Ngôn ngữ độc thoại thể hiện sự tự nhận thức

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975 (Trang 55 - 57)

8. Cấu trúc khóa luận

2.3.1.Ngôn ngữ độc thoại thể hiện sự tự nhận thức

Với Nguyễn Khải, việc khám phá và tìm hiểu con người luôn là điều mới mẻ, có sức lôi cuốn và trở thành nhu cầu hết sức tự nhiên, cùng với việc nhìn nhận con người trong nhiều phương diện. Con người luôn là đối tượng miêu tả và là tâm điểm nội dung của văn học. Sở dĩ thế vì con người được thể hiện qua nhân vật, là kết tinh của những giá trị về văn hóa, nhân cách, tư tưởng và cá tính. Nhân vật chính của tác phẩm vừa mang giá trị, quan điểm tư tưởng của một người, vừa có ý nghĩa tiêu biểu cho một loại người trong xã hội. Trong văn học hiện đại, quan hệ của các nhân vật mang tư tưởng khác nhau tạo nên các hình thức đối thoại, độc thoại tư tưởng trong tác phẩm.

Nguyễn Khải từng phát biểu: “Nói cho cùng, để sống được hằng ngày tất nhiên phải nhờ vào những “giá trị tức thời”. Nhưng để sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào các giá trị bền vững” [26, tr.83].

Với Nguyễn Minh Châu những điều quan sát ở được đời thường của những người xung quanh, nhà văn muốn lưu ý mọi người về cách sống, thức tỉnh ở mỗi người nhìn lại những thói quen, những cách ứng xử với người khác và với chính bản thân mình. Các truyện ngắn của ông luôn hướng vào ý thức tự vấn để con người tự nhìn vào chính mình, nhất là vào con người bên trong.

Nói như nhân vật họa sĩ trong Bức tranh: “Trong con người tôi sống lẫn lộn cả rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ sứ”. Mỗi truyện là một cuộc tự

51

dối, ích kỉ trong chính mình để vượt lên, hướng tới cái thiện.

Đến Nguyễn Khải vẫn là sự tự nhận thức về bản thể và ở đó ngôn ngữ độc thoại của nhân vật nhiều khi không được phát ngôn trực tiếp mà phát

ngôn dưới dạng nửa trực tiếp.Chẳng hạn như trong truyện ngắn Đàn bà, lời

độc thoại nội tâm của nhân vật Lưu là những luồng tư tưởng, tình cảm phức tạp trong một con người. Đồng thời thể hiện những giằng xé trong Lưu về

cuộc sống vợ chồng: “ Lưu cũng biết vợ không còn yêu anh nữa” và anh đã nghĩ: “Chẳng lẽ một thằng đàn ông thiếu tiền nằm cạnh vợ mà không còn gây được xúc động nào ở người đàn bà…” [11, tr.467]. Dù đau khổ, mệt mỏi, chán trường nhưng không phải lúc nào anh cũng chán vợ: “Anh phải xử sự như thế nào, phải nói năng ra sao? Anh không biết, anh lúng túng, vụng về, cau có và càng trở nên đáng ghét hơn. Cũng có đêm Lưu rất muốn được yêu vợ” [11, tr.468]. Qua đó thấy được sự giằng xé trong Lưu. Và khi đối mặt với

người vợ tên Tích híp, dòng độc thoại trong Lưu lại trỗi dậy. Anh ngạc nhiên

đến kính phục: “ Chị ta lấy đâu ra cái sức mạnh đến kinh ngạc ấy nhỉ? Một cái thúc của anh vào ngực đến thằng thanh niên cũng phải há miệng buông tay, huống hồ…”. Và cũng chính sự ngạc nhiên đó khiến Lưu nhận ra cuộc đời có những “thằng đàn ông ngu quá” và cũng có “những con đàn bà hết sức ngu”.

Ở đây tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu, phân tích tâm hồn và những dằn vặt trong Lưu. Từ những dòng độc thoại nội tâm của Lưu người đọc như hiểu được cách nghĩ, cách cảm của anh về hạnh phúc gia đình trong bàn tay vun vén của người đàn bà.

Hay nhân vật ông Trác trong truyện ngắn Lạc thời, ông mang một tâm

trạng khó giãi bày trong hoàn cảnh bị người đời lãng quên. Ông tự ý thức, đánh giá lại bản thân, đánh giá lại những gì mình nói, những việc mình làm. Cái cảm giác bị người ta bac đãi, bị xúc phạm bằng sự thờ ơ, lạnh nhạt khiến

52

ông đau đớn. Đau đớn vì bị lạc thời, đau đớn vì những giá trị đạo đức của ngày hôm qua không còn, đau đớn vì lối sống cơ hội, xu thời của bao người xung quanh. Trước đây, ông sống ở một vùng quanh năm nghèo đói nhưng

tình người lúc nào cũng chan chứa“cái thời gian nan nhưng bạn bè ấm cúng vì không ai nỡ để mình và gia đình mình bị đói, dẫu rằng ở một tỉnh luôn luôn đói. Thêm nữa cái thời mới cách đay mấy năm chứ mấy có ai nỡ đối xử với ông như cái ngày vừa rồi, một ngày thật buồn” [12, tr.442]. Giờ đây mọi sự đã đổi thay ngay cả “tấm lòng trung thực của ông cũng đã làm mất vui nhiều người”. Ông cay đắng nhận ra rằng: “Chỉ có sự lạnh nhạt, trống vắng của xung quanh là có thể giết chết được tôi thôi” [12, tr.453].

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975 (Trang 55 - 57)