BÀI 42: HỆ SINH THÁ

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung chương III hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (thuộc phần VII sinh thái học SGK sinh học 12 ban cơ bản) xây dựng hệ thống hình ảnh phục vụ các bài giảng trong chương (Trang 30 - 33)

Chương 4 PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC BÀI TRONG

BÀI 42: HỆ SINH THÁ

I. Mục tiêu bài học

- Học sinh trình bày được khái niệm thế nào là một hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh hoạ.

- Trình bày được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất.

- Nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên. II. Kiến thức trọng tâm

- Khái niệm hệ sinh thái.

- Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo).

III. Thành phần kiến thức và hệ thống hình ảnh. 1. Kiến thức.

1.1. Khái niệm hệ sinh thái.

“Hệ sinh thái là tập hợp quần xã sinh vật với sinh cảnh của quần xã, trong đó sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định”.

1.2. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.

Hệ sinh thái được cấu tạo bởi các thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.

- Thành phần vô sinh: Môi trường vật lý (sinh cảnh) gồm: + Các chất vô cơ.

+ Các chất hữu cơ. + Yếu tố khí hậu.

- Thành phần hữu sinh: Quần xã sinh vật.

Sinh vật sản xuất chủ yếu là thực vật, có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời tự tổng hợp chất hữu cơ và một số vi khuẩn sinh vật tự dưỡng.

+ Sinh vật tiêu thụ: Gồm các loài động vật sống dị dưỡng.

+ Sinh vật phân huỷ: Là những sinh vật dị dưỡng sống hoại sinh.

1.3. Các kiểu sinh thái.

- Hệ sinh thái tự nhiên gồm 2 nhóm:

+ Hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng…

+ Hệ sinh thái dưới nước:

Hệ sinh thái nước mặn: Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển, hệ sinh thái vùng biển khơi.

Hệ sinh thái nước ngọt: Hệ sinh thái nước tĩnh (ao, hồ), hệ sinh thái nước chảy.

Hệ sinh thái nhân tạo: Do con người xây dựng như: đồng ruộng, ao hồ, rừng trồng…

2. Hình ảnh trong SGK và hình ảnh bổ sung.

2.1. Hình ảnh trong SGK.

Hình 42.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái.

- Các hệ sinh thái tự nhiên.

Hình 42.2: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. a) Sa mạc

b) Đồng rêu hàn đới. c) Rạn san hô.

- Hệ sinh thái nhân tạo.

Hình 42.3: Các hệ sinh thái nhân tạo. a) Đồng ngô

b) Rừng ngập mặn trồng ven biển.

2.2. Hình ảnh bổ sung.

- Hệ sinh thái

- Các thành phần cấu trúc hệ sinh thái. + Thành phần vô sinh.

+ Thành phần hữu sinh. * Sinh vật sản xuất. * Sinh vật tiêu thụ. * Sinh vật tiêu thụ.

- Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất. + Hệ sinh thái tự nhiên.

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung chương III hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (thuộc phần VII sinh thái học SGK sinh học 12 ban cơ bản) xây dựng hệ thống hình ảnh phục vụ các bài giảng trong chương (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)