Phân tích nợ xấu ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 55 - 60)

Trong hoạt động kinh tế, bất kỳ hoạt động chính nào cũng nhằm mục đích lợi nhuận, hoạt động của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Song song với mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tiền tệ mang đến thì độ rủi ro từ hoạt động này cũng tương ứng. Ngân hàng có rất nhiều rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản… và đặc biệt là rủi ro tín dụng mà biểu hiện đầu tiên của nó là nợ xấu. Nợ xấu không chỉ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Vì vậy, mọi ngân hàng đều cố gắng giảm nợ xấu xuống đến mức tối thiểu.

Qua 3 năm 2011-2013 tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng chưa được kiểm soát ở và năm 2013 nợ xấu tăng đột biến cao nhất trong ba năm, kéo theo đó đến 6 tháng đầu năm 2014 thì lại có sự gia tăng thêm của nợ xấu. Cụ thể năm 2011, nợ xấu ngắn hạn là 503 triệu đồng, chiếm 65,41% tổng nợ xấu của ngân hàng. Năm này có mức nợ xấu cao như vậy là vì trong năm 2010 nền kinh tế còn gặp khó khăn, một bộ phần người dân trồng lúa trong địa bàn huyện bị thất thu do bị ảnh hưởng của thiên tai nên những khoản nợ xấu còn gia hạn từ năm 2011 không thể thu hồi lại được, thêm vào đó là sự tăng trưởng trong doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2011 cũng làm phát sinh thêm một số món nợ xấu cho ngân hàng.

45

Bảng 4.11: Nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH – KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao)

Tình hình diễn biến trong năm 2012, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng giảm mạnh, giảm 64,21% so với năm 2011 và chỉ còn 180 triệu đồng. Nguyên nhân của việc này là do ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro vào năm 2012, bên cạnh đó do nền kinh tế có biến động với kinh nghiệm của mình các CBNV tín dụng cho vay, nên với trách nhiệm của mình CBVN tín dụng cẩn thận hơn trong khâu sàn lọc khách hàng. Bên cạnh đó sản xuất kinh doanh đang trở lại binh thường, nhất là đối với các hộ nông dân đã được hướng dẫn phương án sản xuất kinh doanh, điều này làm cho người dân thu được lợi ích từ hoạt động sản xuất của mình, từ đó có tài sản để trả nợ cho ngân hàng, vì vậy nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng trong năm 2012 đã giảm đi đáng kể.

Điều tương tự cũng diễn ra trong năm 2013, khi tình hình nợ xấu của ngân hàng tiếp tục có tăng đột biến, tăng 67,24% so với năm 2012, tăng cao,đạt mức 1.769 triệu đồng. Tình hình nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng cho đến thời gian này không được cải thiện, mà còn tăng đột biến trong khi doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng không ngừng tăng thì nợ xấu lại không giảm đáng kể mà còn tăng cao.

Nguyên nhân của việc tăng cao như vậy do trong năm 2013 các hộ dân được cho vay tín chấp dưới 50 triệu , nên những 50 hộ dân đã vay chăn nuôi gia súc, nhưng do dịch bệnh tai heo tai xanh bùng phát làm chết hàng loạt heo của người dân, nên nông dân không có khả năng trả nợ cho ngân hàng nên nợ xấu năm 2013 tăng cao trong năm này.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng có diễn biến khá phức tạp trong 3 năm vừa qua, mặc dù năm 2013 nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng đã tăng rất cao, nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 thì vẫn cao, đạt giá trị là 1.069 triệu đồng, tăng 146 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013.

Chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014

Ngắn hạn 503 180 1.769 923 1.069

Trung hạn và dài hạn 266 109 862 539 716

46

Nguyên nhân của việc này là do trong năm 2013, một số món vay dành cho chăn nuôi gia súc, đặc biệt là nuôi lợn đã được ngân hàng giải ngân cho khách hàng, nhưng dịch heo tai xanh có dấu hiệu bùng nổ vào cuối năm này đã làm cho các món vay này tạm thời không có khả năng chi trả cho ngân hàng, vì vậy trong 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng tăng.

4.2.4.1 Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Do đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là cá nhân và hộ gia đình nên nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng cũng chỉ phát sinh từ đối tượng khách hàng này. Trong cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế của ngân hàng thì nợ xấu ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình chiếm 100% qua các năm.

Bảng 4.12: Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng qua 3 năm 2011– 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH – KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao)

Tình hình biến động nợ xấu ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình cũng là tình hình biến động chung về nợ xấu của ngân hàng. Năm 2012, nợ xấu ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình giảm xuống so với năm 2011, còn 108 triệu đồng. Sự sụt giảm này là do các biện pháp thu nợ hợp lí của ngân hàng đối với một số món vay từ cá nhân, hộ gia đình. Đến năm 2013, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng lại tiếp tục tăng rất cao, đạt mức 1.769 triệu đồng, tăng 882,77 % so với cùng kỳ năm 2012. Đây là trường hợp lần đầu tiên ngân hàng đối mặt nợ xấu cao như vậy.

Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2014 thì nợ xấu ngắn hạn vẫn ở mức cao, tăng 146 triệu đồng so với cùng kỳ, đạt mức 1069 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng nợ xấu ngắn hạn này đa số là từ các hộ vay vốn để nuôi gia súc trong năm 2013, nhưng lại bị ảnh hưởng bởi dịch heo tai xanh nên mất khả năng trả nợ, dẫn đến nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 tăng. Nhưng với tình hình dịch bệnh đã được chưa kiểm soát tính đến thời gian này thì khả năng trả được nợ của các hộ nói trên là không khả quan, thêm vào đó, ngân hàng đang tìm mọi cách để khắc phục tình trạng nợ xấu để đi vào ổn định trở lại vào cuối

Chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014

CN, HGĐ 503 180 1.769 923 1069

DNNQD 0 0 0 0 0

47

năm 2014, ngân hàng sẽ làm giảm mức nợ xấu ngắn hạn này xuống một mức thấp hơn nữa, bằng cách tạo mọi biện pháp để khắc phục nợ xấu và giảm xuống để Ngân hàng đi vào ổn định trở lại.

4.2.4.2 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

Nhìn chung, nợ xấu ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế cũng có nhiều chuyển biến, nợ xấu vẫn còn cao. Hai nhóm ngành dịch vụ và các nhóm ngành khác có tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn thấp nhất trong các ngành kinh tế, tiếp đến là nhóm ngành công nghiệp – xây dựng, cao nhất là nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Điều này là phù hợp với tình hình cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng, với tỷ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp là cao nhất, vì vậy các khoản nợ xấu ngắn hạn cũng nằm trong nhóm ngành này nhiều nhất là điều tất yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Nông – lâm – ngư nghiệp

Qua bảng 4.13 số liệu trên ta thấy, nợ xấu ngắn hạn của ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng, trên 60% qua các năm qua. Nguyên nhân của việc này là do doanh số cho vay ngắn hạn của ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành nghề kinh tế, vì vậy nợ xấu ngắn hạn cũng tăng theo. Mặc khác, với đặc thù là ngành nông nghiệp, thu nhập của người dân thường không ổn định, nhất là với các hộ vùng sâu, thường bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết, dịch bệnh, thiên tai… bên cạnh đó, trong các năm gần đây, chi phí để sản xuất nông nghiệp như phân bón, giống, thuê nhà máy sấy lúa… đều tăng cao, vì vậy, lợi nhuận của người dân cũng giảm xuống, dẫn đến một số hộ mất khả năng trả nợ cho ngân hàng, làm cho nợ xấu ngành này luôn cao trong cơ cấu nợ. Điều đáng lo ngại là nợ xấu qua các năm biến động. Cụ thể trong năm 2012, nợ xấu của ngành là 137 triệu đồng, giảm 60,40% đạt mức 209 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, nợ xấu lại tiếp tục tăng mạnh, tăng 748,91% so với năm 2012, đạt mức 1163 triệu đồng nợ xấu. Nguyên nhân của tăng cao về nợ xấu này là do người dân bàn giao kĩ thuật hướng dẫn về chuyển giao công nghệ sản xuất và mở rộng quy mô chăn nuôi lớn nhưng hiệu quả lại thấp, làm cho thu nhập của người dân giảm xuống, vì dịch lỡ mồm long móng và heo tai xanh gây thiệt hại không nhỏ cho người dân cho ngân hàng không thu hồi được vốn nên nợ xấu của ngành này vì vậy nợ xấu tăng cao. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu của ngành lại có xu hướng tiếp tục tăng, đạt mức 730 triệu đồng. Nguyên nhân của việc này là do ảnh hưởng của dịch heo tai xanh và lỡ mồm long móng vào cuối năm 2013, làm cho một số khoản vay

48

dành cho chăn nuôi bị mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy làm cho nợ xấu ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 tăng.

Bảng 4.13: Nợ xấu ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 NLNN 346 137 1163 706 730 CN-XD 116 21 278 102 191 TMDV 18 14 181 71 87 Khác 23 8 147 44 61 Tổng 503 180 1.769 923 1.069

(Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH – KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao) b) Công nghiệp – xây dựng

Trong khi ngành công nghiệp – xây dựng có doanh số cho vay ngắn hạn thấp nhất trong các ngành nghề kinh tế, thì nợ xấu ngắn hạn của ngành này lại có tỷ trọng đứng thứ hai trong các ngành, chỉ sau ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Các khoản nợ xấu của ngành này chủ yếu là phát sinh từ những khoản vay xây dựng nhà cửa của người dân. Nợ xấu ngắn hạn ngành năm 2012 đạt mức 21 triệu đồng, giảm 95 triệu đồng so vơi năm 2011, do ngân hàng đôn đốc thu nợ từ các món vay xây dựng nhà cửa còn tồn động trong năm 2011. Đến năm 2013, nợ xấu lại tăng 257 triệu đồng, và đạt mức 278 triệu đồng. Tình trạng này duy trì cho đến 6 tháng đầu năm 2014, tăng 22,54% so với cùng kì năm 2013, đạt mức 87 triệu đồng, tương tự là những món vay của người dân xây dựng đường xá nhà cửa của người dân nên, ngân hàng nên xem xét xử lý món nợ này.

c) Dịch vụ

Ngành dịch vụ có nợ xấu vẫn cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Năm 2012, nợ xấu của ngành giảm 4 triệu đồng, đạt mức 14 triệu đồng. Đến năm 2013 tăng 181 triệu đồng. Nguyên nhân của việc ngành này là do địa bàn, mọt bộ phận khác hàng có nhu cầu vay vốn cao để đầu tư vào dịch vụ, nhưng do kinh doanh làm ăn thua lỗ trong năm này, khiến cho nhóm khách hàng từ nhóm ngành này chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đầy đủ và đúng hạn, tuy vẫn còn một số món vay chưa thu hồi được, với tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngành dịch vụ nên nợ xấu năm này tăng cao như vậy. Đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu của ngành đạt mức 87 triệu đồng, tăng 22,54% triệu đồng

49

so với cùng kỳ. Nguyên nhân do nhóm nợ cuối năm 2013 còn tồn đọng nên kéo theo 6 tháng đầu năm tăng.

d) Các ngành khác

Nợ xấu ngắn hạn của các ngành khác, chủ yếu là từ các món vay tiêu dùng, có xu hướng giảm mạnh trong 3 năm 2011 – 2013. Năm 2012, nợ xấu ngắn hạn của ngành giảm 81,40% so với năm 2011, còn 8 triệu đồng. Đến năm 2013 lại tiếp tục tăng 139 triệu đồng, đạt mức 147 triệu đồng nợ xấu. Nguyên nhân của việc này là do các món vay chủ yếu trong địa bàn để kinh doanh buôn bán với quy mô lớn, bên cạnh đó do chưa được kiểm soát kĩ càng làm cho Ngân hàng không thu hồi được nợ nên nợ xấu cao. Mặt khác do ảnh hưởng bởi tình hình sản xuất kinh doanh của người dân, nếu kinh doanh không tốt, thì không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, vì vậy nợ xấu ngắn hạn của ngành chủ yếu là từ các khoản vay này, việc sản xuất kinh doanh của các hộ này không tốt, vì vậy việc trả nợ cho ngân hàng không được đảm bảo, làm cho nợ xấu cũng vì vậy mà tăng cao. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu lại tăng trưởng mạnh, tăng 340,91% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 194 triệu đồng. Nguyên nhân của việc này là do một hộ sản xuất trong địa bàn thị trấn gặp khó khăn và kinh doanh thua lỗ, dẫn đến việc mất khả năng trả nợ cho ngân hàng Ngân hàng đang xem xét giải quyết món nợ này.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 55 - 60)