạt động của ngân hàng và thấy được xu thế biến động của nó từ đó có thể đánh giá mức độ hợp lý đối với chi phí vốn.

Dựa vào bảng số liệu tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng ta thấy, nguồn vốn tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, nguồn vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nhưng tốc độ tăng trưởng của vốn huy động cao hơn vốn điều chuyển. Tuy vốn huy động qua các năm tăng nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp là do nguyên nhân do tình hình kinh tế huyện nhà đang trong quá trình phát triển, còn gặp nhiều khó khăn, người dân không có

25

vốn nhàn rỗi để ngân hàng huy động. Mặc khác, do là huyện thuần nông, vùng sâu vùng xa, đa số người dân vẫn chưa thích ứng với khái niệm gởi tiền vào ngân hàng, nông dân có tâm lý mua vàng tích lũy thay vì gởi tiền, việc này gây không ít khó khăn cho công tác huy động vốn. Tuy nhiên, mặc dù huy động vốn các năm nhìn chung vẫn có xu hướng tăng, điều này chứng tỏ một bộ phận dân cư đã có tiền nhàn rỗi, hiểu rõ hơn về tín dụng ngân hàng, đã bắt đầu gởi tiền vào ngân hàng, bộ phận này đa số tập trung ở thị trấn Gò Quao, nơi có nền kinh tế phát triển nhất của địa bàn, nhất là sau khi trung tâm thương mại thị trấn Gò Quao được khánh thành. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng được hình thành từ hai nguồn vốn là vốn huy động và vốn điều chuyển. Để rõ hơn về tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, ta có bảng sau:

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH-KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao)

Qua bảng số liệu 4.1 trên, ta có thể thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm, tuy nhiên chiếm đa số trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là vốn điều chuyển, chiếm hơn 65% qua các năm. Về số tuyệt đối thì vốn điều chuyển lớn hơn vốn huy động, cụ thể 2011-2013 vốn huy động tăng đạt mức 68.423 triệu đồng, còn về vốn điều chuyển tăng nhiều hơn đạt mức 85.626 triệu đồng, nhưng về số tương đối sự tăng trưởng vốn huy động của ngân hàng lại có mức tăng trưởng nhanh hơn. Thể hiện qua tỉ trọng trong tổng nguồn vốn, từ 2011-2013 vốn huy động từ 26% tăng lên 36%. Còn về phía vốn điều chuyển từ 74% giảm xuống 67%, qua đó cho ta thấy những lý do đã nêu ở phần trên cho ta thấy tương đối chính xác.

Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Vốn huy động 76.924 104.950 145.347 98.955 130.881 Tiền gởi khách hàng 76.292 104.567 144.826 98.360 130.272 + Không kỳ hạn 22.676 32.197 61.366 12.966 15.835 + Có kỳ hạn 53.616 72.370 83.460 85.394 114.437 Tiền gởi của TCTD 632 383 521 595 609

Vay các TCTD khác 0 0 0 0 0

Vốn điều chuyển 215.294 267.423 300.556 280.791 288.730

26

4.1.1.1 Vốn huy động

Năm 2012 nguồn vốn huy động đạt được là 104.950 triệu đồng, tăng 28.026 triệu đồng (tương đương tăng 36,43%) so với năm 2011. Ta thấy năm 2011 Ngân hàng Nhà Nước ban hành thông tư số 02/2011/TT-NHNN chính thức áp trần lãi suất là 14% trên một năm, cũng gây ra không ít khó khăn cho Ngân hàng khi làm công tác huy động vốn khi một bộ phận người dân không muốn gởi tiền vào ngân hàng nữa làm cho huy động vốn 2011 đạt 76.924 triệu đồng. Song song với việc này, còn có một nguyên nhân khác là năm 2011, tình trạng giá vàng trong biến động mạnh, có xu hướng ngày càng tăng, tạo tâm lý cho người dân thích dự trữ vàng hơn là gởi tiền ngân hàng. Tới năm 2012 mức độ khả quan hơn năm 2011 nguyên nhân do năm 2012, tình hình kinh tế khả quan hơn, lạm phát có dấu hiệu giảm xuống thông qua các chỉ số tiêu dùng giảm. Bên cạnh đó, ngân hàng ngoài việc chú trọng chăm sóc khách hàng hiện tại, cán bộ tín dụng còn tăng cường và nâng cao công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài ra, năm 2012, kinh tế huyện nhà phát triển tốt, nhất là địa bàn thị trấn Gò Quao, với việc đưa trung tâm thương mại Gò Quao hoạt động, người dân có lợi nhuận nhàn rỗi nên việc huy động vốn của ngân hàng tăng so với năm 2011.

Đến năm 2013, tình hình vốn huy động của ngân hàng tăng cao nhất trong ba năm 2011-2013, đạt 145.347 triệu đồng, tăng 38.49% so với năm 2012. Điều này cho thấy những năm qua, cuộc sống của người dân không ngừng được nâng cao, nhiều doanh nghiệp tìm đến họ để hợp tác bao tiêu sản phẩm, vì vậy nguồn thu nhập của họ cũng ổn định rất nhiều, họ không sợ tình trạng được “ được mùa mất giá ” giống như những năm trước đây. Điều này giải thích vì sao, ngày càng nhiều nông dân giàu lên nhanh chóng. Khi có nhiều tiền dư dã, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc làm sao để ‘tiền đẻ tiền”, cộng thêm việc vàng rớt giá nhanh chóng, nên việc gửi tiền vào một Ngân hàng có uy tín nhiều năm trên địa bàn như NHNo&PTNT huyện Gò Quao, là lựa chọn đúng đắn của nhiều hộ nông dân nơi đây nên huy động vốn của ngân hàng tăng so với năm 2012.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, vốn huy động của ngân hàng đạt mức 130.881 triệu đồng, tăng 32.26% so với cùng kỳ năm 2013, gần đạt mức vốn huy động của cả năm 2013, điều này cho thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng ngày càng phát triển tốt, công tác tuyên truyền, quảng bá đã phát huy hiệu quả, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng có ở huyện nhà như đài truyền thanh, báo chí…, Từ đó số lượng người dân biết đến việc gởi tiền ngân hàng và thực hiện gởi tiền ngân hàng cũng được tăng lên. Phương thức huy động vốn chủ yếu của ngân hàng là huy động tiền gởi từ khách hàng

27

là dân cư và các tổ chức kinh tế và tiền gởi của các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nguồn vốn huy động chủ yếu là sự tăng trưởng từ tiền gởi của khách hàng. Cụ thể như sau:

a) Tiền gởi khách hàng

Gồm 2 khoản mục là tiền gởi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn huy động gần như là duy nhất của ngân hàng, luôn chiếm hơn 99% trong tổng vốn huy động. Vì vậy, sự biến động của khoản mục này cũng giống như sự biến động của tổng nguồn vốn huy động. Nhìn bảng số liệu, ta có thể nói khoản mục này tăng trưởng chủ yếu là do sự tăng trưởng của tiền gởi có kỳ hạn, và không kỳ hạn.

Năm 2012, tiền gởi khách hàng tăng 104.567 triệu đồng, tăng 37,06% so với năm 2011. Lý do tăng các khoản mục tiền gởi không kỳ hạn, tăng 9.521 triệu đồng so với năm 2011, do khoản mục tiền gởi không kỳ hạn này chủ yếu là tiền gởi thanh toán của các khách hàng, đặc biệt trong đó là tiền gởi của kho bạc, trong năm 2012, số tiền gởi của kho bạc này tăng nên dẫn đến tăng của khoản mục này.

Đến năm 2013, tiền gởi khách hàng lại tăng trưởng đạt mức 144.826 triệu đồng, tăng 40.259 triệu động, tương đương tăng 38,50%. Biến động này do sự tăng lên của cả 2 khoản mục không kỳ hạn và có kỳ hạn, cho thấy ngân hàng không những chú trọng thu hút những khoản tiền gởi ổn định như tiền gởi có kỳ hạn, mà cũng tập trung thu hút tiền gởi không kỳ hạn. Tiền gởi không kỳ hạn tăng trưởng là do Ngân hàng muốn thu hút nguồn vốn thu hút với quy mô lớn, chi phí thấp hơn so với tiền gởi có kỳ hạn.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, tiền gởi khách hàng là 130.272 triệu đồng tăng 31,72% so với cùng kì năm 2013, sự tăng trưởng này do sự tăng trưởng đồng đều của cả 2 khoản mục không kỳ hạn và có kỳ hạn. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014 tiền gởi khách hàng đã gần đạt được mức của cả năm 2013 điều này cho thấy công tác huy động vốn tiền gởi khách hàng của ngân hàng đã có hiệu quả.

b) Tiền gởi của TCTD

Khoản tiền gởi này chiếm tỷ trọng thấp trong nguồn vốn huy động của ngân hàng và có biến động qua các năm. Sở dĩ khoản tiền gởi này thấp là do trên địa bàn có rất ít ngân hàng hoạt động, tiền gởi của khoản mục này chỉ là tiền gởi của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Gò Quao. Số tiền gởi này lại biến động lớn qua các năm, cụ thể năm 2012, số tiền này đã sụt giảm tới 39,40%, giảm 249 triệu đồng so với năm 2011, đạt mức 383 triệu đồng.

28

Nhưng vào năm 2013, số tiền gởi này tăng đạt mức 521 triệu đồng, tăng 36,03% so với cùng kỳ. Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, số tiền này còn 609 triệu đồng. tăng 2,35% so với năm 2013. Sự thay đổi liên tục này chủ yếu phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng Chính sách xã hội huyện.

4.1.1.2 Vốn điều chuyển

Do địa bàn hoạt động của ngân hàng là vùng nông thôn, nên việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn trong khi nhu cầu vay vốn cũng rất cao nên để đáp ứng đủ nhu cầu cho vay và giải ngân, ngân hàng cần phải có một nguồn vốn điều chuyển từ các ngân hàng trực thuộc hệ thống của tỉnh Kiên Giang. Vì vậy, nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, luôn chiếm hơn 65%.

Nguồn vốn điều chuyển luôn tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 nguồn vốn này là 267.423 triệu đồng, tăng 24,21% so với năm 2011, nguyên nhân của việc này là trong khi ngân hàng mở rộng cho vay với quy mô lớn trong năm 2012 thì vốn huy động trong năm 2012 của ngân hàng không đủ đáp ứng lượng vay cho khách hàng, nên vì thế để giải quyết vấn đề này được ngân hàng cần phải sử dụng vốn điều chuyển nhiều hơn.

Đến năm 2013, vốn điều chuyển tăng nhưng với tốc độ tăng thấp hơn so với năm 2012, (tương đương 12,39%) so với năm 2012, đạt mức 300.556 triệu đồng. Việc này do năm 2013, ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, đáp ứng được một phần nhu cầu cho vay của ngân hàng, vì vậy ngân hàng không cần phải sử dụng vốn điều chuyển nhiều như năm 2012. Tuy nhiên, điều này lại không được duy trì trong 6 tháng đầu năm 2014, khoản mục này lại tăng đột biến, thậm chí gần đạt mức xấp xỉ bằng số liệu năm 2013, đạt mức 288.730 triệu đồng, tăng 2,83% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân của tăng trưởng mạnh mẽ này đến từ đặc thù của địa bàn, do 6 tháng đầu năm là thời gian các hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các hộ nông dân sản xuất theo thời vụ cần nguồn vốn lớn để hoạt động. Bên cạnh đó, kinh tế địa phương cũng đang dần hồi phục sau những bất lợi về thời tiết và thị trường trong các năm qua. Từ những nguyên trên, Ngân hàng đã phải sử dụng vốn điều chuyển nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng của các khách hàng trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 35 - 39)