(1) (2)
- GV yêu cầu: Quan sát Hình 44.2 SGK – Trang 196 và hình ảnh bổ sung cho biết:
+ Chu trình Cacbon gồm mấy phần? + Cacbon tham gia vào thành phàn nào của cơ thể sinh vật?
- HS: Quan sát hình trả lời. - GV: Nhận xét và khái quát.
II. Một số chu trình sinh địa hoá.
1. Chu trình Cacbon.
Chu trình Cacbon gồm hai thành phần:
* Cacbon tuần hoàn trong tự nhiên: Cacbon đi vào chu trình dưới dạng Cacbonđiôxit (CO2) được thực vật hấp thụ thông qua quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ.
* Cacbon trao đổi chất trong quần xã: Hợp chất Cacbon trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
- Cacbon trở lại môi trường vô cơ: Quá trình hô hấp ở thực vật và động vật phân giải các chất hữu cơ đã thải ra một lượng lớn CO2 vào khí quyển. - GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát
Hình 44.2 và kiến thức đã học cho biết:
+ Bằng những con đường nào Cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi trong quần xã và trở lại môi trường không khí và môi trường đất?
+ Có phải tất cả lượng Cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? Vì sao?
- HS:
- GV hỏi: Nguyên nhân nào làm cho nồng độ khí quyền trong bầu khí quyển tăng lên?
+ Nêu hậu quả và cách hạn chế. - HS:
- GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức
- GV yêu cầu HS: Quan sát Hình 44.3 và hình ảnh bổ sung trả lời câu hỏi: + Nitơ được dự trữ ở đâu?
+ Thành phần chính của chu trình Nitơ là sinh vật nào?
+ Trong khí quyển Nitơ được cố định thành đạm do đâu?
+ Nitơ từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật trao đổi trong quần xã và trở lại môi trường như thế nào? - HS:
- GV: Khái quát kiến thức.
2. Chu trình nitơ
- Khí quyển là nơi dự trữ nitơ.
Trong khí quyển, các tia lửa điện (sấm, chớp) cố định một lượng nitơ trong không khí thành đạm.
- Một số vi khuẩn sống trong môi trường cộng sinh trong dễ cây họ đậu hoặc vi khuẩn lam cộng sinh trong lá cây bèo dâu cố định nitơ trong đất, nước thành các dạng đạm.
- Thực vật hấp thụ đạm dưới dạng NO3- , NH4+ thực hiện hoạt động sống cấu tạo nên cơ thể sống.
- GV: Yêu cầu HS trả lời lệnh trong SGK.
+ Qua sơ đồ Hình 44.3 em hãy mô tả gắn gọn sự trao đổi nitơ trong tự nhiên.
+ Em hãy nêu một số biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất để nâng cao năng xuất cây trồng và cải tạo đất.
- HS:
- Nitơ luân chuyển trong quần xã qua chuỗi, lưới thức ăn.
- Nitơ được trả lại môi trường nhờ hoạt động phản nitrat của vi khuẩn, hoạt động phân giải chất hữu cơ (xác động vật, thực vật…) của vi khuẩn, nấm…
* Liên hệ:
- GV hỏi: Em hãy nêu một số biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất để nâng cao năng xuất cây trồng và cấu tạo đất.
- HS:
- GV hỏi: Nước có vai trò như thế nào với sinh vật trên trái đất?
- GV yêu cầu: Quan sát hình 44.4: + Hãy mô tả sự trao đổi nước trong tự nhiên.
- HS: mô tả theo hình vẽ.
- GV hỏi: Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến nguồn nước trong tự nhiên.
+ Biện pháp khắc phục sự ô nhiễm nguồn nước?
3. Chu trình nước.
* Vòng tuần hoàn nước:
- Nước luân chuyển theo vòng tuần hoàn.
+ Nước mưa chảy trên mặt đất một phần ngấm xuống mạch nước ngầm, phần lớn tích luỹ trong đại dương, sông, hồ.
+ Nước trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước do lá cây thoát hơi nước và
- HS:
- GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
bốc hơi nước trên mặt đất.
* Biện pháp bảo vệ nguồn nước trên trái đất.
- Bảo vệ rừng và trồng rừng hạn chế dòng chảy trên mặt đất qua đó lượng nước ngấm xuống mạch nước ngầm nâng cao, hạn chế lũ quét, sói mòn. - Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng tiết kiệm nước bề mặt, nước ngầm, tránh cạn kiệt nguồn nước.