Ngôn ngữ kể chuyện khách quan lạnh lùng, tỉnh táo

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975 (Trang 37 - 40)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1.2.Ngôn ngữ kể chuyện khách quan lạnh lùng, tỉnh táo

Sau 1975, nếu như Nguyễn Minh Châu phản ánh đời sống một cách chân thật, hiện thực và tỉnh táo bằng cách xây dựng con người cá thể, cụ thể chứ không chung chung như giai đoạn trước. Trên cơ sở hiểu được quan điểm

nghệ thuật của nhà văn và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa từ đó thấy được

cái nhìn nhân đạo của nhà văn đã phát hiện ra những cái bên trong lấm láp của đời thường đó là một vẻ đẹp lấp lánh tình mẫu tử, sự can đảm và lòng bao dung của một người phụ nữ. Đó chính là cái đích mà người nghệ sĩ cần phải

“đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử” [16,tr.320] để kiếm

tìm, ngợi ca, nâng đỡ. Còn đến với Nguyễn Khải, tiếp tục mạch phân tích sắc

sảo vốn có từ Xung đột, ngòi bút Nguyễn Khải cũng phanh phui tất cả những

cái phức tạp, khó khăn của quá trình xây dựng cuộc sống mới. Ông nhìn ra những phẩm chất đang hình thành và cũng nhìn thấu cả những cái cũ lạc hậu trong cuộc sống. Vì thế cùng với việc chăm lo cho cái tốt, tác phẩm Nguyễn

33

Khải cũng đặt ra những vấn đề cần thiết cần phải hiểu được tất cả những sự rắc rối của con người, những ảnh hưởng rơi rớt của những tư tưởng lạc hậu, những thói xấu cản trở, trái với đạo đức xã hội chủ nghĩa. Ông đi sâu thẳng thắn phê phán những nhân vật tiêu cực, ít nhiều còn bị ảnh hưởng của tư tưởng cũ lạc hậu, ông không ngần ngại chỉ ra thói ích kỉ hẹp hòi của những nhân vật đó, cụ thể là những con người trong xã hội bây giờ.

Khi miêu tả nhân vật Tuy Kiền trong Đủ vẻ ngòi bút của nhà văn thật

xuất sắc khi thể hiện chính xác nét tính cách điển hình của một anh nông dân giàu đầu óc tư hữu. Cái khôn ngoan, lọc lõi của Tuy Kiền được tác giả phân

tích: “Ông ta lại vừa có vẻ thật lại vừa thớ lọ tí chút, hết sức tin cẩn rông rãi nhưng vẫn chặt chẽ, đòi hỏi. Ngay những câu hỏi mà Tuy Kền dùng cũng rất đặc sắc, có cả sự lễ phép lẫn cái lõi đời, ngọt ngào lẫn sửng cồ, bóng gió xa xôi nhưng trắng trợn, thô kệch” [11, tr.598].

Nhân vật trong truyện được tác giả miêu tả tuy thông minh, tháo vát, có thành tích nhưng lại thiếu hẳn lòng tin vào con người, họ là những kẻ chỉ biết yêu và chỉ sống vì quyền lợi của riêng cá nhân mình mà không hề quan tâm đến người khác.

Anh hùng bĩ vận là truyện ngắn đề cập đến tình thế mà con người và

cuộc sống hôm nay đang gặp phải. Họ đã bị lạc vào một “ trận đồ bát quái” của cuộc sống, chưa tìm được lối thoát. Đó là tình cảnh của anh nhà văn và xã N. Cả hai đều lẫm liệt một thời mà bây giờ thì tội nghiệp quá”. Nhà văn thì

không có độc giả: “Vậy mà bỗng…bỗng chốc bản thảo đưa tới nhà xuất bản từ nửa năm bị trả lại. Tại sao vậy?- Anh viết chính trị quá, cao siêu quá, bạn đọc sẽ khó mua”, xã N làm cói thì không có khách mua: “Ông kể, một tháng đôi lần, mỗi lần mang mười cặp chiếu vào Vinh bán, nếu được mười một ngàn thì một cặp lãi năm ngàn, mười cặp lãi năm chục ngàn. Tiền tầu xe, tiền ăn đường hết một nửa. Còn lại thì mua bảy, tám chục cân ngô đem về”. Tuy

34

nhiên, dù sống có như thế nào thì tác giả vẫn hướng về phía trước “Đời sống cộng đồng là vô hạn, nó có khả năng lột xác đến vĩnh viễn. Chỉ mười lăm năm nữa, tôi tin chắc thế, xã N lại bước vào thời kì phồn thịnh mới, còn hơn cả những năm tháng oanh liệt xa xôi” [12, tr.284]. Còn với nhà văn: “Hãy cười lên hỡi nhà văn hay ưu tư và sầu muộn, cười lên để tiễn biệt một thời đang qua và đón chào một thời vừa tới cho dù cái thời đang tới ấy không phải là thời của mình” [12, tr.284]. Đó là cái lượng, lạc quan của một người từng trải,

hiểu rõ thời thế và hiểu rõ mình.

Từ hiện thực cuộc sống đó, ngòi bút của Nguyễn Khải đã không rụt rè mà đánh thẳng vào những vấn đề đó để độc giả cùng suy ngẫm. Nó được các

nhà văn phản ánh từ chiều sâu và bề rộng của nó: “Văn học sau những bước chuyển thăng trầm mà dữ dội đang lắng đọng, đích thực hơn”, Nguyễn Khải

không ngần ngại đưa vào tác phẩm của mình những cảnh đời, những số phận dưới đáy của xã hội. Đó là nỗi buồn, là mảng tối trong bức tranh hiện thực đời sống. Hình ảnh và thân phận của hai ông cháu trong truyện ngắn cùng tên cũng là một ví dụ. Cái cảnh cùng đường lỡ bước phải trông chờ vào sự bố thí của một già, một trẻ trong truyện cũng là lẽ thường tình của một đời người,

bởi “sông có khúc, người có lúc”.

Trong Đời khổ, nhân vật chị Vách cũng đem đến cho người đọc thấy

được một nhân cách, một cá tính, một lối sống hi sinh về gia đinh. Chị một mình ngược xuôi nuôi bốn đứa con và ông chồng chỉ biết ăn và đọc sách báo,

nhưng với chị đó lại là niềm hạnh phúc vì chị cho rằng: “người khôn nhọc lo, người dại ăn no lại nằm. Tôi mới là người sướng chứ chú” [12, tr.223]. Ở

nhân vật chị Vách, bạn đọc không chỉ thấy được sự hi sinh to lớn, sự mạnh mẽ của chị trước cuộc sống. Nhưng đằng sau đó, người đọc thấy được những tư tưởng lạc hậu, hạn hẹp trong tư tưởng của chị, đó chính là tư tưởng đối với người chồng trí thức “siêu đẳng của chị”, là tư tưởng không tiến bộ trong cách

35

dậy con, ỷ lại vào số phận, vào những tục lệ cũ. Từ đây Nguyễn Khải đặt ra vấn đề về số phận con người và hạnh phúc cá nhân.

Với ngòi bút hiện thực, tỉnh táo Nguyễn Khải đi sâu lật tẩy, phê phán, vạch ra chỗ đúng sai của con người. Đây cũng là khía cạnh làm nên sức hấp dẫn cho sáng tác của ông.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975 (Trang 37 - 40)