BÀI 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁ

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung chương III hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (thuộc phần VII sinh thái học SGK sinh học 12 ban cơ bản) xây dựng hệ thống hình ảnh phục vụ các bài giảng trong chương (Trang 33 - 35)

Chương 4 PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC BÀI TRONG

BÀI 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁ

I. Mục tiêu bài học.

- Học sinh nêu được khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh hoạ.

- Nêu được nguyên tắc thiết lập bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh hoạ. - Học sinh trình bày được khái niệm tháp sinh thái và phân loại được tháp sinh thái.

II. Kiến thức trọng tâm.

- Khái niệm chuỗi và lưới thức ăn, phân biệt hai loại chuỗi thức ăn. - Khái niệm về bậc dinh dưỡng và tháp sinh thái.

III. Thành phần kiến thức và hệ thống hình ảnh. 1. Kiến thức.

1.1. Khái niệm chuỗi và lưới thức ăn.

“Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau”.

- Trong hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn.

+ Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật tự dưỡng, sau đó đến động vật ăn sinh vật tự dưỡng, tiếp đó là động vật ăn thịt.

+ Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật phân giải mùn, bã hữu cơ, sau đó đến các loài ăn sinh vật phân giải, tiếp đến là động vật ăn thịt.

“Lưới thức ăn: Là tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có chung nhiều mắt xích. Quần xã càng đa dạng thì lưới thức ăn càng phức tạp”.

1.2. Bậc dinh dưỡng và tháp sinh thái.

Bậc dinh dưỡng bao gồm các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng. Trong một lưới thức ăn có nhiều bậc dinh dưỡng.

+ Sinh vật sản xuất là bậc dinh dưỡng cấp 1. + Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là bậc dinh dưỡng cấp 2. + Sinh vật tiêu thụ bậc n là bậc dinh dưỡng cấp n + 1.

Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. Tháp sinh thái được xây dựng bằng các hình chữ nhật chồng lên nhau, chiều dài của mỗi hình chữ nhật biểu thị độ lớn của từng bậc dinh dưỡng.

Có ba loại tháp sinh thái:

+ Tháp số lượng: Xây dựng trên số lượng ở mỗi bậc.

+ Tháp sinh khối: Dựa trên khối lượng tổng số của tất cả sinh vật trên một đơn vị diện tích, hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

+ Tháp năng lượng: Là hoàn thiện nhất được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

2. Hình ảnh trong SGK và hình ảnh bổ sung. 2.1. Hình ảnh trong SGK.

- Lưới thức ăn.

Hình 43.1: Lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng. - Bậc dinh dưỡng.

Hình 43.2: Các bậc dinh dưỡng của một quần xã sinh vật (A) và ví dụ về bậc dinh dưỡng của một quần xã sinh vật ở biển (B).

- Tháp sinh thái.

Hình 43.3: Tháp sinh thái: Tháp số lượng (a); tháp sinh khối (b); tháp năng lượng (c).

2.2. Hình ảnh bổ sung.

- Chuỗi thức ăn.

- Hai loại chuỗi thức ăn. - Lưới thức ăn.

- Bậc dinh dưỡng.

+ Bậc dinh dưỡng cấp 1. + Bậc dinh dưỡng cấp 2. + Bậc dinh dưỡng cấp 3. + Bậc dinh dưỡng cấp 4, 5.

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung chương III hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (thuộc phần VII sinh thái học SGK sinh học 12 ban cơ bản) xây dựng hệ thống hình ảnh phục vụ các bài giảng trong chương (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)