THƠ THEO MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI.
Rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản dễ mắc phải của cácNgân hàng hiện nay. Nó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến chi phí huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.
Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa kỳ hạn bình quân của các Tài sản Có và các Tài sản Nợ của Ngân hàng trong điều kiện lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến của Ngân hàng dẫn đến khả năng giảm thu nhập của Ngân hàng so với dự tính. Với đặc tính của những nguồn vốn huy động thường là ngắn hạn trong khi các khoản tín dụng lại bao gồm cả trung và dài hạn, Ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản, đặc biệt là khi lãi suất thị trường có nhiều biến động như thời gian vừa qua.
Dựa vào Mô hình định giá lại, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ về tình hình rủi ro lãi suất của Ngân hàng NN & PTNT VN chi nhánh huyện Phong Điền qua bảng sau đây:
Bảng4.9 : Tổng hợp trạng thái nhạy cảm lãi suất củaNgân hàng NN &PTNT VN chi nhánh huyện Phong Điền qua cácnăm2010, 2011, 2012
và quý 3/2013)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý 3/2013
Tài sản nhạy cảm lãi suất
Cho vay ngắn hạn 179.617 204.473 216.819 235.528
Tổng tài sản nhạy cảm
lãi suất 179.617 204.473 216.819 235.528
Nguồn vốn nhạy cảm lãi cảm suất
Tiền gửi không kì hạn 9.032 8.251 10.389 11.971
Tiền gửi kì hạn dưới 12
tháng 100.935 116.644 131.975 58.145 Giấy tờ có giá ngắn hạn 8.335 965 2.556 3.095 Vốn điều chuyển 138.572 166.443 184.284 197.872 Tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất 256.874 292.303 329.168 271.083 Chênh lệch GAP (77.257) (87.830) (112.349) (35.555) Tỷ lệ TSNCLS trên NVNCLS 0,7 0,7 0,66 0,87
Trạng thái của ngân hàng Nhạy cảm Nguồn vốn Nhạy cảm Nguồn vốn Nhạy cảm Nguồn vốn Nhạy cảm Nguồn vốn Tỷ lệ thu nhập lãi cận
biên (NIM) sẽ giảm nếu Lãi suất tăng lên Lãi suất tăng lên Lãi suất tăng lên Lãi suất tăng lên
(Nguồn: Ngân hàng NN&PTNTVN chi nhánh huyện Phong Điền, 2010 - 2013)
Thông qua bảng trên, ta có thể thấy năm 2010, Ngân hàng NN&PTNT huyện Phong Điền đang có tổng tài sản nhạy cảm lãi suất là 179.617
6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng có 235.528 triệu đồng tài sản nhạy cảm. Đây là những khoản cho vay ngắn hạn, sắp đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn. Nếu lãi suất tăng sau khi khoản cho vay này được thực hiện, ngân hàng sẽ gia hạn thêm cho những khoản vay này nếu như nó có thể mang lại một khoản lợi nhuận tiềm năng xấp xỉ như mức lợi nhuận hiện tại của những công cụ tài chính khác có chất lượng tương đương. Tương tự như vậy, những khoản cho vay sắp đáo hạn sẽ cung cấp cho ngân hàng vốn phục vụ tái đầu tư vào những khoản cho vay mới với lãi suất hiện tại. Các khoản đầu tư này càng ngắn hạn càng nhạy cảm với lãi suất, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm, khi lãi suất thay đổi thì thu nhập từ các khản đầu tư này sẽ thay đổi.
Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng bao gồm tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng, GTCG ngắn hạn, vốn điều chuyển, tuỳ vào từng khoản mục có lãi suất khác nhau. Đây là các khoản vay mượn trên thị trường, qua các năm nguồn vốn nhạy cảm luôn tăng: năm 2010 là 256.874 triệu đồng, năm 2011 là 292.303 triệu đồng, năm 2012 là 329.168 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2013 là 271.083 triệu đồng vốn nhạy cảm. Ứng với từng khoản mục, Ngân hàng và khách hàng có những thoả thuận về mức lãi suất mới, phù hợp với những điều kiện của thị trường. Những khoản tiền gửi có lãi suất thả nổi thu nhập sẽ thay đổi tự động cùng với lãi suất thị trường và những khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ có lãi suất được điều chỉnh hàng ngày để phản ánh những biến động mới nhất của thị trường.
0.000 100.000 200.000 300.000 400.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2013Năm
Tổng NVNCLS Tổng TSNCLS
Hình 4.6: Tình hình tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Phong Điền.
Khi lãi suất thay đổi gây bất lợi cho Ngân hàng, tức lợi nhuận bị giảm. Khi đó Ngân hàng it nhất phải đương đầu với hai loại rủi ro lãi suất “rủi ro về giá” và “rủi ro tái đầu tư”. Rủi ro về giá phát sinh khi lãi suất thị trường tăng làm giảm giá trị các khoản cho vay với lãi suất cố định. Rủi ro tái đầu tư xuất hiện khi lãi suất thị trường hạ khiến Ngân hàng phải chấp nhận đầu tư các nguồn vốn của mình vào những tài sản có mức sinh lời thấp hơn, hạ thấp thu nhập kỳ vọng trong tương lai c ủa Ngân hàng. Do đó để xác định được Ngân hàng có bị rủi ro lãi suất hay không, ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Khe hởnhạy cảm lãi suất (GAP)
Do có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng, nên giá trị tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy c ảm qua các năm không bằng nhau. Trong các năm qua, Ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro lãi suất. Với giá trị GAP trong Mô hìnhđịnh giá lại, ta d ễ dàng xác định được trạng thái rủi ro của ngân hàng và mức độ ảnh hưởng của nó đến thu nhập mà ngân hàng nhận được.Với giá trị của tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm ở bảng 4.8, ta có chênh lệch nhạy cảm lãi suất GAP của ngân hàng luôn có giá trị âm. Ta xét tại thời điểm 2010, nếu giá trị tổng
nhạy cảm lãi suất (RSL) là 256.874 triệu đồng. Khi đó chênh lệch GAP tuyệt đối là :
GAP = RSA–RSL = 179.617–256.874 = - 77.257 triệu đồng.
Cho thấy Ngân hàng có chênh lệch tuyệt đối âm biểu hiện tình trạng nhạy cảm của nguồn vốn. Tương tự qua các năm, 2011 chênh lệch nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng là -87.830 triệu đồng, năm 2012 là -112.349 triệu đồng và quý 3/ 2013 là - 35.555 triệu đồng. -77.257 -87.830 -112.349 -35.555 -120.000 -100.000 -80.000 -60.000 -40.000 -20.000 0.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2013
Năm Triệu đồng
Chênh lệch GAP
Hình 4.7: Chênh lệch GAP của Ngân hàng qua các năm 2010 - 2013 Giá trị GAP của Ngân hàng luôn có sư thay đổi khác nhau, chênh lệch GAP của năm 2012 là cao nhất so với những năm còn lại. Nguyên nhân nguồn vốn nhạy cảm lãi suất tăng nhanh hơn tài sản nhạycảm lãi suất (cụ thể là vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao, 56% trong nguồn vốn nhạy cảm lãi suất), điều này cho thấy mức chênh lệch GAP của Ngân hàng năm 2012 tăng, Ngân hàng đang đối mặt với rủi ro lãi suất tăng.
Với chênh lệch GAP âm, ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn. Nếu lãi suất tăng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ giảm vì thu từ lãi trên tài sản tăng ít hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động , nếu các yếu tố khác không đổi thu nhập ròng của ngân hàng sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất giảm khi ngân hàng đang trong tình trạng nhạy cảm
nguồn vốn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng sẽ tăng do thu từ lãi trên tài sản giảm ít hơn chi phí trả lãi cho các nguồn vốn. Như vậy thu nhập của ngân hàng tăng một ít.
Hệ số rủi ro lãi suất (R): Hệ số chỉ ra khả năng rủi ro khi có biến động lãi suất, hệ số rủi ro lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền qua các năm 2010 – 2012 như sau:
Bảng 4.10 Hệ số rủi ro lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền qua các năm 2010 –2012
(Nguồn: Ngân hàng NN&PTNTVN chi nhánh huyện Phong Điền, 2010 - 2013)
Qua 3 năm Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền có hệ số rủi ro lãi suất thấp (R<1). Điều này chứng tỏ Ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn, Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất tăng do thu nhập từ lãi của Ngân hàn g nhỏ hơn chi phí trả lãi. Nếu lãi suất thị trường tăng, lãi suất cho vay và lãi suất huy động tăng cùng mức độ thì thu nhập thuần từ lãi sẽ giảm do chi phí trả lãi huy động cao hơn doanh thu từ lãi. Nếu lãi suất càng giảm thì Ngân hàng không phải lo lắng vì rủi ro lãi suất không xảy ra. Mặc dù Ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm lãi suất (nhạy cảm nguồn vốn) nhưng Ngân hàng đang có những cố gắng để nâng hệ số rủi ro lãi suất gần bằng 1, tại đây Ngân hàng sẽ ít bị thay đổi khi lãi suất biến động.
Hệ số độ lệch
Đây là một trong các phương pháp đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất, nếu hệ số độ lệch của Ngân hàng dương thì có nghĩa Ngân hàng đang trong
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2013 Tổng TSNCLS (triệu đồng) 179.617 204.473 216.819 235.528 Tổng NVNCLS (triệu đồng) 256.874 292.303 329.168 271.083 Hệ số rủi ro lãi suất (R ) 0,7 0,7 0,66 0,87
có nhạy cảm Nguồn vốn. Trạng thái độ lệch của Ngân hàng Agribank Phong Điền qua các năm như sau:
Bảng 4.11 : Hệ số độ lệch của Agribank Phong Điền qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2013
Tổng TSNCLS (triệu đồng) 179.617 204.473 216.819 235.528
GAP (triệu đồng) (77.257) (87.830) (112.349) (35.555)
Hệ số độ lệch (0,43) (0,43) (0,52) (0,15)
(Nguồn: Ngân hàng NN&PTNTVN chi nhánh huyện Phong Điền, 2010 - 2013)
Khi tài sản nhạy cảm lãi suất cân bằng với nguồn vốn nhạy cảm lãi suất thì Ngân hàng được xem như là không có rủi ro lãi suất , khi đó khe hở nhạy cảm lãi suất bằng 0, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được bảo vệ dù lãi suất có thay đổi theo chiều hướng nào. Nhưng thực tế khi khe hở lãi suất có bằng 0 vẫn không loại trừ được rủi ro lãi suất vì giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ luôn khác biệt nhau về lãi suất và kỳ hạn. Bằng cách biểu diễn ở dạng %, cho thấy tính chất rủi ro lãi suất của Ngân hàng là nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, mức chênh lệch Tài sản Có và Tài sản Nợ là rất lớn.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Trong hoạt động của Ngân hàng luôn tồn tại rủi ro và lợi nhuận. Và mục tiêu của Ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, tức tại đó Ngân hàng đạt lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro hợp lý chấp nhận được.Với vai trò trung gian tài chính, Ngân hàng luôn cân nhắc giữa thu nhập lãi và chi phí lãi sao chođảm bảo được lợi nhuận và hoạt động hiệu quả của Ngân hàng.
Bảng 4.12: Tỷ lệ lãi thu nhập cận biên của Ngân hàng Agribank Phong Điền qua các năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
(Nguồn: Ngân hàng NN&PTNTVN chi nhánh huyện Phong Điền, 2010 - 2013)
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên qua các năm của Ngân hàng là 1,94% - 4,18%. Nhưng đây chưa phải là lợi nhuận thật sự của Ngân hàng vì chúng ta chưa tính đến các yếu tố, thu nhập ngoài lãi và các chi phí ngoài lãi khác . Nếu trừ các khoả chi phí ngoài lãi thì thu nhập của Ngân hàng sẽ có thay đổi. Nếu Ngân hàng chấp nhận lãi cận biên này thì Ngân hàng phải có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro lãi suất nhằm bảo vệ tỷ lệ thu nhập lãi cận biên,ổn định thu nhập ròng của Ngân hàng.
Nếu chi phí trả lãi cho nguồn vốn đi vay tăng nhanh hơn thu nhập từ lãi trên các khoản mục đầu tư thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Nếu lãi suất thị trường giảm làm cho thu nhập từ lãi giảm nhanh hơn chi phí trả lãi cũng làm cho tỷ lệ thu nhập lãi cận biện giảm. Nếu thu nhập chủ yếu của Ngân hàng từ chênh lệch giữa lãi suất vốn huy động và vốn cho vay thì Ngân hàng dễ dàng bị rủi ro khi lãi suất biến động. Vì thế mà Ngân hàng đang có những kế hoạch thận trọng khi lãi suất tăng, giảm màứng phó linh hoạt nhằm tránh các khoản chi phí từ lãi không nên có. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2013
Tổng thu nhập từ lãi (triệu đồng) 33.408 51.941 54.069 23.624
Tổng chi phí trả lãi (triệu đồng) 25.297 41.230 39.593 16.479
Tổng Tài sản Có sinh lời (triệu đồng)
272.735 299.549 346.692 368.096
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT VN CHI NHÁNH PHONG ĐIỀN
TP CẦN THƠ
5.1. NHỮNG MẶT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁCQUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CHI NHÁNH .