Ngôn ngữ kể chuyện vừa giàu chất trữ tình vừa đậm chất triết lí

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975 (Trang 40 - 45)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1.3.Ngôn ngữ kể chuyện vừa giàu chất trữ tình vừa đậm chất triết lí

Sau 1975, ngòi bút của Nguyễn Khải có chiều sâu hơn với cái nhìn hiện thực toàn vẹn hơn. Trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Khải, ngôn ngữ kể chuyện giàu chất trữ tình và đậm chất triết lí chiếm một vị trí quan trọng, bởi nó cũng mang đậm dấu ấn của tác giả. Lời kể có sức thuyết phục cao, có màu sắc cá tính và mang cảm xúc đậm đà. Là tiếng nói định hướng giúp người đọc hiểu sâu hơn về những vấn đề mà nhà văn muốn nói trong tác phẩm.

Ngôn ngữ kể chuyện giàu chất trữ tình trong truyện ngắn của Nguyễn Khải được ông thể hiện thành công nhất trên những trang văn viết về cảnh sắc

thiên nhiên Hà Nội: “dạo ấy cũng vào cuối thu, lá mùa thu đẹp nhất của Hà Nội, đạp xe dọc đường Nguyễn Du vào buổi chiều nhìn lên những tán lá cây vàng rực, vừa có chút nắng, vừa có chút sương và gió thổi vào mặt đã hơi lạnh. Người như nhỏ lại, mặt đường như rộng ra và các biệt thự ẩn mình trong vòm cây trở nên cổ kính và bí ẩn…” (Nghệ nhân của làng).

Trong truyện ngắn Lạc thời thiên nhiên cuối đông được miêu tả rất hay

và đẹp qua cảm nhận của nhân vật ông Trác, dường như nó lạnh lẽo và tái tê

hơn cả: “giữa tháng chạp ta, trời tối sẫm cả ngày, mưa nhỏ cả ngày và gió lạnh thổi rát mặt (…) ngày mai có thể trời không mưa nhưng chắc sẽ lạnh lắm cái lạnh khô da mặt, da tay và chắc chắn sẽ sần lên nẻ ra” [12, tr 212]. Và lời dự báo“ngày mai có thể trời không mưa nhưng chắc sẽ lạnh lắm”

chứng tỏ thiên nhiên ở đây chứa đầy tâm trạng của ông cái giá buốt, lạnh lẽo

36

Nhà văn cũng thường xen vào những chi tiết tả làm ngưng đọng lời kể,

tạo điểm dừng để người đọc cùng suy ngẫm và suy luận. Trong truyện ngắn Nắng chiều nhà văn lại phát hiện ra những thay đổi trong tâm hồn những

người già đang được hồi sinh. Nhà văn kể về niềm vui, niềm hạnh phúc của người già bằng giọng kể - tả đan xen. Đó là câu chuyện của bà Bơ, một bà

chị họ “năm nhận lời xuất giá vừa tròn bảy chục tuổi”. Ngôn ngữ này phát

huy tác dụng khi Nguyễn Khải miêu tả cuộc sống hồn hậu, ấm cúng của đôi

vợ chồng già: “Ông anh rể lom khom trên ghế, cây gậy kẹp trong đùi, vừa nhìn vợ làm cơm vừa kể chuyện Đông Tây kim cổ, chuyện vui và cả chuyện buồn, giọng kể ngọt ngào, âu yếm. Còn bà vợ chạy lui chạy tới, quay trước quay sau, hai bàn tay không lúc nào ngừng nghỉ, chốc lát lại quay về phía chồng hỏi một cách ngây thơ, một cách nũng nịu: lại ra thế hả ông?”, [12,

tr.498 - 499].

Đoạn văn là một phát hiện đầy xúc động về nhu cầu hạnh phúc của những con người cao tuổi, thứ hạnh phúc được Nguyễn Khải phát biểu thành

quan niệm để lí giải cho cội nguồn của tình yêu mà các cụ có được nhờ “mãnh lực của tình yêu” và nhờ cái tâm tốt của những con người nhân hậu vun đắp “các cụ không tiêu xài phung phí lúc thiếu thời”[12, tr.498].

Nguyễn Khải là một nhà văn có bạn đọc. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn

Đăng Mạnh khá khách quan khi nhận xét:“Nguyễn Khải là người có tài. Có thực tài. Nhưng tài của anh ở đâu? Nó là thế nào? (…). Truyện gì mà toàn nói chính trị, hoàn toàn bàn về thời cuộc, thời sự, toàn luận về đạo lí. Hình như không có tình yêu cho nó mùi mẫn, ướt át một tí. Nhiều truyện cũng chẳng có tình tiết gì li kì. Vậy mà truyện nào cũng đọc được, thậm chí hấp dẫn nữa” [18, tr.323]. Trước 1978, sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện những

quan niệm về giá trị của con người khi lối sống của họ gắn liền với những yêu cầu, đòi hỏi của Cách mạng. Giá trị ấy gắn liền với những chuẩn mực về danh

37

dự, đạo đức của cả cộng đồng, theo đó mà ngôn ngữ nghệ thuật cũng rất mực thước, đoan trang. Sau 1978, ông sáng tác trong một xu thế đổi mới chung của xã hội và văn học. Nhà văn quan tâm đến những giá trị nhân văn có tính chất tổng quát, bền vững. Con người được nhìn nhận ở góc độ cá nhân, vẫn hay triết lí và bình luận nhưng nhuần nhị hơn. Nhà văn đã thay đổi cách viết, không quá quan tâm đến việc phát hiện các vấn đề nóng hổi của đời sống, nhà văn lấy cái tôi mà nghiền ngẫm, thể hiện.

Nếu Nguyễn Minh Châu luôn theo đuổi những “hạt ngọc ẩn giấu” ở bề sâu tâm hồn con người qua những vỡ lẽ của Phùng và Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa, từ đó Nguyễn Minh Châu gửi gắm những triết luận về cuộc đời, về con người: Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn giữa đẹp – xấu, thiện – ác, thấp hèn – cao thượng… chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, chiếc thuyền cuộc đời thì ở rất gần. Người nghệ sĩ đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, trước khi biết rung động trước vẻ đẹp nghệ thuật thì hãy biết rung động trước nỗi đau của con người. Vì nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ con người, cuộc đời [16, tr.331].

Nguyễn Khải luôn gắn liền với cách nhìn, quan niệm sống nhất định

của mỗi cá nhân. Trước 1975, ông viết Mùa lạc, thông qua số phận nhân vật chị Đào để triết luận về “sự sống”, “cái chết”, “ở đời không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy” thì ở giai đoạn sau Nguyễn Khải luôn đưa ra các “ vấn đề” mà

ông muốn phân tích, nghiên cứu, bày tỏ và đối thoại với cuộc sống từ đó chi phối đến việc sử dụng ngôn ngữ và đưa ra biết bao chiêm nghiệm, triết lí về

cuộc đời khiến người đọc phải thấm thía. “Cái đời thứ 35 của tôi, của chú coi như bỏ nhưng chúng ta có trách nhiệm với những đời sau. Phải dạy cho chúng nó biết sống dũng cảm, sống vị tha và dám hi sinh cho một niềm tin mà

38

chúng thấy đúng. Các cách sống ấy rồi sẽ trở thành một truyền thống mới của dòng họ, từ đó mới dám hi vọng sẽ nảy sinh những bậc nhân tài. Theo tôi, một nhân tài phải được chuẩn bị từ nhiều đời trước đó” (Ông trưởng họ) [13,

tr.145]. Với một giọng triết lí cùng cách sử dụng ngôn ngữ tài tình, người đọc nhận ra ở đây bản lĩnh của một con người dám sống cho một niềm tin đầy trách nhiệm với thế hệ sau, khi chiêm nghiệm về cái được – mất, đúng – sai, xấu – tốt của thế hệ mình.

Ông Bột trong Sống giữa đám đông là người hiền lành, làm vụ trưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhưng thiếu uy. Ông sống giữ cái thời mà người ta đua nhau làm quan để phát

tài nên mới diễn ra cái cảnh “loại bỏ lẫn nhau ở mọi cấp. Cái nhân danh để loại bỏ thì rất đẹp nhưng thủ đoạn để loại bỏ thì rất tệ” [11, tr.300].Thói đời người ta“thích làm bạn với những người sang, người mạnh, chứ ai thích đánh bạn với những kẻ hèn, hèn yếu” [11, tr.305]. Cách sống của ông khiến cho

con cái cảm thấy ngại ngùng vì mọi người không còn kính sợ ông nữa. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào ông cũng muốn giữ cái lối sống mà mình đã chọn:

“Chúng nó khuyên tôi nên sống theo thói quen của xã hội, những thói quen man rợ. Nhưng tôi vẫn trung thành với cách sống của riêng tôi. Chú cứ nghĩ mà xem, cách sống tôn trọng đồng loại sẽ là cách sống của thế kỉ tới” [11,

tr.305]. Mỗi người đều có cách sống riêng của mình nhưng họ vẫn giữ được

nét riêng ấy cho dù sống giữa những cám dỗ của cuộc đời. Đó là triết lí về lối sống của con người với những chuẩn mực đạo đức, xã hội.

Những triết lí ấy không chỉ thấy ở cuộc sống bình dị, đời thường mà nó còn được gắn với những giá trị văn hóa đạo lí có tính bền vững trong truyền

thống của dân tộc. Bà cô trong Nếp nhà được coi là cái túi khôn. Trải qua bao

biến động của xã hội, bà vẫn kiên trì giữ một nếp nhà từ dáng vẻ ngôi nhà cho đến cách sinh hoạt, nếp sống. Bà vẫn luôn giữ cho mình một sống theo bà là đúng đắn, cần thiết, bà có “cái đầu lạnh”. Vì thế, đến bay giờ đã sang tuổi tám

39

mươi bà vẫn biết chối từ những đồng tiền rất hợp pháp, ắt hẳn phải có một tính toán khôn ngoan nào đó. Cái khôn ngoan cao siêu chứ không phải khôn

vặt [12, tr.228]. Bởi lẽ đó là “mầm mống của nhiều tai họa”, bà hiểu rằng: “đồng tiền vừa là đầy tớ vừa là ông chủ, vừa là bạn đường vừa là giặc cướp”[12, tr.235]. Bà quan niệm “càng ít sờ tới tiền càng tốt. Nó có độc đấy! Bàn tay thương vợ, bàn tay yêu con, bàn tay nắm bàn tay của bạn bè, đếm mãi tiền nhiễm độc lúc nào không hay sẽ không còn là bàn tay của người nữa” [12, tr.231]

Cái triết lí về lối sống của bà là một bài học vô cùng sâu sắc của một

con người từng trải: “Con người ta ai cũng có phần thiện, phần ác. Muốn dưỡng thiện, diệt ác thì trong nhà phải có gia pháp, ngoài xã hội phải có luật pháp. Trong gia pháp có phần truyền thống và danh dự của dòng họ, có phần đạo đức của người trên và nghĩa vụ của kẻ dưới. Gia pháp cũng phải theo thời mà điều chỉnh, quá ngược với thời thế thì không quá khó theo, quá xu mị thời thế thì bỏ mất gốc rễ” [12, tr.234]. Chính con người biết giữ Nếp nhà ấy

góp phần gìn giữ vẻ đẹp, chiều sâu nhân bản của cuộc sống, để lại những triết

lí về những chuẩn mực đạo đức có tính bền vững.

Có thể thấy, Nguyễn Khải cầm bút viết văn đã được nửa thế kỉ, là một nhà văn có phong cách, có đóng góp vào nền văn học hiện đại của dân tộc. Truyện ngắn của Nguyễn Khải có vẻ đẹp và sự hấp dẫn của trí tuệ, của tính vấn đề - sự phát hiện đời sống trong tính phong phú và phức tạp của nó. Nguyễn Khải có lối kể chuyện rất có duyên, biết dẫn dắt người đọc. Đặc biệt

ông biết làm cho cái mờ nhạt bình thường bỗng chốc “phát sáng” lên: “Chỉ có cái tâm tốt của con người mới làm nảy nở những mầm yêu thương” (Nắng chiều); “Cái nghĩa tình thầm lặng nhỏ nhoi của mỗi gia đình, mỗi vùng đất luôn bị quên đi trong cái ồ ạt, xáo động, ngầu đục của dòng đời vẫn cứ là mạch nước ngầm trong suốt, vô nhiễm để nuôi sống những tinh hoa dân tộc”

40

(Đất kinh kì)… Văn Nguyễn Khải sinh động và luôn thấp thoáng nụ cười như

chính tác giả tự nhận: “Nếu đây đó thấp thoáng một nụ cười, thì cũng phải mỉm cười hiền lành, vui một chút, nghịch một chút cho câu chuyện được đậm đà”. Cái nhìn của Nguyễn Khải về những giá trị lối sống trong các truyện

ngắn giai đoạn sau 1975 cũng thật phong phú, đa dạng, nhà văn triết lí về những giá trị ấy trong nhiều mối quan hệ khác nhau của đời sống xã hội. Và bất cứ lúc nào ông cũng luôn tỏ rõ khả năng nhận xét, ứng phó nhanh, tinh tường và thông minh. Tuy cái nhìn và cách triết lí của tác giả không phải bao giờ cũng đúng nhưng cái nhìn ấy chứng tỏ nhà văn có một năng lực hiểu biết sâu sắc về mọi giá trị của cuộc sống.

2.2. Ngôn ngữ đối thoại

Đối thoại là một đặc trưng của ngôn ngữ văn xuôi, nhân vật đươc miêu tả trong sự đối mặt của nó với người khác. Có thể thấy rõ điều đó bởi những đối thoại trong tác phẩm thường đem đến cho người đọc những tình huống bất ngờ và tạo được cảm giác thực của đời sống, khúc xạ qua lăng kính của nhà văn. Mặt khác trong ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng kể trong việc khắc họa tính cách của nhân vật. Vì mỗi nhân vật được nhà văn quan niệm như một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập.

Truyện ngắn của Nguyễn Khải bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống chính vì thế mà đối thoại của nhân vật bao giờ cũng sống động, chân thực, góc cạnh. Nhà văn luôn để cho nhân vật của mình tự do thoải mái đối thoại với nhau về tất cả mọi vấn đề trong đời sống. Những cuộc đối thoại luôn diễn ra dồn dập, câu hỏi và lời đáp cứ tiếp nối khiến ngôn ngữ nhân vật cuộn xoắn, kết chuỗi tạo tâm lí và sức lôi cuốn với độc giả.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975 (Trang 40 - 45)