Phân tích dư nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 51 - 55)

Dư nợ ngắn hạn phản ánh tình hình cho vay và thu nợ như thế nào tại thời điểm báo cáo, đồng thời cho biết số tiền ngân hàng còn phải thu từ khách hàng. Dư nợ ngắn hạn là chỉ tiêu được ngân hàng quan tâm hàng đầu, dư nợ càng tăng chứng tỏ quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng mở rộng.

Bảng 4.8: Dư nợ ngắn hạn theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Ngắn hạn 198.118 257.056 320.237 302.449 336.804 Trung hạn và dài hạn 55.985 66.747 65.125 68.796 72.432 Tổng cộng 254.103 323.803 385.362 371.245 409.236

(Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH-KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao)

Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 77,97%, 79,39%, 83,10%. Nguyên nhân chủ yếu của việc dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là vì ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Dư nợ ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng qua các năm. Năm 2012, dư nợ ngắn hạn của ngân hàng là 257.056 triệu đồng, tăng 29,75% so với năm 2011.

Đến năm 2013, dư nợ ngắn hạn đã tăng một khoảng là 63.181 triệu đồng và đạt mức 320.237 triệu đồng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, khoản mục này là 336.804 triệu đồng, đã tăng 11,36% so với cùng kỳ năm 2013. Dư nợ ngắn hạn tăng là do nhu cầu vốn ngắn hạn tăng nhanh trong những năm gần đây, dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng trưởng nhanh, bên cạnh đó, ngân hàng tiến hành nhiều biện pháp thu nợ có hiệu quả, làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng trưởng tương ứng với doanh số cho vay ngắn hạn, vì vậy doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng trưởng tương ứng theo hai doanh số trên. Dư nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng trưởng cho thấy tình hình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đang phát triển theo chiều hướng tốt, ngân hàng vừa thực hiện công tác mở rộng cho vay có hiệu quả, và công tác thu nợ ngắn hạn cũng tốt. Dư nợ ngắn hạn của ngân hàng chiếm đa số là dư nợ từ ngành nông nghiệp và dịch vụ, hai ngành có mức tăng trưởng khá tốt kể cả doanh số cho vay hay thu nợ của ngân hàng.

Tuy dư nợ ngắn hạn thể hiện quy mô tín dụng của ngân hàng, nhưng nó cũng thể hiện được các món vay chưa thu hồi của ngân hàng, vì vậy, tuy dư nợ

41

tăng trưởng tốt, nhưng ngân hàng vẫn phải quan tâm nhiều đến doanh số thu nợ ngắn hạn của mình, không để phát sinh nhiều món nợ quá hạn, dẫn đến một nguyên nhân nào đó làm cho dư nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng cao.

Tóm lại, tình hình tăng trưởng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng trong mấy năm qua đều tăng. Trong đó, ngân hàng cần phải chú trọng vào những đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, những khách hàng có uy tín để đầu tư vốn một cách hợp lý, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cho khách hàng và ngân hàng, từ đó làm cho nền kinh tế của địa phương ngày càng phát triển.

4.2.3.1 Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

a) Cá nhân, hộ gia đình

Qua bảng số liệu thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế, có thể thấy dư nợ ngắn hạn cá nhân và hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn, luôn chiếm hơn 90% dư nợ ngắn hạn của ngân hàng. Vì vậy, cùng với sự tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn của ngân hàng, khoản mục này cũng tăng trưởng tương ứng. Qua 3 năm 2011 – 2013, doanh số cho vay ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình tương ứng là 184.474 triệu đồng, 243.106 triệu đồng, 305.822 triệu đồng. Tính đến tháng 6 năm 2014, khoản mục này là 322.630 triệu đồng, tăng 11,45% so với cùng kỳ năm 2013. Việc tăng trưởng này là do đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là cá nhân và hộ gia đình. Điều này phù hợp với đặc thù địa bàn huyện, là vùng sâu vùng xa, không có nhiều doanh nghiệp lớn. Bảng 4.9: Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 CN, HGĐ 184.474 243.106 305.822 289.474 322.630 DNNQD 13.644 13.950 14.415 12.975 14.174 Tổng cộng 198.118 257.056 320.237 302.449 336.804

(Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH-KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao) b) Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Năm 2011 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt được 13.644 triệu đồng. Đến năm 2012 là 13.950 triệu đồng tăng nhẹ khoảng 2,24% đến năm 2013 tăng thêm khoảng 465 triệu đồng ứng với 3,33%, đến 6 tháng đầu năm 2014 là

42

14.174 triệu đồng. Nhìn chung ta thấy dư nợ ngắn hạn ngoài quốc doanh tăng đều qua các năm, phù hợp với những năm trước và chiếm tỉ trọng nhỏ trong dư nợ ngắn theo thành phần kinh tế. Vì vậy, dư nợ ngắn hạn cá nhân – hộ gia đình là dư nợ chủ yếu của ngân hàng. Sự biến động của khoản nợ này cũng là sự biến động chung của tổng dư nợ tại ngân hàng.

4.2.3.2 Dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề

Với sự biến động của doanh số cho vay ngắn hạn và thu nợ ngắn hạn của các ngành nghề kinh tế, với ngành nghề nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ ngắn hạn của ngân hàng, tiếp theo là ngành dịch vụ, các ngành khác khác, và cuối cùng là ngành công nghiệp – xây dựng. Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn ở các ngành tăng qua các năm. Dựa vào bảng 4.10 ta thấy như sau:

Bảng 4.10: Dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế qua 3 năm 2011– 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH – KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao) a) Nông – lâm – ngư nghiệp

Xét về mặt tỷ trọng thì ngành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng tăng, nguyên nhân do ngành nghề này có doanh số cho vay ngắn hạn cao nhất trong tất cả các ngành nghề cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng trong 3 năm qua của ngành này trong dư nợ ngắn hạn của ngân hàng là 69,20%, 69,28%, 69,36%. Xét về mặt giá trị, dư nợ ngắn hạn của nhóm ngành này năm 2012 là 178.095 triệu đồng, tăng 40.997 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, dư nợ ngành này lại tăng 24,72%, đạt mức 222.112 triệu đồng. Và đến 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ ngắn hạn có giá trị là 232.320 triệu đồng, tăng 17.656 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng trưởng không ngừng

Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 NLNN 137.098 178.095 222.112 214.664 232.320 CN-XD 2.972 3.295 3.690 3.698 6.314 TMDV 43.982 57.958 73.345 64.281 80.262 Khác 14.066 17.708 21.090 19.806 17.908 Tổng 198.118 257.056 320.237 302.449 336.804

43

về dư nợ ngắn hạn của nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp là do ngành được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, có nhiều chuyển biến mới, người dân đa dạng hóa trong nông nghiệp, cây lúa không phải là cây trồng duy nhất, cùng với đó là người dân được chuyển giao khoa học – kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất… tất cả những điều này làm cho các hộ nông nghiệp, nông thôn có nhu cầu vốn tăng cao, cũng đồng thời làm cho lợi nhuận của các hộ này có sự tăng trưởng.

Đối với ngân hàng, điều này làm cho công tác cho vay ngắn hạn, cũng như thu nợ ngắn hạn trở nên thuận lợi, làm cho dư nợ ngắn hạn của ngành này tăng trưởng ổn định trong các năm vừa qua. Với sự tăng trưởng này, có thể thấy ngân hàng có thể an tâm mở rộng cho vay với các món vay thuộc nhóm ngành kinh tế này.

b) Công nghiệp – xây dựng

Dư nợ ngắn hạn của nhóm ngành này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các ngành nghề kinh tế, dưới 2% trong các năm qua, và đồng thời cũng tăng qua các năm ứng với mức doanh số cho vay ngắn hạn của ngành. Năm 2012, dư nợ ngắn hạn của ngành có giá trị là 3.295 triệu đồng, tăng 10,87% so với năm 2011. Đến năm 2013, tăng 395 triệu đồng, đạt 3.690 triệu đồng.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ ngắn hạn của ngành là 6.315 triệu đồng, tăng 2.617 triệu đồng so với cùng kỳ. Nguyên nhân dư nợ ngành này tăng trưởng qua các năm là do nhu cầu xây dựng nhà cửa người dân tăng lên qua các năm, thêm vào đó nếu địa phương có nhu cầu xây dựng, nâng cấp đường xá, thủy lợi thì nhu cầu vốn ngành này tăng. Ngoài ra, cũng có thể kể đến các nguyên nhân khác như dự án trung tâm thương mại ở các xã của Công ty cổ phần và đầu tư xây dựng Kiên Giang, vay vốn kinh doanh của công ty Foster và công ty may…, làm tăng dư nợ ngắn hạn của ngành này.

c) Dịch vụ

Cụ thể năm 2011, dư nợ của ngành là 43.982 triệu đồng. Nhưng đến năm 2012 lại tăng 57.958 triệu đồng, tăng 31,08%, tăng 13.976 triệu đồng tương đương tăng 31,78%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng rồi tiếp tục tăng của ngành là do năm 2012, nhu cầu vay vốn của các tiểu thương lớn và nhỏ trong các trung tâm thương mại tăng cao, dẫn đến sự tăng trưởng của dư nợ vào năm 2012. Nhìn chung ở huyện Gò Quao, do địa bàn hoạt động ở huyện nên ngoài nông nghiệp thì thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao vì nhu cầu vốn ngành này tương đối nhiều nên làm cho dư nợ tăng vào năm này tăng. Tính đến tháng 6 năm 2014, dư nợ ngắn hạn là 80.261 triệu đồng, tăng trưởng 24,86%% so với cùng kỳ năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44

d) Các ngành khác

Dư nợ ngắn hạn của ngành này chủ yếu là dư nợ cho vay tiêu dùng. Qua 3 năm 2011-2013, dư nợ ngắn hạn của ngành này có xu hướng tăng dần. Cụ thể năm 2012, dư nợ ngắn hạn tăng 3.642 triệu đồng so với năm 2011, đạt mức 17.708 triệu đồng, sự tăng trưởng này là do tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2012, xấp xỉ bằng với mức tăng trưởng của doanh số cho vay ngắn hạn vì vậy làm cho dư nợ ngắn hạn của ngành tăng trong năm 2012. Năm 2013, mức dư nợ ngắn hạn là 21.090 triệu đồng, tăng 3.382 triệu đồng so với năm 2012. Dư nợ của ngành này là chủ yếu là dư nợ cho vay tiêu dùng, vì vậy đây là dư nợ chịu ảnh hưởng của nền kinh tế. Khi kinh tế thuận lợi thì doanh số cho vay ngành này tăng ổn định làm cho chi tiêu làm cho nhu cầu vay vốn tăng theo, cùng với đó là việc khách hàng gặp thuận lợi trong việc trả nợ cho ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ ngắn hạn của ngân hàng lại giảm so với cùng kì, giảm 9,58%, đạt mức 17.908 triệu đồng. Ngoài ra, do cuối năm 2013, người dân không có nhu cầu vay vốn tiêu dùng, bên canh cạnh đó một bộ phận người dân trả nợ cho ngân hàng làm cho doanh số cho vay tăng, dẩn đến dư nợ 6 tháng đầu năm 2014 giảm.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 51 - 55)