Hoạt động 3: Tìm hiểu về sinh quyền

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung chương III hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (thuộc phần VII sinh thái học SGK sinh học 12 ban cơ bản) xây dựng hệ thống hình ảnh phục vụ các bài giảng trong chương (Trang 59 - 65)

(1) (2)

- GV cho HS quan sát tranh về các quyển.

- GV nêu câu hỏi: + Nhận biết sinh quyển. + Sinh quyển là gì? - HS:

- GV nhận xét đánh giá và bổ sung. - Trong sinh quyển sinh vật và các nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hoá.

III. Sinh quyển

- Sinh quyển bao gồm toàn bộ sinh vật trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất.

thành nhiều khu vực tuỳ theo đặc điểm địa lý, khí hậu và sinh vật sống trong mỗi khu vực.

- GV yêu cầu HS: Quan sát hình 44.5 và các tranh vẽ về phân bố sinh vật ở nước ngọt, nước mặn.

+ Nhận xét về sự phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn của các khu sinh học cạn.

+ Nhận xét sự phân bố theo độ sâu và chiều nang của các khu sinh học nước.

- HS: Đại diện trình bày.

- GV: Nhận xét đánh giá và hoàn thiện kiến thức.

* Các khu sinh học trong sinh quyển: - Khu sinh học trên cạn: Đặc tính chủ yếu để phân chia và nhận dạng các khu sinh học là các dạng sống (thực vật) của các thảm thực vật ở trạng thái cao đỉnh khí hậu.

Ví dụ: Vùng nhiệt đới có rừng rậm, savan, hoang mạc, sa mạc.

- Các khu sinh học nước ngọt bao gồm:

+ Khu nước đứng (ao, hồ…) có sự phân tầng sinh học do nhiệt độ. Theo chiều thẳng đứng gồm: sinh vật nuôi, sinh vật tầng giữa, sinh vật đáy. Phân chia theo chiều ngang gồm: vùng gần bờ và vùng xa bờ.

+ Khu nước chảy (sông, suối…). - Khu sinh học biển.

+ Theo chiều thẳng đứng: Lớp nước mặn gồm những sinh vật nổi lớp giữa có động vật tự bơi, lớp dươớ cùng có sinh vật đáy.

+ Theo chiều ngang: Gồm vùng gần bờ thành phần sinh vật phong phù hơn ngoài khơi.

* Liên hệ:

- GV hỏi: Chúng ta cần có biện pháp nào để bảo vệ khu

- HS:

4. Củng cố.

* Đọc kết luận trong SGK * Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Một chu trình sinh địa hoá gồm các thành phần nào?

A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn các chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ.

B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn các chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong nước, đất.

C. Tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.

D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.

Câu 2: Điều nào không đúng với chu trình nước?

A. Trong khí quyển nước ngưng tự tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở lục địa.

C. Trong tự nhiên, nước luôn vận động tạo nên chu trình nước tuần hoàn.

D. Trong khí quyển nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở đại dương.

5. Dặn dò.

- Trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài mới.

BÀI 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Mô tả một cách khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.

2. Kĩ năng.

Rèn một số kĩ năng:

- Phân tích tranh hình, nhận biết kiến thức.

- Rèn các thao tác tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp. 3. Thái độ.

Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.

II. Phương tiện dạy học.

- Tranh hình 45.1; 45.2; 45.3; 45.4 SGK. III. Phương pháp dạy học.

- Trực quan. - Vấn đáp gợi mở. - Thuyết trình.

IV. Hoạt động dạy và học.

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ.

Câu 1: Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến chu trình nước trong tự nhiên gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Cách khắc phục?

Câu 2: Thế nào là sinh quyển? nêu các khu sinh học trong sinh quyển. Hãy sắp xếp các khu sinh học trên cạn theo thứ tự từ phía Bắc xuống phía Nam của trái đất.

3. Hoạt động dạy và học.

Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

(1) (2)

- GV giới thiệu cho HS: Phổ ánh sáng chiếu xuống hành tinh gồm những dải chủ yếu là tia hồng ngoại và dãy sáng nhìn thấy.

- GV hỏi: Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất là gì?

- HS: Trả lời.

- GV nhận xét khái quát.

I. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

1. Phân bố năng lượng trên trái đất.

- Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất.

- GV hỏi: Vậy cây xanh có thể đồng hoá loại ánh sáng nào và chiếm bao nhiêu phần trăm?

- HS: Cây xanh chỉ sử dụng được tia sáng nhìn thấy và chỉ sử dụng khoảng 0,2 – 0,5%.

- GV nhận xét và khái quát. - Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy (50% bức

xạ) cho quang hợp.

- Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2- 0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ.

- GV yêu cầu HS trả lời lệnh tiếp theo (SGK-trang 202)

- Quan sát hình 43.1 (hình lưới thức ăn trong bài 43) và cho biết:

+ Các sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái đó?

+ Những sinh vật nào đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng và ngược lại từ chu trình dinh dưỡng vào môi trường vô sinh?

+ Nêu tóm tắt con đường truyền năng lượng trong hệ sinh thái đó.

- HS: Trả lời

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung chương III hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (thuộc phần VII sinh thái học SGK sinh học 12 ban cơ bản) xây dựng hệ thống hình ảnh phục vụ các bài giảng trong chương (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)