29
Với đặc thù là một huyện lấy nông nghiệp làm hướng phát triển kinh tế chính, người dân trong huyện phần lớn chỉ cần nguồn vốn trong một thời gian ngắn, vì vậy với NHNo&PTNT huyện Gò Quao, tín dụng ngắn hạn chiếm phần lớn hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Ngắn hạn 252.628 328.272 383.275 246.620 286.557 Trung hạn và dài hạn 46.310 54.464 56.868 29.241 32.370 Tổng cộng 298.938 382.736 440.143 275.861 318.927
(Nguồn:Bảng báo cáo phòng KH-KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao)
Dựa vào bảng 4.2, ta có thể thấy tỉ trọng cho vay ngắn hạn nhiều hơn so với cho vay trung và dài hạn, chiếm hơn 80% doanh số cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng khá cao. Cụ thể năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn là 382.272 triệu đồng, tăng 75.644 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng là 29,94% so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số này lại tiếp tục tăng lên 55.003 triệu đồng, đạt được 383.275 triệu đồng doanh số cho vay, tương đương tăng trưởng 16,76% so với năm trước. Từ đầu năm 2014 cho đến 6 tháng đầu năm 2014, khoản mục cho vay ngắn hạn của ngân hàng là 286.557 triệu động, tăng 39.937 triệu đồng so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu của khoản mục cho vay ngắn hạn luôn tăng qua các năm do những nguyên nhân sau:
Nguồn vốn huy động trên địa bàn chủ yếu là ngắn hạn nên vì lí do thanh khoản, nên ngân hàng tập chung các món vay ngắn hạn hơn là trung và dài hạn, vì vậy các khoản vay ngắn hạn thường được xét duyệt cho vay nhiều hơn. Ở địa bàn huyện Gò Quao, sản xuất nông nghiệp là hoạt động chủ yếu. Thời hạn sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, trồng mía, trồng khóm là ngắn hạn, nên những hộ sản xuất này chủ yếu vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất. Hoạt động sản xuất nông nghiêp cho thấy sự tăng trưởng liên tục của doanh số cho vay ngắn hạn trong giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng 2014, đã chứng minh Ngân hàng ngày càng có uy tín và được nhiều khách hàng biết đến. Nếu như trước kia, để bắt đầu vụ lúa mới hay trồng mía, trồng khóm, người dân thường thiếu vốn để chuẩn bị mùa vụ mới, hay mua giống, phân bón các loại.., họ
30
thường vay mượn bên ngoài hoặc mua chịu đại lý và sẽ thanh toán sau khi thu hoạch kèm theo tiền lãi khá cao. Nếu trừ đi chi phí thì người nông dân không còn lãi được bao nhiêu. Nhưng với lãi suất ưu đãi cho vay của nông nghiệp của NHNo&PTNT huyện Gò Quao giúp người nông dân có một phần lãi nào đó trong vụ mùa. Qua đó ta thấy được sự phát triển của hoạt động cho vay, không thể không kể đến sự đóng góp của CBNV Ngân hàng Gò Quao đã nỗ lực phấn đấu không ngừng luôn tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ nên doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng của Ngân hàng tăng qua các năm. Mặt khác trên địa bàn cũng có ít các doanh nghiệp, công ty lớn, chỉ có các hộ kinh doanh và một vài doanh nghiệp tư nhân nên nhu cầu vay vốn trung và dài hạn cũng thấp.
Với nền kinh tế còn nhiều biến động về lạm phát và lãi suất, ngân hàng rất khó quản lý tín dụng trung và dài hạn, trong khi đó khách hàng cũng khó định hướng được thu nhập trong tương lai, nhất là đối với các hộ nông nghiệp. Vì vậy, ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn để có vòng quay vốn nhanh, giảm thiểu thiệt hại khi nền kinh tế phát triển theo chiều hướng xấu.
4.2.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng
a) Cá nhân, hộ gia đình
Trên địa bàn hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Gò Quao là địa bàn thuộc vùng sâu vùng xa, vì vậy phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là cá nhân, hộ gia đình. Cụ thể năm 2012, khoản mục này là 324.169 triệu đồng, tăng 75.330 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình tiếp tục tăng 55.312 triệu đồng, đạt mức 379.481 triệu đồng.
Bảng 4.3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 CN, HGĐ 248.839 324.169 379.481 245.683 283.720 DNNQD 3.789 4.103 3.794 937 2.837 Tổng cộng 252.628 328.272 383.275 246.620 286.557
(Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH-KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao)
Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, ngân hàng đã giải ngân cho nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình là 283.720 triệu đồng, tăng 15,48% so với cùng kỳ
31
năm 2013. Sự gia tăng của khoản mục này là do đối tượng chủ yếu của ngân hàng là nhóm đối tượng này, vì vậy cùng với sự gia tăng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng, khoản mục này cũng tăng trưởng tương ứng theo. Khoản mục này chiếm gần 98% khoản mục doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng.
b) Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đối với các khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do địa bàn ít có các loại hình doanh nghiệp nào lớn, đa số là doanh nghiệp nhỏ, nên ngân hàng cũng ít có các giao dịch tín dụng mang giá trị lớn với đối tượng khách hàng này như các ngân hàng trên các địa bàn khác, đồng thời các doanh nghiệp trong địa bàn thường là doanh nghiệp theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, vì vậy khi cần vốn các doanh nghiệp này thường vay dưới hình thức cá nhân. Năm 2011 đây là năm có các doanh nghiệp đấu thầu thi công nâng cấp tuyến đường nông thôn huyện, vì vậy ngân hàng đã xem xét và giải ngân được 3.789 triệu đồng trong năm 2011. Đến năm 2012, khoản mục này đã tăng trưởng 8,29%, đạt mức 4.103 triệu đồng, đối tượng cho vay lúc này của ngân hàng vẫn là các doanh nghiệp xây dựng tuyến đường nông thôn của huyện. Cho đến năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự sụt giảm, giảm 309 triệu đồng, đạt mức 3.794 triệu đồng, nguyên nhân do trong năm 2013, một số doanh nghiệp bị phá sản hàng loạt ảnh hưởng đến doanh nghiệp ở huyện Gò Quao cũng bị tác động không nhỏ nên nhu cầu vay vốn có giảm so với năm 2012, bên cạnh đó doanh nhiệp cũng có dự án xây dựng khu dân cư xã Thới Quảng trong 6 tháng cuối năm 2013 bắt đầu thi công, đơn vị xây dựng dự án là Công ty cổ phần và đầu tư phát triển xây dựng Kiên Giang có ký kết hợp đồng vay ngắn hạn với ngân hàng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay doanh nghiệp của ngân hàng đạt 2.837 triệu đồng, nguyên nhân doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn xây dựng hoàn thành dự án khu dân cư xã Thới Quảng nên doanh nghiệp này tiếp tục vay vốn để thi công típ.
Tóm lại, do đặc thù của huyện có rất ít doanh nghiệp hoạt động, nên đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng trong giai đoạn này là cá nhân và hộ gia đình. Sự biến động của khoản mục cá nhân và hộ gia đình là đại diện cho sự biến động của khoản mục cho vay ngắn hạn của ngân hàng, luôn tăng trưởng không ngừng qua các năm, với tốc độ tăng trưởng ổn định.
32
Với các đặc thù của huyện, huyện Gò Quao lấy xu hướng phát triển nông nghiệp làm hướng phát triển kinh tế chính của mình, để có thể sử dụng tốt nhất các điều kiện nông nghiệp của huyện nhà. Bên cạnh đó, huyện vẫn tiếp tục xây dựng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, phát triển các ngành kinh tế khác. Mặt khác, với sự thành lập trung tâm Thương mại huyện Gò Quao, huyện nhà đang từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế của mình.
NHNo&PTNT huyện Gò Quao nắm bắt được xu thế đó, đã cho vay theo nhiều đối tượng khác nhau, thuộc các ngành nghề kinh tế khác nhau, làm như vậy vừa thể hiện được mức độ đa dạng hóa các hình thức hoạt động tín dụng của ngan hàng, vừa làm cho ngân hàng phân tán được rủi ro, không tập trung nhiều vốn của ngân hàng vào một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng nào đó. Để thấy rõ hơn về tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng, ta dựa vào bảng 4.4 sau:
Bảng 4.4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH-KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao)
Qua bảng số liệu 4.4 trên, ta có thể nhận xét doanh số cho vay ngắn hạn của các ngành nghề kinh tế khác nhau, cụ thể:
a) Nông – lâm – ngư nghiệp
Ngành nông – lâm – ngư nghiệp là một thế mạnh của huyện Gò Quao nên tỷ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh số cho vay của ngân hàng, chiếm hơn 65% tỷ trọng cho vay, mặc khác, do đặc điểm của ngành này là cần nhu cầu vốn trong ngắn hạn, điều này làm cho doanh số cho vay trong ngắn hạn của ngành lại càng cao hơn nữa. Cụ thể, tỷ trọng cho vay ngắn hạn của ngành này trong 3 năm qua lần lượt là 66,70%, 68,92%, 69,19%. Tỷ trọng này cũng thể hiện được sự tăng trưởng của doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng dành cho ngành này, cụ thể năm 2012, ngân hàng đã giải ngân được 226.246 triệu đồng, tương ứng với mức tăng trưởng là 34,27% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc này là năm 2012,
Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 NLNN 168.503 226.246 264.498 171.894 197.581 CN-XD 6.568 5.252 3.756 4.267 6.161 TMDV 53.052 64.341 77.805 44.958 56.595 Khác 24.505 32.433 37.216 25.501 26.220 Tổng 252.628 328.272 382.275 246.620 286.557
33
do nhu cầu mua cây giống mới, phân bón, con giống, thuốc trừ sâu, ngoài ra còn có nhu cầu vốn về cơ giới hóa nông nghiệp của người dân tăng cao, với lại khi sản xuất NLNN được sự quan tâm giúp đở của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương, ngành nông – lâm – ngư nghiệp có sự phát triển vượt bậc, nông dân được chuyển giao khoa học kỹ thuật, cũng như được triển khai mô hình sản xuất lúa theo hướng CNH – HĐH, vì vậy nhu cầu vốn tín dụng tăng theo.
Năm 2013, sự tăng trưởng trên vẫn được duy trì, bằng chứng là khoản mục này đã tăng 38.252 triệu đồng, tương đương tăng 16,91% và đạt mức 264.498 triệu đồng. Trong năm này, chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân cải tạo vườn tạp, trồng rau màu xen canh các loại rau củ nhằm đa dạng sản xuất để tăng thu nhập cho người dân, do đó nhu cầu vốn phục vụ cải tạo cũng tăng lên, làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng.
Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng dành cho ngành nông – lâm - ngư nghiệp đạt mức 197.581 triệu đồng, tăng 25.687 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho thấy dấu hiệu tốt của ngành này, nhu cầu vốn càng lúc càng tăng, thể hiện được sự phát triển của ngành. Huyện Gò Quao là một huyện nông nghiệp, chính quyền địa phương cũng xác định lấy ngành này làm hướng phát triển chính trong tương lai gần, vì vậy cùng với sự phát triển của ngành thì ngân hàng luôn có chính sách ưu tiên dành cho ngành này, thể hiện qua doanh số cho vay ngắn hạn tăng trưởng đều qua các năm.
b) Công nghiệp – xây dựng
Huyện Gò Quao là một huyện còn nghèo, trên địa bàn huyện có rất ít các hoạt động công nghiệp nên dẫn đến tỷ trọng của ngành này trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng là thấp, không vượt quá 3% trong các năm qua. Đặc trưng của ngành này ở địa bàn huyện là số tiền giải ngân chỉ chủ yếu nằm trong ngành xây dựng. Trong năm 2012, số tiền dành cho ngành này là 5.252 triệu đồng, giảm 20,04% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là, trong năm 2012. Việc này là do tuyến đường thi công gia cố đã hoàn thành, trên địa bàn không còn dự án lớn nữa. Số tiền giải ngân trong năm chủ yếu là do các hộ gia đình vay mượn để sữa chữa nhà cửa, hoặc xây mới trong dự án trung tâm Thương mại huyện Gò Quao.
Đến năm 2013, khoản mục này lại có sự sụt giảm, chỉ còn 1.496 triệu đồng, giảm 28,48% so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trong năm 2013 do các doanh nghiệp trong ngành xây dựng không mở rộng đầu tư một phần vì không có dự án lớn, vì giá nguyên vật liệu đang có chiều hướng
34
tăng nên doanh nghiệp không còn mặn mà vay vốn của Ngân hàng để tiếp tục phát triển.
Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, số tiền ngân hàng cho vay ngắn hạn dành cho ngành này là 6.161 triệu đồng, tăng 1.894 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng này là do người dân trong địa bàn huyện, cụ thể là Thị Trấn Gò Quao, tính đến thời điểm hiện nay, đất trong dự án trung tâm Thương mại lên cơn sốt, với hơn 80% diện tích đất trong dự án đã được bàn giao và xây dựng mới. Vì vậy, nhu cầu vay vốn của người dân để xây dựng vẫn tăng , ngân hàng duy trì được khoản vay dành cho ngành này là do công ty Foster và Công ty may vừa mở chi nhánh ở địa bàn huyện vào năm 2013, và thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng.
c) Thương mại – dịch vụ
Trong tỷ trọng cho vay ngắn hạn của ngân hàng, ngành thương mại – dịch vụ xếp vị trí thứ hai, sau ngành nông – lâm – ngư nghiêp. Điều này là phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà, phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH nông thôn. Trong năm 2012, doanh số cho vay ngành này đã tăng trưởng 19,60%, có doanh số là 64.341 triệu đồng, tăng 11.289 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do dự án trung tâm Thương mại của Thị trấn Gò Quao, người dân có nhu cầu vay vốn để mướn các lô hàng trong dự án, nhằm mở rộng qui mô kinh doanh mại như vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, nhà trọ, buôn bán.., của mình. Ngoài ra, do trong năm 2012, lãi suất ngân hàng giảm xuống, kích thích nhu cầu vay vốn của người dân.
Năm 2013, khoản mục này tiếp tục tăng, đạt mức 77.805 triệu đồng, tăng 20,93% so với năm 2012, sự gia tăng là có nguyên nhân là ngoài dự án trung tâm thương mại Thị trấn đã đi vào hoạt động, thì các dự án trung tâm thương mại khác trên địa bàn huyện cũng vừa hoàn thành như ở xã Thới Quảng, Vĩnh Tuy làm kích thích nhu cầu vay vốn của người dân. Điều này cũng ảnh hưởng đến doanh số cho vay ở 6 tháng đầu năm 2014, thể hiện ở mức tăng trưởng 25,88% so với cùng kỳ năm 2013, đạt mức 56.595 triệu đồng.
d) Các ngành khác
Trên địa bàn huyện không có nhiều ngành kinh tế khác nhau như các địa phương khác, nên chủ yếu trong ngành này là vay tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của kinh tế huyện nhà thì doanh số cho vay ngắn hạn dành cho ngành này cũng tăng theo, có tốc độ tăng trưởng qua các năm, nhằm phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người dân, ví dụ như mua xe gắn máy, vật dụng trong nhà…, Do năm 2011, lãi suất của ngân hàng thấp nên nhu cầu vay vốn chi tiêu của người
35
dân là không nhiều, điều này đã thay đổi vào năm 2012, khi lãi suất giảm xuống so với năm trước, doanh số cho vay của vay tiêu dùng đạt mức 32.433 triệu đồng, tăng 32,35%. Trong năm 2013, ngân hàng đã ký các hợp đồng liên