Hoạt động 3: Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất.

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung chương III hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (thuộc phần VII sinh thái học SGK sinh học 12 ban cơ bản) xây dựng hệ thống hình ảnh phục vụ các bài giảng trong chương (Trang 44 - 48)

- GV yêu cầu HS: Quan sát hình 42.2 và hình 42.3 cho biết:

+ Hệ sinh thái được chia làm mấy loại? Đó là những loại nào?

+ Kể tên hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, một số hệ sinh thái nhân tạo? - HS: Quan sát hình ảnh trả lời.

III. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất.

1. Hệ sinh thái tự nhiên.

a. Các hệ sinh thái trên cạn: Gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, savan đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng

- GV: Khái quát kiến thức, GV cho HS quan sát một số hình ảnh về hệ sinh thái sưu tầm được.

thông ôn đới và đồng rêu hàn đới. b. Hệ sinh thái dưới nước gồm: Hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn.

- Hệ sinh thái nước mặn: Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển, hệ sinh thái vùng biển khơi.

- Hệ sinh thái nước ngọt: Hệ sinh thái tĩnh (ao, hồ) và hệ sinh thái nước chảy xuống sông.

2. Hệ sinh thái nhân tạo: Do con người xây dựng như: Đồng ruộng, ao, hồ, rừng trồng, thành phố…

- Con người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và xây dựng hệ sinh thái nhân tạo - GV yêu cầu HS: Tiếp tục quan sát

hình 42.2 (hệ sinh thái tự nhiên) và 42.3 (hệ sinh thái nhân tạo) và thông tin SGK hoàn thành phiếu học tập số 42.1: Đặc điểm thành phần vô sinh và hữu sinh của hệ sinh thái.

- HS: Thảo luận và trả lời.

4. Củng cố.

* Trả lời câu hỏi: Nói hệ sinh thái là một hệ mở, tự điều chỉnh có đúng không? Tại sao?

* Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Một hệ sinh thái điển hình được cấu tạo đầy đủ bởi các yếu tố nào?

A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ, các yếu tố khí hậu.

B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất vô cơ, các yếu tố khí hậu.

C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ, các yếu tố khí hậu.

D. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ và các chất vô cơ, các yếu tố khí hậu.

Câu 2: Trong hệ sinh thái, quần xã bao gồm các yếu tố nào? A. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ. B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất hữu cơ. D. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.

Ngày… Lớp thực hiện

Yêu cầu HS: Nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành phiếu học tập sau: Phiếu học tập số 42.1

Đặc điểm thành phần vô sinh, hữu sinh của hệ sinh thái.

Tên hệ sinh thái

Thành phần vô sinh (sinh

cảnh)

Thành phần hữu sinh (quần

xã) Hệ sinh thái

trên cạn

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới Hệ sinh thái sa mạc

Hệ sinh thái rừng thông Hệ sinh thái

dưới nước

Hệ sinh thái nước ngọt Hệ sinh thái nước mặn

Hệ sinh thái nhân tạo Đồng ruộng Ao hồ Rừng thông 5. Dặn dò. Đọc kết luận SGK

Trả lời câu hỏi cuối SGK Chuẩn bị bài mới

BÀI 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Học sinh xác định được mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái và thiết lập được các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

- Phân biệt được các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

- Trình bày được cơ sở xây dựng các loại tháp sinh thái và ý nghĩa của việc xây dựng tháp sinh thái.

2. Kĩ năng.

Rèn luyện một số kĩ năng:

- Phát triển các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá.

- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3. Thái độ.

- Giáo dục quan điểm duy vật biện chứng, chống quan điểm siêu hình, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. Phương tiện dạy học.

Hình 43.1; Hình 43.2; Hình 43.3 SGK. III. Phương pháp dạy học.

Trực quan, vấn đáp gợi mở, thuyết trình. VI. Hoạt động dạy - học.

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ.

Câu 1: Thế nào là một hệ sinh thái? Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?

Câu 2: Con người có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo?

3. Bài học mới.

Đặt vấn đề: Hệ sinh thái được coi là cấp độ tổ chức sống, là hệ thống mở. Chính vì vậy luôn thực hiện quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường. Vậy trao đổi chất trong hệ sinh thái biểu hiện như thế nào? hiệu quả ra sao?

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung chương III hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (thuộc phần VII sinh thái học SGK sinh học 12 ban cơ bản) xây dựng hệ thống hình ảnh phục vụ các bài giảng trong chương (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)