Ngôn ngữ đối thoại thể hiện sự trải nghiệm

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975 (Trang 51 - 54)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.3.Ngôn ngữ đối thoại thể hiện sự trải nghiệm

Sau 1975, văn học chuyển mình sang một hướng mới trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu của giai đoạn trước. Sự đổi mới ấy vừa mang tính tự thân của văn học vừa mang tính tất yếu khách quan. Quan niệm đơn giản, máy móc của người cầm bút một thời cũng đã được Nguyễn Khải bộc lộ

chân thành trong Nghề văn cũng lắm công phu. Ông cho rằng: “Chỉ có người chiến sĩ với các trận đánh của họ mới là đáng viết. Còn cuộc sống của một cơ quan, một gia đình, một bản làng heo hút bỗng chốc trở nên nhộn nhịp, với những dãy phố bất thần mất đi. Chỉ là những chuyện tẻ nhạt hằng ngày không đáng viết, cũng chẳng cần ghi chép. Viết về cái thường ngày là văn học cũ, viết về những cái phi thường là văn học mới. Viết về hi sinh, về những day dứt, những nỗi đau khổ của cá nhân là văn học cũ. Viết về những chiến công của tập thể, những hi sinh không tính toán cho tập thể là văn học mới” [12,

tr.64]. Chính Nguyễn Khải đã bộc lộ rất thành thực tận đáy lòng mình khi

nhìn lại những gì mà mình viết ra một thời: “Đọc lại những trang viết của tôi một thời mà tiếc cho những năm tháng sống vất vả, sống hào hùng mà rút lại chỉ là những bài báo nhạt nhẽo, không có chi tiết nào là thật, không có những khung cảnh nào cám giỗ, ám ảnh” [12, tr.634]. Từ trải nghiệm thực tế của

47

bản thân mấy chục năm cầm bút, nhà văn đã rút cho mình những kinh nghiệm

quý giá: “Nhà văn, nhà báo sống với thời cuộc nhưng còn phải biết tách ra khỏi thời cuộc, sống với người cùng thời nhưng phải lấy con mắt của người đời sau để đo lường giá trị nhiều kĩnh vực tưởng là tầm thường, là vô nghĩa với người đương thời” [12, tr.634]. Đó là những điều khi nhà văn tự nhìn

nhận lại, đánh giá lại bản thân nhưng cũng là những điều rất có ý nghĩa đối với những người cầm bút hôm nay.

Văn học giai đoạn này chuyển từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời thường vì thế mà nhân vật của Nguyễn Khải giai đoạn này phức tạp, đầy đủ tính cách như nó vố có. Nhà văn dành sự quan tâm nhiều hơn cho những nhân vật của đời sống thường nhật. Trước kia con người trong truyện ngắn của Nguyễn khải thường gắn liền với lí tưởng xã hội, thì ở giai đoạn này con người trong sáng tác của ông được đặt trong nhiều chiều, đó là con người của cuộc sống riêng tư, của xã hội, của thời thế…

Trong truyện ngắn Một người Hà Nội thông qua cuộc đối thoại với

nhân vật “tôi” đã thể hiện được những chiêm nghiệm của cuộc đời, của một con người từng trải.

Nhân vật “ tôi” hỏi: “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?”

Cô trả lời: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng” [12, tr.192]. Người con thứ hai làm đơn xin đi bộ đội bà cũng nói: “Tao không khuyến khích vũng không ngăn cản, ngăn cản túc là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết nó”. Đồng thời, đó cũng là một người mẹ đầy tự trọng khi bà nó: “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì” [12, tr.192].

Phải chăng những lời nói ấy như một triết lí làm việc có ích cho đất nước, mong muốn góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

48

Trong con mắt của Nguyễn Khải, bà Hiền mang vẻ đẹp tinh túy của thủ đô ngàn năm văn hiến. Hình ảnh bà hiện lên như một người giữ lửa, ngọn lửa của một thời và nhiều người như bà Hiền sẽ góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống của Hà Nội. Và ở đây với những triết lí về con người nhà văn bày tỏ sự

ngưỡng mộ: “một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ” [12, tr.199]. Và những người như thế đã góp phần làm nên vẻ đẹp rực rỡ của đất kinh kì: “Những hạt bụi vàng lấp lánh ở đâu đó mỗi góc phố Hà Nội, hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh sáng” [12, tr.199].

Cuộc đối thoại giữa nhân vật ông Hai và người kể chuyện cho ta thấy được cách nhìn nhận, cách nghĩ của từng nhân vật về cuộc sống.

- Đêm bác ngủ có được ngon không? – tôi hỏi

- Ngủ rất say ông ạ, ăn rất khỏe ngủ rất say, còn lâu tôi mới chết được.

- Muốn sống mới khó chứ muốn chết có gì là khó.

- Ông nói rất đúng nhưng với tôi thì sống cũng khó mà chết cũng khó.

- Đã mấy lần rập rình định chết nhưng tới lúc quyết định lại có bao nhiêu lí lẽ để cần sống. Vả lại,một số phận dầu khốn khổ đến thế nào cũng chẳn thể kéo dài đến mãi mãi, cũng phải có lúc được kết thúc, phải không thưa ông?

- Bác nghĩ được như thế thì sống sẽ thanh thản lắm, trong hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ được sự thanh thản…” [12, tr.157].

Biết nhìn đời từ cái nhìn triết học như vậy, đương nhiên phải là những con người ham suy nghĩ, có khả năng tự ý thức cao, có tư tưởng, có chính

kiến. Đây là mẫu nhân vật được Nguyễn Khải yêu thích nhất “mẫu người trải nghiệm, lãng mạn một chút, phong trần một chút, số phận không bình thường một chút” và qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật nhà văn đã thể hiện những trải nghiệm cùng với cuộc đời sóng gió của nhân vật.Với ông “tìm hiểu cái

49

bên trong, cái bề dày, cái chiều sâu của mỗi người luôn luôn là một nhu cầu, một hứng thú”.

Như vậy, ngôn ngữ đối thoại được nhà văn sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm của mình và rõ ràng thì ngôn ngữ đối thoại trở thành một đặc điểm nổi bật trong việc sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Lấy hiện tại làm định hướng, các cuộc đối thoại trong tác phẩm Nguyễn Khải nói chung đều có xu hướng không khép lại với một chân lí tuyệt đối. Cái hiện thực được đặt trong sự tiếp nối với cái quá khứ, cuộc sống hiện lên ở nhiều mặt, có quá trình vận động, biến đổi, chuyển hóa và do vậy nó có xu hướng “mở”. Nói cho cùng, nhà văn nào cũng bắt đầu trang viết từ một đòi hỏi của hiện tại, khác nhau là ở cảm hứng và cách xử lí chất liệu hiện tại. Có người chỉ lấy hienj tại làm điểm xuất phát để trở về với quá khứ. Còn Nguyễn Khải thì thật sự sống với cái hiện tại, cấp cho nó ý nghĩa quan trọng nhất trong thế giới nghệ thuật của mình. Có thể nói các cuộc đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975 là những cuộc đối thoại mang ý nghĩa nhân sinh về cuộc đời. Nó trải rộng ra các sự kiện, hiện tượng của đời sống để từ đó nhân vật hiểu và chiêm nghiệm về cuộc đời. Đặc điểm này phù hợp với quan niệm văn chương của

Nguyễn Khải: “tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bộn bề…”.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975 (Trang 51 - 54)