Ngôn ngữ đối thoại thể hiện nỗi trăn trở, suy tư

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975 (Trang 49 - 51)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.2.Ngôn ngữ đối thoại thể hiện nỗi trăn trở, suy tư

Trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, ngôn ngữ đối thoại cũng làm nổi bật lên những trăn trở, suy tư của nhà văn về thời cuộc.

Trong truyện ngắn Người kể chuyện thuê: - Anh Hợp hỏi tôi:

- Sắp tới định viết gì?

- Nhiều chuyện để viết lắm nhưng chả muốn viết. - Sao thế?

- Một đời tôi viết văn để bán cho nhà nước, nay cái nhà xuất bản của nhà nước không mua thì bán cho ai? Hợp hơi cười.

- Cậu nên nghĩ lại lời mời của thằng Thụy. Bọn nó làm ăn đứng đắn đấy.

- Tôi cũng biết thế chứ. Nhưng các nhà triệu phú mới có cho phép tôi được quyền châm chọc, chế giễu họ tí chút không? Có cho phép tôi được lên ân cách sống nào đó, một cách làm ăn trong bọn họ mà tôi không thuận mắt…

- ( … )

- Để tôi nghĩ lại đã, nếu không còn cách nào khác để thoát khỏi cái đói thì tôi phải nghĩ lại lời mời của họ thật” [11, tr.72-73].

Qua cuộc đối thoại này ta thấy được rõ những băn khoăn, trăn trở của nhân vật về cuộc sống về cách sống ở đời.

Truyện ngắn Mẹ và các con lại là một câu chuyện xoay quanh quan hệ

gia đình: mẹ - con, vợ - chồng, bà - cháu. Bà Mão là một bà mẹ nghèo khó nuôi ba đứa con đến lúc trưởng thành có công ăn việc làm ổ định ở Hà Nội, chịu biết bao gian nan vất vả, lúc thì đi quét rác, lúc thì đổ thùng nhưng vẫn kiên trì cho con ăn học. Nhưng không ngờ sâu này điều đó lại khiến bà xấu

45

chịu, “nghịch mắt”, lâu đàn con cái thì khinh mẹ, con dâu thì “ngấm nguýt mẹ” như muốn đuổi bà đi ngay tức khắc.

Một buổi tối bà lão kể lại những chuyện nhìn thấy trong ngày cho chị

bán nước nghe. Chị bán nước thở dài “Nhà đã nghèo lại hay sinh ra những cảnh vô phúc, được bề này thì hỏng bề kia có bươn trải cả đời cũng không ngóc đầu lên được”. Nguyễn Khải đã để bà Mão phân tích về nơi ở mới của bà, công việc mới của bà: “về quê có phải mỗi lần nhớ cháu lại lên thăm được đâu”. Cuối cùng bà tìm được cách ở Hà Nội “mà vẫn không ở nhà con nào cả, bà có nghề mới, nơi cư trú mới mà tuần đều có thể lần lượt đến thăm và cho quà các cháu…” [11, tr.499].

Với cuộc đối thoại này Nguyễn Khải để người đọc thấy được cách hành xử, sự hi sinh của bà Mão đối với con cháu. Đó là sự hi sinh thầm lặng, cao thượng vì người thân. Từ đó mà đi sâu vào từng mái nhà, từng mối quan hệ, của các thành viên trong gia đình để từ đó nhà văn chỉ cho người đọc thấy

rằng: “có những gia đình hạnh phúc của họ chỉ là bề ngoài, chỉ là hạnh phúc hờ, thực chất cuộc sống ấy đầy căng thẳng và áp lực”.

Nói đến ngôn ngữ đối thoại về những nỗi trăn trở, suy tư thì cùng thời Nguyễn Minh Châu cũng là một cây bút xuất sắc:

- “Đã bao giờ Tuấn… sang bên kia chưa hả?

- Sang đâu hả bố?

- Bên kia sông ấy! Anh con đáp vè hờ hững.

- Chưa

Nhĩ tập trung hết sức còn lại để nói ra cái điều ham muốn cuối cùng của đời mình:

- Bậy giờ con sang bên kia sông hộ bố…

46

- Chẳng để làm gì cả. – Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra qua ư là ki quặc – con hay qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đó một lát, rồi về…”

( Bến quê – Nguyễn Minh Châu)

Đó là một sự nhận thức, một sự thấu hiểu về cái điều mà tác giả gọi là cuộc đời vốn đa sự, con người thì đa đoan. Nhân vật Nhĩ trong truyện đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy vẻ nghịch lí của đời người: Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hay chùng chình. Đó là một triết lí giản dị mà sâu sắc, một nỗi trăn trở đầy suy tư.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975 (Trang 49 - 51)