HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung chương III hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (thuộc phần VII sinh thái học SGK sinh học 12 ban cơ bản) xây dựng hệ thống hình ảnh phục vụ các bài giảng trong chương (Trang 28 - 30)

3.1. Vị trí

Phần Sinh thái học trong SGK Sinh học 12 là nội dung cuối cùng của chương trình THPT (thuộc phần 7). Sinh thái học được học tiếp sau các nội dung về thực vật học, sinh lý học, di truyền và tiến hoá… Nội dung của chương này nghiên cứu về sự sống của những sinh vật sống và các tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường của chúng ở các cấp độ tổ chức sống từ cơ thể tới quần thể, quần xã…

3.2. Cấu trúc

- Sinh thái học được học tiếp sau các nội dung về thực vật học, động vật học, sinh lý học, di truyền và tiến hoá…

- Sinh thái học nghiên cứu các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường ở các cấp độ tổ chức sống từ cơ thể tới quần thể, quần xã.

- Sinh thái học có nội dung rất rộng và mang tính thực tiễn cao. Thuận lợi để giáo viên có thể lựa chọn phương pháp dạy học phát huy tính chủ động và tích cực học tập của học sinh.

Cấu trúc của chương trình Sinh thái học – SGK lớp 12 được cấu trúc theo hướng đồng tâm, mở rộng và nâng cao gồm 3 chương:

Chương 1. Cá thể và quần thể sinh vật

Đây là chương đầu tiên của phần VII – Sinh thái học là chương có vai trò quan trọng vì nó là cơ sở cho các chương sau gồm các bài:

Bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái.

Bài 36: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.

Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo). Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật.

Chương 2. Quần xã sinh vật

Chương này đề cập đến các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật, quan hệ giữa các loài trong quần xã và sự biến đổi của quần xã sinh vật, biến đổi quần xã gồm các bài:

Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã. Bài 41: Diễn thế sinh thái.

Chương 3. Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường

Chương này đề cập đến khái niệm về sinh thái, thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái, trao đổi vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, chu trình sinh địa hoá, sinh quyển và ứng dụng Sinh thái học trong việc quản lý và sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên gồm các bài:

Bài 42: Hệ sinh thái.

Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái. Bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển.

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung chương III hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (thuộc phần VII sinh thái học SGK sinh học 12 ban cơ bản) xây dựng hệ thống hình ảnh phục vụ các bài giảng trong chương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)