Giải pháp phát triển năng lực nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế - tài chính Thái Nguyên (Trang 109 - 111)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Giải pháp phát triển năng lực nguồn nhân lực

4.3.3.1. Phát triển năng lực chuyên môn, năng lực giảng dạy

Thứ nhất, bồi dƣỡng thƣờng xuyên về chuyên môn nghiệp vụ

Căn cứ vào nhu cầu cụ thể của từng khoa, từng chuyên ngành, nhà trƣờng nên xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng theo định kỳ với thời gian, địa điểm thích hợp để giúp giảng viên phát triển sâu hơn các kiến thức cũ, cập nhật thêm đƣợc những kiến thức mới giúp hoàn thiện thêm kiến thức cho giảng viên.

Ví dụ với giảng viên khoa kế toán, mỗi năm 01 lần có thể mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức về phần mềm kế toán máy mới, các lớp cập nhật quy định mới về kế toán đƣợc ban hành và sửa đổi, bổ sung,.. Bên cạnh đó, vì số lƣợng giảng viên trẻ của trƣờng rất đông và vẫn đang đƣợc tuyển vào liên tục nên nhà trƣờng cũng nên ba năm 1 lần mở thêm các lớp nghiệp vụ sƣ phạm, giáo dục học đại học để hoàn thiện kỹ năng sƣ phạm cho các giảng viên trẻ mới giảng dạy. Kết hợp với khoa công nghệ thông tin tổ chức các buổi học bồi dƣỡng công nghệ thông tin theo chuyên đề để giảng viên có thể sử dụng và khai thác thành thạo internet và các ứng dụng khác của công nghệ vào nghiên cứu và giảng dạy. Các lớp này có thể mở ngoài giờ hành chính và yêu cầu tất cả các giảng viên có liên quan phải tham gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nếu giảng viên cần phải đi bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ ở các trƣờng sẽ đƣợc thanh toán các khoản chi phí sau khi đƣợc Hiệu trƣởng phê duyệt về kinh phí

Thứ hai, xây dựng cơ chế cử giảng viên đi nghiên cứu thực tế hàng năm.

Thứ ba, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy gắn với đổi mới phƣơng pháp học tập của SV: Thực hiện đổi mới phƣơng pháp học tập của SV theo học chế tín chỉ nhằm giúp SV phát huy tính tự học, tự nghiên cứu. Nhờ đó, việc thực hiện đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của GV sẽ có hiệu quả hơn.

Thứ tư, xây dựng các chính sách khuyến khích mời giảng, kiêm giảng, và thỉnh giảng các cán bộ, giảng viên có trình độ cao về trƣờng đồng thời tạo điều kiện cho các giảng viên đi học tập, trao đổi kinh nghiệm ở các trƣờng bạn.

Thứ năm, xây dựng văn bản quy định về nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học theo mục tiêu mà Nhà trƣờng đã đặt ra.

Thứ sáu, thƣờng xuyên tổ chức triển khai việc đánh giá chất lƣợng giảng viên, tăng cƣờng dự giờ giảng viên trẻ để góp ý, hoàn thiện hơn nữa kiến thức và phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên.

4.3.3.2. Phát triển năng lực quản lý

Thứ nhất, cụ thể hóa tiêu chuẩn CBQL

Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL

Thứ ba, xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch CBQL

Thứ tư, tổ chức các lớp bồi dƣỡng về nghiệp vụ quản lý và khuyến khích tự bồi dƣỡng cho CBQL và đội ngũ kế cận tùy theo từng cấp cho phù hợp với vị trí đang làm việc.

Thứ năm, thực hiện tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và sắp xếp đội ngũ CBQL.

(Công tác bố trí điều chuyển cán bộ nên mở rộng hơn, lấy ý kiến nguyện vọng của bản thân ngƣời đƣợc điều chuyển, tạo thêm thời gian thử việc cho ngƣời điều chuyển, nếu nhận thấy không phù hợp với công việc mới thì điều chuyển luôn, tránh tình trạng cố ép, hiệu quả công việc không cao)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thứ nhất, kiện toàn nhân sự làm công tác quản lý khoa học, đối ngoại, mời các giảng viên có uy tín ở các trƣờng đại học, viện nghiên cứu có uy tín để bồi dƣỡng về năng lực nghiên cứu khoa học đối với giảng viên và CBQL nhà trƣờng.

Thứ hai, xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu đầu ngành của Trƣờng.

Thứ ba, Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án khuyến khích các giảng viên trẻ đăng các bài báo, tạp chí.

Thứ tư, tổ chức định kỳ các hoạt động sinh hoạt khoa học cho cán bộ, giảng viên trẻ.

Thứ năm, chủ động giao số lƣợng cụ thể các đề tài khoa học về các khoa và bộ môn yêu cầu các khoa, bộ môn đăng ký tên đề tài và cử giảng viên thực hiện.

Thứ sáu, hỗ trợ kinh phí hợp lý theo đề xuất của chủ nhiệm đề tài, đề xuất khen thƣởng cá nhân, tập thể xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học,… Tăng tiền thù lao nghiên cứu khoa học, thù lao cho hội thảo và hội đồng đánh giá...Ngoài thù lao nghiên cứu đề nghị tính thời gian công tác nghiên cứu tƣơng ứng với đề tài và kết quả nghiên cứu đạt đƣợc để giảm trừ vào thời gian công tác theo định mức tiêu chuẩn chung và do đó giảm bớt thời gian giảng dạy, tạo điều kiện cho giảng viên tham gia nhiều hơn các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Thứ bảy, bổ sung hệ thống tài liệu học tập, nghiên cứu phục vụ cho công tác nghiên cứu của cán bộ, giảng viên Nhà trƣờng.

4.3.3.4. Phát triển năng lực khác

Tổ chức các khóa học ngắn hạn, các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề, các buổi sinh hoạt ngoại khóa để bồi dƣỡng các năng lực khác nữa cho cán bộ công nhân viên Nhà trƣờng nhƣ: Năng lực giao tiếp, năng lực tƣ vấn, năng lực đánh giá, năng lực tổ chức công việc…

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế - tài chính Thái Nguyên (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)