Ngôn ngữ đối thoại thể hiện những căng thẳng, dồn nén

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975 (Trang 45 - 49)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.1.Ngôn ngữ đối thoại thể hiện những căng thẳng, dồn nén

Nhà văn Nguyễn Khải từng tâm sự vào những năm cuối đời: “Viết văn không do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn

41

khuây của cá nhân mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn. Hãy tin vào lời nói của người sắp ra đi mãi mãi. Họ không còn thì giờ để hưởng danh, hưởng lợi nữa. Họ chỉ còn một khoảng chút thời gian rất ngắn ngủi để nói cho thật, để bộc lộ hết những nỗi u uẩn trong lòng mình”.

Trước 1975, Nguyễn Khải thiên về chính luận do nhiệt hứng tham dự trực tiếp vào cuộc đấu tranh xã hội. Tin rằng nhà văn có sứ mệnh tuyên truyền các chân lí cách mạng, Nguyễn Khải hướng người đọc đến những vấn đề có ý nghĩa chính trị - xã hội, đưa họ đến những nhận thức sáng suốt. Ông không ngại thuyết lí, tranh biện với độc giả và với kẻ thù tư tưởng dù hữu hình hay vô hình, ông trình bày lí lẽ sắc bén, khúc chiết, thông minh, bằng giọng sôi nổi, hùng hồn tưởng như không cho phép ai có thể chối cãi. Từ sau 1975, màu sắc chính luận trở thành triết luận. Nhà văn trở thành người bạn đồng hành của độc giả, cùng họ chia sẻ kinh nghiệm một cách tin cậy, bình đẳng.

Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải

sau 1975 thể hiện rõ điều này. Trong truyện ngắn Chúng tôi và bọn hắn diễn

ra cuộc đối thoại chan chát, nảy lửa giữa nghười kể và nhân vật. Đó là cuộc

dối thoại của hai thế hệ ở hai thời cuộc khác nhau. “Tôi hỏi: anh không thích nói chuyện với bọn tôi à? Nó nhè miếng xương nhăn mặt: “toàn chuyện ông này ra, ông kia vào, ông này lên, ông kia xuống, chuyện của các cơ quan quyền lực dính líu gì đến bọn cháu”. Quyền lực vẫn chỉ huy kinh tế đấy anh ạ. Nó cười: “danh nghĩa là thế còn thực chất vẫn là tiền chỉ huy. Đồng tiền lớn chỉ huy đồng tiền bé, chúng cháu chỉ có một ông chủ thôi, đó là thị trường, mà quy luật của thị trường thì biến mất nên dễ ứng xử lắm”. Rồi nói hỏi, giọng xiên xỏ “ông chủ của chú là ai?”. Tôi cũng hơi huênh hoang: “Tôi cũng chỉ có một ông chủ như anh, đó là bạn đọc”. Nó cười rất đểu, trong hai chúng tôi nó mới là thằng đểu. Bạn đọc bây giờ đâu có thích văn của chú nữa. Toàn là né, nói gì thì nói vẫn cứ là một cách né” [13,tr.245].

42

Cuộc đối thoại giữa người kể và nhân vật Lộc trong truyện là cuộc đối thoại diễn ra sự cọ xát của hai luồng tư tưởng: một bên là khăng khăng bảo vệ những quan điểm chuẩn mực đã có từ bao năm về cuộc sống, về nghệ thuật, còn một bên muốn đặt đồng tiền như một tiêu chí để định đoạt mọi vấn đề. Cuộc đối thoại đan xen những tiếng nói khác nhau: lời nhân vật thì tự tin, điềm tĩnh, có phần châm chọc, giễu cợt; lời người kể như tự biện hộ cho quan điểm của mình nhưng có lúc cao giọng, bực dọc, gay gắt khiến ngôn ngữ đối thoại căng thẳng, dồn nén làm nổi bật sự khác biệt giữa hai thế hệ: già và trẻ, quá khứ và hiện tại, để cùng phục vụ cho mục đích triết luận về lối sống của từng lớp người trong xã hội.

Hay trong truyện ngắn Đổi đời ông viết: “Ông đang viết lách gì mà ốm thế?”. Con gái đưa mắt nhìn mẹ, mẹ đưa mắt lườm nhẹ nhìn chồng: “lúc nào chả đang viết, viết một đời mà vợ con có nhìn thấy đồng tiền, phân bạc nào, tiếng tăm cũng không có”. Con gái vừa cười vừa bảo: “bố cháu viết “Bôn” quá nên bọn trẻ không thích đọc”. Bà vợ nói thêm: “viết chính trị lắm, chả có tí tình cảm nào, tôi chỉ đọc được vài dòng là bỏ”. Tôi nói đỡ cho bạn: “tôi cũng viết chính trị lắm, cũng khó lắm cùng một khuôn với ông nhà mà”. Chị Tần nói ráo hoảnh: “Vậy phải đổi cách viết đi”…anh Tần lấy thuốc ra hút rồi nói đủng đỉnh: “lương nhà nước vẫn đủ sống ngày hai bữ cơm rau”. Bà vợ buông đũa nhìn hằm hằm: “thế vợ con ông bỏ đói à?”. Anh Tần vẫn nói bằng giọng trễ nài: “vợ có lương hưu, con cái đã trưởng thành, chả ai phải nuôi ai cả”. Bà vợ quên phắt luôn, ông khách mời hét lên: “thế thì giải tán gia đình đi”. Anh Tần cười mệt mỏi: “giải tán thì đi đâu bây giờ” [12, tr.289].

Qua cuộc đối thoại đầy kịch tính của các nhân vật, lời đối thoại rời rạc, gay gắt trong khi mục đích đối thoại của vợ, của con gái là hướng đến sự phê phán lối sống và cách viết của chồng, của cha và chờ đợi một sự thay đổi. Còn người chồng thì cứ né tránh, dửng dưng bất hợp tác trong mục đích giao

43

tiếp. Đoạn đối thoại này cho thấy rõ ngôn ngữ của từng nhân vật. Ngôn ngữ của người vợ thì gay gắt, chua ngoa của một người đàn bà luôn nghĩ đến tiền, đến danh. Ngôn ngữ nhân vật người con gái thì hiện đại với kiểu dùng từ: “bố cháu viết “ Bôn” quá”. Còn ngôn ngữ nhân vật tôi với địa vị một người khách thì ở mức độ nhã nhặn, xã giao. Ngôn ngữ nhân vật Tần thì bất cần, không muốn hợp tác. Tuy nhiên, cuộc đối thoại này không chỉ đơn thuần là việc tranh biện trong gia đình mà nhìn sâu xa hơn thì đó là cuộc tranh luận của cả một thế hệ, tranh luận của một kiểu sống, cũng chính là cuộc tranh luận trong tác giả để tìm ra lối viết cho phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Truyện ngắn Mẹ và các con như xoay quanh vấn đề trong quan hệ gia

đình: mẹ - con , vợ - chồng , bà – cháu. Chị bán nước giữ vẻ mặt cau có cho

rằng :“Nuôi con để nhờ cậy lúc già, chứ ai lại tình nguyện hy sinh cả đời cho con cháu”. Chị bảo:“Mình là con người chứ có phải là con trâu con ngựa đâu , bảo lúc khỏe thì cầy thì kéo, lúc già lúc ốm thì để chúng đập đầu xẻ thịt”. Còn bà lão thì rủ rỉ:“Nay mai về già chị cũng nghĩ như tôi thôi, con cái có thể quên mẹ, bỏ mặc mẹ nhưng không có mẹ nào nhỡ bỏ con cái có phải có róc xương xẻ thịt nuôi con cũng chẳng từ. Chứ mẹ chỉ biết lo cho cái thân của mẹ chẳng hóa ra nước mắt chảy ngược à” [11, tr.498].

Đọc câu chuyện người đọc như thấy được một cuộc gặp gỡ với những số phận bất hạnh, với những nỗi đau không ai giống ai. Trên cái phông nền của sự hòa bình, của sự no đủ hạnh phúc, của sự nhộn nhịp của cuộc sống hiện đại lại là sự xuất hiện của một bà mẹ bất hạnh, của chị hàng nước, của bà bán xôi, của vợ chồng ông bà bán bún riêu. Sự hội ngộ vô tình này đã đặt ra biết bao vấn đề phải suy ngẫm trong cuộc sống hôm nay. Nhà văn đã rất thành công khi lột tả được đặc trưng của từng ngôn ngữ nhân vật làm cho lời thoại của ngôn ngữ nhân vật càng thêm sống động.

44

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975 (Trang 45 - 49)