8. Cấu trúc khóa luận
2.1.1. Ngôn ngữ kể chuyện sắc sảo, tinh tế
Nguyễn Khải từ lâu đã chú ý đến cái cái độc đáo của cá tính sáng tạo, vì vậy nhà văn sớm định hình cho mình một phong cách riêng và ngày càng tỏ ra có bản lĩnh nghệ thuật. Sau 1975, truyện ngắn Nguyễn Khải thể hiện một lối viết với ngôn ngữ sắc sảo, tinh tế khi đi sâu vào những vấn đề hiện thực của đời sống con người. Ngòi bút của ông đã đi sâu vào từng ngõ ngách của cuộc sống, len lỏi vào từng mối quan hệ, từng gia đình, từng con người.
Truyện ngắn“ Đàn bà” viết về sự tan vỡ của một mái ấm gia đình.Viết
về nỗi đau đớn ấy, Nguyễn Khải đã xoáy sâu vào cái căn cớ của sự tan vỡ đó. Lưu – một cảnh sát hình sự khỏe mạnh, đẹp trai cùng một người vợ đẹp, một đứa con thông minh vốn là niềm khao khát của bao nhiêu bạn bè. Nhưng đằng sau cái vẻ bề ngoài ấy là cuộc sống buồn thảm của gia đình Lưu, hai người
sống trong cái thế giới: “lạc lõng” và “trống rỗng”. “Từ mấy năm nay, chị (người vợ) có một gương mặt rất lạ, không vui, không buồn cũng không giận. Như mặt tượng. Vừa là người vợ. Vừa là người lạ”. Nguyễn Khải đã khá tinh
tế khi lật giở và phản ánh những mặt trái trong cuộc đời, ẩn sau cái “gương mặt” ấy của chị vợ chính là giá trị cuộc sống bị chính chủ nhân trong gia đình đánh rơi mất. Hạnh phúc, gia đình tan vỡ bởi con người ta quá coi trọng vật chất, quá coi trọng đồng tiền.
Bằng ngôn ngữ sắc sảo với ngòi bút biến chuyển linh hoạt, trong tác phẩm Nguyễn Khải đã cố tình đưa chi tiết hai gia đình trong thế đối sánh: một bên là gia đình người chiến sĩ công an và một bên là gia đình tên tội phạm
31
Tích híp. Gia đình Lưu tan vỡ vì người vợ không chịu được cuộc sống khó
khăn, từ đó nhân vật của mình tự nghiền ngẫm và đưa ra nhận xét: “đàn bà đều tham tiền hám vui và cạn nghĩ như nhau cả”. Nhưng khi gặp vợ Tích híp và chứng kiến cách hành xử của chị, anh ta phải thay đổi cách nhìn của mình: “lời nói dịu dàng, cung cách con nhà gia giáo mà chịu làm vợ một thằng tướng cướp ư? Vợ con như thế, trời đãi đến thế mà không chịu làm người đoàng hoàng thật là uổng quá, lại một thằng đàn ông ngu quá. Cũng như đã có những con đàn bà hết sức ngu…” [11, tr.477].
Đây cũng chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho
truyện ngắn của Nguyễn Khải trong Ông cháu, Cái thời lãng mạn,…và ở
nhiều truyện ngắn khác, nhờ có ngôn ngữ kể chuyện sắc sảo tinh tế mà nhà văn đã miêu tả thành công những cảm xúc, tâm trạng và chiều sâu của thế giới nội tâm nhân vật. Qua đó người đọc hiểu được tính cách, cảnh ngộ, số phận, tâm lí nhân vật cũng như những chủ đích nghệ thuật mà tác giả muốn truyền
đạt. Trong Ông cháu là bước chân ra đi của một người ông tự cảm thấy mình
già yếu và đã trở thành gánh nặng cho đứa cháu mồ côi vừa tìm thấy việc làm
ở chốn thành thị: “ông nó bước đi chân nhon nhót, đi một quãng lại quay lại nhìn nó, miệng hơi cười”.
Từ một vùng quê nghèo Thanh Hóa, hai ông cháu ra Hà Nội kiếm sống,
lo cho sự sống bằng cách đi ăn xin nhưng ông vẫn nghĩ rằng “xin ăn ở tỉnh thành bữa ít bữa nhiều vẫn cứ no hơn ở trong quê, lại có hi vọng đổi đời, biết đâu đấy họa phúc đều là những việc lớn có ai biết được trước bao giờ” [12,
tr.237].Và trong một tuần lễ người ông đều đi từ rất sớm và lảng vảng trở về lúc thằng nhỏ dọn hàng. Khi thấy đêm nào ông cũng ho, cháu hỏi thì người
ông lại cười và nói: “Người già ban đêm thường hay ho, ai chả thế”, rồi “Người già thì phải ốm chứ?”, “Ốm rồi sẽ khỏe đừng có lo cho ông mà bỏ việc” [12, tr.245].
32
Có thể thấy cái tinh tế, sắc sảo của Nguyễn Khải ở đây chính là ông đã nhìn ra cái khó khăn của cuộc sống hiện tại tuy nhiên vẫn không ngừng kì vọng vào sự đổi đời ở tương lai. Nhân vật người ông trong truyện dù đã cao tuổi nhưng là người rất giỏi lí lẽ, những điều ông nói ra đều làm cho người cháu yên tâm về ông, về cuộc sống và hi vọng vào tương lai tươi đẹp. Tất cả đều tập trung thể hiện một nhân cách cao thượng giàu đức hi sinh, một lối sống không muốn phiền lụy vào người khác và không muốn làm gánh nặng cho người mà ông yêu quý.
Có thể thấy ở giai đoạn này Nguyễn Khải đi sâu theo xu hướng đi gần với cuộc đời. Ngôn ngữ sắc sảo, tinh tế của Nguyễn Khải vừa có cái thâm trầm, nhân hậu của tuổi già, vừa có cái góc cạnh, trải đời của một người từng quen xông pha, lăn lộn. Nhìn chung, tác phẩm của Nguyễn Khải đều mang ý nghĩa nhân văn cụ thể, sức hấp dẫn trong sáng tác của Nguyễn Khải là ở đó.