Ngôn ngữ độc thoại thể hiện sự dằn vặt, day dứt

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975 (Trang 57 - 63)

8. Cấu trúc khóa luận

2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại thể hiện sự dằn vặt, day dứt

Nguyễn Khải luôn sống có trách nhiệm với cuộc sống, với thời đại. Ông nhìn cuộc sống trong sự vận động, biến đổi và bao giờ cũng muốn khám phá, lôi tuột ra những vấn đề hiện thực. Chính điều này giúp ta thấy được trong truyện ngắn của Nguyễn Khải ta bắt gặp những cuộc đời, những số phận bất hạnh cần được cảm thông khiến nhà văn trăn trở: có những số phận là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh, rơi vào bi kịch của những gia đình tan vỡ, buồn tẻ, có những số phận vượt lên trên hàn cảnh để tự khẳng định bản lĩnh trong cuộc đời.

Trong Ông cháu người ta dễ dàng nhận ra đã bao lần người ông tự dằn

vặt bản thân mình qua lời độc thoại. Khi con trai chết: “Tại sao ông thì khỏe thế mà con ông lại bệnh tật thế? Tại sao ông không chết mà con ông lại chết để vợ con nó chịu cảnh góa bụa sớm? Tại sao ông nghèo thế, con chết rồi, nhà cửa tan tành vợ con nó biết trông cậy vào đâu? [14]. Những lời day dứt

ấy được bắt đầu từ một trái tim nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh

Đó là những day dứt của nhân vật người bố trong truyện ngắn “Luật trời”. Ngòi bút nhà văn đào sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật bằng những

53

chi tiết đầy ám ảnh, day dứt. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật thể hiện ở

những lời mê sảng của ông trong đêm: “Cái vũng ấy không có cá, mưa nhiều con không thể bắt được cá, lần sau, lần sau…”, “Bố đừng uống rượu nữa, con xin bố từng uống rượu nữa…” [11, tr.277]. Hoặc là những câu nói lảm nhảm phát ra tiếng của ông nhưng không ai hiểu được căn nguyên vì đâu: “Không được dùng rìu, bố xin con đừng dùng rìu, bố sợ lắm, bố rất sợ…”.

Bằng ngôn ngữ độc thoại của nhân vật, nhà văn đi sâu vào các ngõ ngách của tâm hồn để cho người đọc thấu hiểu những dằn vặt, đau đớn trong tâm hồn con người đã lỡ tay giết chết bố mình.

Nhân vật ông đại tá trong Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu lại

có dòng suy nghĩ của riêng mình. Ông đại tá quyết định ra ở với con gái

nhưng trong ông: “Buồn nhất, đau đớn nhất vẫn là phải chia tay với thành phố đã là tình yêu của ông trong nhiều chục năm”. Quyết định của ông cũng là do: “Nhưng ông đã hứa một cách nhẹ nhõm, thản nhiên là từ nay ông sẽ sống cho con gái và cháu ngoại, họ cũng rất cần ông thì ông lại càng nên sống. Sống cho người khác, vẫn có một người nào đó trên đời này cần sự hi sinh của mình thì cuộc sống còn dài lắm, vẫn còn vui lắm, có ý nghĩa lắm”

[12, tr.549]. Ngôn ngữ độc thoại đã thực sự làm nổi bật tình cảm của nhân vật. Độc thoại nội tâm để nhân vật lựa chọn cho mình một quyết định và ông đại tá đã quyết định dứt khoát là về ở cùng con gái và cháu ngoại, mặc dù có buồn, có luyến tiếc.

Trước thời kì đổi mới, cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn còn có gì rất tỉnh táo, sắc lạnh, nghiêm ngặt, đa chiều… Bước sang thời kì đổi mới, cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải là một cái nhìn đầy trăn trở, suy nghiệm trước hiện thực xô bồ, hối hả đầy biến động, đổi thay nhưng cũng đầy hương sắc. Nhà văn chuyển từ cái nhìn hướng ngoại sang hướng nội, lấy việc khám phá con người làm trung tâm, nhìn con người trong mối quan hệ

54

chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp các thế hệ để rồi cuối cùng bao giờ cũng khẳng định, ngợi ca những giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống và con người hôm nay. Có thể nói, truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 đã thể hiện và miêu tả rất rõ những số phận, những cảnh đời, những sự việc bằng một vốn ngôn ngữ rất phong phú. Đặc biệt ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại của nhân vật đã góp phần tạo nên những nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà văn.

55

KẾT LUẬN

Nguyễn Khải là nhà văn tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đổi mới văn học dân tộc. Tuy không

vào vị trí “người mở đường tinh anh” nhưng với sự nỗ lực của mình Nguyễn

Khải xứng đáng là một trong những nhà văn tiên phong cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Mỗi trang văn của ông là một trang đời của người cầm bút suốt đời thôi trăn trở, suy nghĩ, mải miết kiếm tìm sự thật ở bề sâu cuộc sống. Những trang đời không chút hổ thẹn với danh dự, thân phận của người cầm bút, bởi lẽ đi qua những năm tháng cuộc đời, ông đã sống và viết như một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, đã đem ngòi bút của mình trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của nhân dân.

Men theo thời gian, trở lên chúng tôi thử phác họa cả chặng đường liên tục trên dưới bốn chục năm của ngòi bút Nguyễn Khải với một ngôn ngữ kể chuyện sắc sảo, tinh tế, khách quan lạnh lùng, tỉnh táo và giàu chất trữ tình, đậm chất triết lí. Một ngôn ngữ đối thoại chứa đựng những căng thẳng, dồn nén, những trăn trở, suy tư cùng với việc thể hiện những trải nghiệm. Một ngôn ngữ độc thoại cho thấy sự tự nhận thức của nhân vật cùng với đó là sự dằn vặt, day dứt. Sự gắn bó sâu sắc với đời sống chính trị của đất nước, niềm ước ao vô tận muốn nắm bắt cho được bao đổi thay trong cuộc sống cách mạng, cùng khả năng dựng nên một loại nhân vật mới đầy ý chí và khao khát biến cải xã hội…một thời gian dài, đã làm nên những đặc điểm chủ yếu trong ngòi bút và ngôn ngữ của Nguyễn Khải.

Truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 thể hiện rõ sự chuyển mình “từ cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc” sang “cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng người”. Điều đó thể hiện rõ tài năng, bản lĩnh cũng như vốn

56

không ngừng nghỉ, sự sáng tạo và vươn tới sự hoàn thiện mình. Những công trình nghệ thuật của Nguyễn Khải đã khẳng định vị trí và những đóng góp lớn lao của ông trong sự phát triển của nền văn chương Việt Nam hiện đại.

Đánh giá những gì mà Nguyễn Khải đóng góp cho văn chương nửa thế

kỉ, Vương Trí Nhàn viết: “Ông đã là một trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại. Với cuộc cách mạng này, những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng, một tài liệu tham khảo thưc sự. Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”.

Ở đề tài này, tác giả khóa luận đi nghiên cứu những “ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975”. Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận hi vọng sẽ nêu bật được về ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 và nêu được những đóng góp của Nguyễn Khải ở thể

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hộ nhà văn.

2. Nguyễn Minh Châu (2001), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà

Nội.

3. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn Học, Hà

Nội.

4. Phan Cự Đệ (1979), Văn học Việt Nam, Nxb Văn học.

5. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục.

6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

7. Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới

8. Nguyễn Công Hoan (2005), Đời viết văn của tôi, Nxb Thanh niên.

9. Hegel, Mĩ học – tập 1(1999), Nxb Văn học.

10. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập truyện ngắn I, Nxb Văn học. 11. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập truyện ngắn II, Nxb Văn học. 12. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập truyện ngắn III, Nxb Văn học. 13. Nguyễn Khải (1996), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học Hà Nội.

14. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) –Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học Tiếng

Việt, Nxb Giáo dục.

15. Nguyễn Văn Long (chủ biên), Nguyễn Thị Bình, Lã Thị Bắc Lí, Mai Thị

Nhung, Trần Đăng Suyền (2012), Văn học Việt Nam hiện đại (tập2), Nxb

Đại học Sư phạm.

16. Lã Minh Luận (chủ biên), Đặng Tuyết Nhung (2009), Ôn luyện thi Ngữ

văn, Nxb Đại học Sư phạm.

17. Phương Lựu, Lê Xuân Nam (1992), Từ điển Văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

18. Nhiều tác giả (1999), Lịch sử Văn học Phương Tây, Nxb Giáo dục Hà Nội.

19. Nhiều tác giả (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb Thanh niên. 20. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong

cách (2000), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Vương Trí Nhàn (1996), Nguyễn Khải trong sự vận động của Văn học

Cách mạng từ sau 1945, Nxb Văn học Hà Nội.

22. G.N. Pôxpêlôp (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục. 23. Trần Đình Sử (chủ biên), La Khắc Hòa, Phan Huy Dũng, Lê Lưu Oanh

(2011), Lí luận văn học (tập 1), Nxb Đại học Sư phạm.

24. Trần Đình Sử (chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân

Nam (2012), Lí luận văn học (tập 2), Nxb Đại học Sư Phạm.

25. Bích Thu (1998), Theo dòng Văn học, Nxb Khoa học Xã hội. 26. Ngữ văn, tập 2 – nâng cao (2013), Nxb Giáo dục Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975 (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)