Chương 4 PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC BÀI TRONG
BÀI 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỀN
I. Mục tiêu bài học.
- Học sinh nêu được khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá. Nêu được các nội dung chủ yếu của chu trình Cacbon, Nitơ và nước.
- Học sinh nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh hoạ các khu sinh học đó.
- Học sinh giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ thiên nhiên. II. Kiến thức trọng tâm.
- Khái niệm chu trình sinh địa hoá.
- Các chu trình sinh địa hoá: Nước, Cacbon, Nitơ. - Khái niệm sinh quyển.
III. Thành phần kiến thức và hệ thống hình ảnh. 1. Kiến thức.
“Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường”.
Trong chu trình sinh địa hoá.
- Sự trao đổi không ngừng của các chất và các nguyên tố hoá học giữa quần xã sinh vật với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng trong cơ thể sinh vật luôn được đổi mới thông qua chuỗi thức ăn.
- Vật chất được sử dụng lặp đi lặp lại.
- Vi sinh vật hoại sinh là cầu nối giữa quần xã sinh vật với môi trường với tư cách vừa là kẻ kết thúc chu trình vật chất vừa là kẻ mở đầu cho chu trình mới.
Các chu trình sinh địa hoá. * Chu trình Cacbon:
+ Cacbon tham gia vào thành phần cấu tạo của Cacbohictrat, chất có vai trò quan trọng trong cơ thể sống.
+ Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2, được thực vật lấy từ khí quyển, muối khoáng để tạo chất hữu cơ thông qua quang hợp. Vật tiêu thụ bậc 1 sử dụng thực vật làm thức ăn rồi chuyển hợp chất chứa cacbon cho vật ăn thịt. Trong quá trình hô hấp, phân giải của vi sinh vật cacbon được trả lại môi trường.
* Chu trình Nitơ:
+ Khí quyển là nơi dự trữ Nitơ. Trong khí quyển các tia lửa điện (sấm, chớp) cố định một lượng Nitơ trong không khí thành đạm.
+ Một số vi khuẩn sống trong môi trường cộng sinh trong rễ cây họ đậu hoặc vi khuẩn lam + sinh trong lá cây bèo dâu… cố định Nitơ trong đất, nước thành các dạng đạm.
+ Thực vật hấp thụ đạm dưới dạng NO3- và NO4+ thực hiện hoạt động sống cấu tạo nên cơ thể sống.
+ Trong quần xã, Nitơ được luân chuyển qua lưới thức ăn từ sinh vật sản xuất đến sinh vật tiêu thụ bậc cao hơn. Khi sinh vật chết đi, prôtêin xác sinh vật lại tiếp tục được phân giải thành đạm của môi trường.
+ Vòng tuần hoàn khép kín khi một số vi khuẩn phản nitrat phân giải đạm trong đất giải phóng Nitơ và không khí.
+ Trong sản xuất nông nghiệp để tăng lượng đạm trong đất: Trồng cây họ đậu để cải tạo đất, thả bèo hoa dâu vào ruộng lúa, cung cấp cho đất chế phẩm sinh học các sinh vật cố định đạm.
* Chu trình nước: Vòng tuần hoàn nước:
- Nước mưa rơi xuống trái đất chảy trên mặt đất. + Một phần thấm xuống các mạch nước ngầm. + Một phần tích luỹ trong đại dương, sông hồ.
Nước mưa trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây, và bốc hơi nước trên mặt đất, mặt nước.
- Biện pháp bảo vệ nguồn nước trên trái đất.
+ Bảo vệ rừng và trồng rừng, hạn chế dòng chảy trên mặt đất qua đó lượng nước ngầm xuống mạch nước ngầm nâng cao hạn chế lũ quét sói mòn.
+ Bảo vệ nguồn nước sạch.
+ Sử dụng tiết kiệm nước bề mặt, nước ngầm, tránh cạn kiệt nguồn nước.
1.2. Khái niệm sinh quyển.
Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất.
- Trong sinh quyển sinh vật và những nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau qua chu trình sinh địa hoá.
- Sinh quyển được chia làm các khu hệ sinh học. + Khu hệ sinh học trên cạn.
+ Khu hệ sinh học nước ngọt. + Khu hệ sinh học biến.
2. Hình ảnh trong SGK và hình ảnh bổ sung.
2.1. Hình ảnh trong SGK.
- Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hoá.
Hình 44.1: Sơ đồ tổng quát về chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên. - Chu trình Cacbon. Hình 44.2: Chu trình Cacbon. - Chu trình Nitơ. Hình 44.3: Chu trình Nitơ. - Chu trình nước.
Hình 44.4: Chu trình nước trong tự nhiên. - Sinh quyển.
Hình 44.5: Khu sinh học (biôm) trên cạn phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn của các vùng trên trái đất.
2.2. Hình ảnh bổ sung.
– Hình ảnh về các quyển.
- Phân bố của sinh vật ở nước ngọt, nước mặn trong khí quyển. + Sự phân bố của sinh vật ở khu nước đứng theo chiều thẳng đứng. + Sự phân bố của sinh vật ở khu nước đứng theo chiều ngang. + Khu sinh học biển theo chiều thẳng đứng và chiều ngang. + Chu trinh cacbon.
+ Chu trình nitơ. + Chu trình nước. + Chu trinh phốtpho.
‘