Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế - tài chính Thái Nguyên (Trang 47)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Vấn đề trọng tâm mà đề tài nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý Trƣờng Cao đẳng Kinh tế- tài chính Thái Nguyên nên điểm nghiên cứu là tại Trƣờng Cao đẳng Kinh tế- tài chính Thái Nguyên cụ thể là ở các khoa và phòng ban trong trƣờng.

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

Khi tiến hành nghiên cứu khách thể thì chủ thể nghiên cứu có thể sử dụng nguồn số liệu đã có sẵn, đã đƣợc công bố hoặc tự mình thực hiện việc thu thập số liệu càn thiết để nghiên cứu. Vì thế, phƣơng pháp thu thập thông tin có 2 loại là các phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp và các phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp.

2.3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là việc thu thập các thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp, xử lý.

Nguồn gốc tài liệu: có thể lấy các dữ liệu từ

+ Website và phòng Đào tạo của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế- tài chính Thái Nguyên + Phòng Tổ chức cán bộ của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế- tài chính Thái Nguyên + Thu thập thông tin từ các Báo cáo sơ kết, tổng kết kỳ, năm của Trƣờng, Đảng bộ Trƣờng, các bản báo cáo trong kỷ yếu hội thảo giữa các khối trƣờng cao đẳng tại Thái Nguyên nhƣ: Kỷ yếu hội thảo xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo - tọa đàm khoa học về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

+ Thông tin từ các tạp chí khoa học, sách vở nhƣ: Giáo trình liên quan đến vấn đề quản trị nguồn lực...

+ Số liệu, thông tin của một số đề tài nghiên cứu về nguồn nhân lực nhằm bổ sung cho nguồn số liệu, thông tin chính thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Các văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát triển nguồn nhân lực trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng nói chung và tại Trƣờng Cao đẳng Kinh tế- tài chính Thái Nguyên nói riêng.

2.3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là phƣơng pháp thu thập thông tin qua các cuộc điều tra, thực nghiệm, khảo sát thực tế.

Tác giả sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến để thu thập thông tin cần thiết về thực trạng đội ngũ giảng viên hiện nay cũng nhƣ cán bộ quản lý hay đội ngũ nhân viên phục vụ đào tạo.

- Đối tƣợng điều tra + Đội ngũ cán bộ quản lý + Đội ngũ giảng viên

+ Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và nhân viên phục vụ

- Thời gian điều tra: Phiếu điều tra thông tin đƣợc thực hiện vào tháng 12/2013 - Phƣơng pháp điều tra: Điều tra chọn mẫu

Cách chọn: Mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn mấu ngẫu nhiên.

Để lựa chọn đƣợc mẫu nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy 95%có rất nhiều công thức tính dung lƣợng mẫu. Song áp dụng trong đề tài này tác giả dựa theo phần mềm SPSS.

Căn cứ công thức tính ƣớc lƣợng mẫu:

N = N

(1+N*e2) n: Quy mô mẫu

N: Kích thƣớc của tổng thể

- Ví dụ: Khi điều tra đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức Nhà trƣờng: Với 254 mẫu tổng thể nghiên cứu, dung lƣợng mẫu cho ƣớc lƣợng tỷ lệ với độ tin cậy 95%, mức độ = 0,05, ta sẽ cần khảo sát 155 ngƣời. Tuy nhiên, để tránh rủi ro khi gặp đối tƣợng khảo sát, và để đảm bảo dung lƣợng chính của mẫu, tác giả cộng thêm vào mẫu chính một mẫu phụ bằng 16% mẫu chính; có nghĩa là cần cộng thêm 25 ngƣời nữa bằng 180 ngƣời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để quá trình phát và thu hồi phiếu khảo sát đạt đƣợc kết quả cao, tác giả thực hiện theo hình thức là: Tác giả gặp trực tiếp để đƣa phiếu và thông qua email. Tổng số phiếu phát ra là 180 phiếu và thu về đƣợc 158 phiếu, trong đó 158 phiếu đều hợp lệ.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Trên cơ sở các thông tin thu thập, tiến hành phân tích, tổng hợp xử lý các số liệu theo các tiêu thức phân tổ thống kê và phƣơng pháp phân tích để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng, đánh giá các mặt của công tác phát triển đội ngũ nguồn nhân lực; rút ra những ƣu nhƣợc điểm, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nguồn nhân lực của trƣờng trong thời gian tới.

Trong đề tài này tác giả tổng hợp và xử lý các kết quả nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 16.0, Excel...

2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin

Đề tài áp dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp phân tích nhƣ: phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê phân tích,… Trong đó, phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số.

2.3.4.1. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phƣơng pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích đƣợc lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tƣơng đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp:

a. So sánh số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ trƣớc hoặc kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ trƣớc và kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Số tuyệt đối liên hoàn: ∆i = xi - xi-1 - Số tuyệt đối định gốc: ∆’i = xi-x0

Trong đó: xi là chỉ tiêu nghiên cứu kỳ này xi-1: Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ trƣớc x0: Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc

Phƣơng pháp trên có thể áp dụng để tính lƣợng tăng, giảm số lƣợng giảng viên và cán bộ quản lý ở năm sau so với năm trƣớc, và ở năm hiện tại 2013 với năm gốc chọn để so sánh là 2011.

b. So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Chỉ tiêu này sử dụng trong việc đánh giá chất lƣợng, trình độ của đội ngũ nguồn nhân lực và sự biến động chỉ tiêu này.

Tx = xi x 100 ∑x

Trong đó Tx là tỷ lệ chỉ tiêu nghiên cứu tính bằng % xi: Chi tiêu nghiên cứu (số thạc sỹ, tiến sỹ…)

∑x:Tổng các chỉ tiêu (tổng số giảng viên, cán bộ quản lý..)

- Tốc độ phát triển liên hoàn: Biểu hiện sự biến động về mặt tỷ lệ của hiện tƣợng nghiên cứu qua hai thời kỳ liên tiếp nhau

ti = Xi xi-1

2.3.4.2. Phương pháp thống kê phân tích bằng phần mềm SPSS 15.0

Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê phân tích bằng phần mềm xử lý số liệu SPSS 15.0 sử dụng thang điểm Likert với 5 mức độ, trong đó:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1 - Rất (không tốt) không đồng ý 2 - Không (tốt) đồng ý

3 - Bình thƣờng 4 - Tốt (Đồng ý)

5 - Rất (tốt) đồng ý

Với giá trị khoảng cách đƣợc xác định:

d = Giá trị max - giá trị min = 5 - 1 = 0,8

N 5

Tức là:

Điểm trung bình từ 1,00 đến 1,8: Rất (không tốt) không đồng ý Điểm trung bình từ 1,81 đến 2,6: Không (tốt) đồng ý

Điểm trung bình từ 2,61 đến 3,4: Bình thƣờng Điểm trung bình từ 3,41 đến 4,2: Tốt (Đồng ý) Điểm trung bình từ 4,21 đến 5,0: Rất (tốt) đồng ý

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

- Số lƣợng nhân lực toàn trƣờng - Cơ cấu nguồn nhân lực toàn trƣờng

- Trình độ chuyên môn nguồn nhân lực toàn trƣờng - Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Kinh phí sử dụng cho đào tạo nguồn nhân lực

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

- Năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên - Năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên

- Năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên - Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý

- Mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên chức đối với lƣơng

- Mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên chức đối với điều kiện làm việc - Mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên chức đối với cơ hội thăng tiến.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 tác giả đã đƣa ra các câu hỏi đề tài cần giải quyết, xây dựng khung phân tích nghiên cứu, hệ thống về phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm các phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

pháp về chọn điểm nghiên cứu, thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin. Trên cơ sở đó đƣa ra một số chỉ tiêu về mặt định tính nhƣ mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên với lƣơng, với điều kiện làm việc hay với cơ hội thăng tiến tại Nhà trƣờng..., các chỉ tiêu định lƣợng nhƣ quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của Nhà trƣờng...để từ đó phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực của trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm của trƣờng Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên tiền thân là trƣờng trung cấp kinh tế Bắc Thái thành lập ngày 20/12/1978 theo quyết định số 675/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái. Từ khi thành lập trƣờng đã 3 lần di chuyển địa điểm. Đƣợc sự quan tâm của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh, phát huy nội lực nhà trƣờng đã vƣợt qua mọi khó khăn xây dựng trƣờng ngày càng phát triển đạt đƣợc những thành tích đáng kể.

* Giai đoạn từ 1978 - 1985

Địa điểm ban đầu thuộc phƣờng Đồng Quang- TP Thái Nguyên. Năm 1979 trƣờng di chuyển địa điểm sang Thị trấn Chùa Hang - Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, trƣờng đóng trên địa bàn phƣờng Thịnh Đán - TP. Thái Nguyên. Đội ngũ cán bộ giáo viên ban đầu chỉ trên 10 ngƣời, cơ sở vật chất cũ nát. Trƣờng tập chung xây dựng cơ sở vật chất, tăng cƣờng đội ngũ, tổ chức tuyển sinh. Kết quả giai đoạn này đào tạo trên 3000 học sinh cho các HTX nông nghiệp, các ngành trong và ngoài tỉnh đáp ứng yêu cầu cán bộ cho cơ sở. Đƣợc UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen về thành tích đào tạo.

* Giai đoạn 1985 - 1997

Đây là giai đoạn ngành giáo dục tiến hành cải cách theo nghị quyết Bộ chính trị, Tỉnh uỷ, xoá bỏ cơ chế bao cấp. Trƣờng vƣơn lên mở rộng quy mô đa dạng hoá hình thức và loại hình đào tạo, tăng số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ giáo viên, xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dựng cơ sở vật chất - trƣờng đi vào ổn định và phát triển, đƣợc tặng nhiều bằng khen, giấy khen của Ngành, Tỉnh, Quân khu I và của Chính Phủ (1988 - 1992).

* Từ 1997 đến nay

Đƣợc sự quan tâm của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Bộ Tài Chính, Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Thái Nguyên đã đầu tƣ xây dựng mới cho trƣờng nhiều hạng mục công trình phục vụ giảng dạy, học tập. Đội ngũ cán bộ giáo viên đƣợc tăng cƣờng, trƣờng đã đạt nhiều thành tích, đƣợc Đảng, Nhà nƣớc tặng thƣởng nhiều bằng khen, cờ của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ tài chính, UBND tỉnh, Thành uỷ, của các tổ chức đoàn thể...

Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, trƣờng đã đào tạo trên 15000 HS, SV. Đƣợc Đảng, Nhà nƣớc tặng Huân chƣơng Lao động hạng nhất, Lao động hạng II, hạng III và nhiều huy chƣơng cho các tập thể, cá nhân. Đƣợc tặng nhiều Cờ thi đua xuất sắc của Chính Phủ, Bộ, Ngành, Tỉnh Thái Nguyên, nhiều bằng khen, giấy khen. Đảng bộ trƣờng liên tục 20 năm đạt trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh xuất sắc.. Trƣờng liên tục đạt trƣờng Tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, Cụ thể:

*) Quy mô đào tạo

Bảng 3.1: Bảng thống kê số HSSV đang học tất cả các hệ qua 3 năm

STT Quy mô đào tạo Năm học

2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 1 Trung cấp 525 563 560 2 Cao đẳng 3.268 4.102 4.253 3 Liên thông 1.359 1.366 1.391

4 Liên kết đào tạo 360 373 396

Tổng 5.512 6.404 6.600

(Nguồn: Số liệu thống kê - Phòng Tổ chức Hành chính)

Nhìn vào bảng thống kê số lƣợng HSSV đang học tại trƣờng qua 3 năm ta thấy số lƣợng này tăng mạnh qua các năm, chủ yếu là tăng số lƣợng hệ cao đẳng chính quy. Hàng năm công tác tuyển sinh đều vƣợt kế hoạch từ 15 - 20%. Diện đào tạo đƣợc mở rộng cho các tỉnh khu vực phía Bắc. Điều này đúng với phƣơng hƣớng phát triển của Nhà trƣờng là tăng cƣờng đào tạo nhân lực có trình độ cao đẳng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ *) Loại hình đào tạo

Các loại hình đào tạo không ngừng đƣợc mở rộng, bao gồm: Đào tạo hệ trung học, hệ cao đẳng, liên kết đào tạo đại học, bồi dƣỡng cập nhật kiến thức mới, đào tạo liên thông cao đẳng, liên kết đào tạo đại học và sau Đại học. Từ năm học 2004 - 2005 đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao thí điểm đào tạo liên thông trung học lên cao đẳng và liên kết đào tạo với các trƣờng Đại học đào tạo liên thông Cao đẳng lên Đại học cho các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc trong lĩnh vực Kinh tế - Tài chính.

+ Bậc cao đẳng: Ngành đạo tạo: 04 ngành Chuyên ngành đào tạo: 16 chuyên ngành - Chuyên ngành: + Kế + Kế + Kế - Ngành tài chính ngân hàng: Chuyên ngành:

+ Tài chính doanh nghiệp

- .

- Ngành luật.

* Bậc trung học: 2 ngành và 6 chuyên ngành - Ngành hạch toán kế toán:

Chuyên ngành:

+ Kế toán doanh nghiệp sản xuất + Kế toán hành chính sự nghiệp + Kế toán ngân sách xã

- Ngành tài chính: Chuyên ngành:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tài chính hành chính sự nghiệp + Ngân sách xã

Ngoài hệ đào tạo cao đẳng và trung cấp chính quy tại trƣờng, trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên còn tổ chức liên kết đào tạo, bồi dƣỡng cập nhật kiến thức trong các lĩnh vực kinh tế - tài chính cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Từ năm học 2004 - 2005 trƣờng đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao thí điểm đào tạo liên thông trung học lên cao đẳng và liên kết đào tạo với các trƣờng Đại học đào tạo liên thông Cao đẳng lên Đại học trong lĩnh vực Kinh tế - Tài chính. Hoạt động này một mặt tăng nguồn thu cho nhà trƣờng, mặt khác giúp nhà trƣờng tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng đào tạo và góp phần nâng cao trình độ của giảng viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế - tài chính Thái Nguyên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)