NHỮNG MẶT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền tp.cần thơ (Trang 72)

Trước tìn h hình biến động lãi suất trong thời gian qua, vấn đề quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng là rất phức tạp, nhưng Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền đã bước đầu thực hiện nhiều chính sách nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Mặc dù có những khó khăn, nhưng Ngân hàng đã làm được những mặt tích cực trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Ngân hàng luôn đảm bảo tăng trưởng vốn huy động ổn định và có sự thay đổi trong cơ cấu vốn huy động khi lãi suất thay đổi theo chiều hướng tăng hay giảm, tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Mặc khác không bị ảnh hưởng nhiều bởi các Ngân hàng khác cạnh tranh, vị trí thuận lợi nên Agribank thu hút được nhiều khác hàng không chỉ trong địa bàn mà còn cácđịa phương lân cận.

Hệ số rủi ro của Ngân hàng được duy trì mức 0,7 và có phần cải thiện hơn ở 6 tháng đầu năm 2013, cho thấy Ngân hàng cũng đang nổ lực trong công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất. Khi Ngân hàng đang ở trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn (nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản nhạy cảm lãi suất) lãi suất tăng nhưng không cùng mức độ dẫn đến chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn giảm thì thu nhập thuần từ lãi giảm. Ban giám đốc Ngân hàng cần phải quyết định xem chấp nhận rủi ro hay đối phó với rủi ro này bằng những chiến lược phòng ngừa rủi ro hoặc bằng những công cụ nào cho phù hợp để đem lại hiệu quả cao cho hoạt động của Ngân hàng.

Bên cạnh đó Ngân hàng luôn hướng đến việc áp dụng công nghệ thông tin Ngân hàng hiện đại, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ… nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình trong công việc, luôn trao dồi nghiệp vụ và kỹ năng chăm sóc khách hàng. Hoạt động Ngân hàng luôn bám sát thực tiễn, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh những kết quả đạt được Ngân hàng NN&PTNT huyện Phong Điền còn những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro lãi suất.

Trong thời gian lãi suất thị trường Việt Nam có nhiều biến động, những biến độngnày gây ra những ảnh hưởng lớn cho hoạt động của Ngân hàng, khi Ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn. Thì việc nhận thức về rủi ro lãi suất của Ngân hàng mới được quan tâmvà chỉ dừng lại ở nhận định là ngân hàng có rủi ro lãi suất hay không khi lãi suất thị trường thay đổi, nhưng chưa đo lường, đánh giá cụ thể mức độ rủi ro là như thế nào , lãi suất biến động theo chiều hướng nào sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng. Nếu nhận thức không đầy đủ về rủi ro này Ngân hàng NN&PTNT huyện Phong Điền sẽ không có những biện pháp phòng ngừa vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của lãi suất.

Mặt khác, Ngân hàng chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Cụ thể, về các biện pháp nội bảng, chủ yếu Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng chính sách lãi suất thả nổi trong cho vay mà chưa có những biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn. Các biện pháp ngoại bảng phòng ngừa rủi ro lãi suất của Ngân hàng là các hợp đồng kỳ hạn.

Chính sách thả nổi trong cho vay tuy thực hiện được cả hai chiều tăng và giảm lãi suất theo tín hiệu thị trường, nhưng do hạn chế trong n ắm bắt thông tin, khi đối mặt với rủi ro có thể làm cho món vay này trở thành nợ xấu. Cuối cùng Ngân hàng vẫn phải gánh chịu rủi ro. Bên cạnh đó, với việc thả nổi lãi suất như thế, khi lãi suất thị trường giảm thì lãi suất cho vay sẽ giảm theo trong khi lãi suất huy động không giảm, Ngân hàng gánh chịu thiệt hại do sự co hẹp của khoản chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào .

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG

5.2.1 Điều chỉnh cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn

những khoản vốn vay trên thị trường. Tùy vào mức độ rủi ro của ngân hàng nhà quản trị thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất (những tài sản mà có thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi) trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn vay nhạy cảm lãi suất (những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường).

5.2.2 Ngân hàng chủ động thực hiện những cân đối phù hợp về mặtthời gian và giữa tài sản và nguồn vốn thời gian và giữa tài sản và nguồn vốn

Ngân hàng có thể chủ động tìm kiếm những dự án có sự trùng hợp giữa thời gian của tài sản và nguồn vốn. Cụ thể, Ngân hàng thực hiện đa dạng hóa các kỳ hạn tiền gửi trong huy động vốn: tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng…và có các kỳ hạn cho vay tương ứng. Sự tương ứng giữa kỳ hạn huy động vốn và cho vay một mặt đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, mặt khác giúp cho Ngân hàng có thể hạn chế được RRLS việc đa dạng hóa các kỳ hạn này, gân hàng sẽ tiến hành phân nhóm tài sản và nguồn vốn theo môt những khung kỳ hạn khác nhau, từ đó thấy được thực trạng cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại mọi thời điểm mà Ngân hàng cần định giá lại trong quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng, khi đó công tác quản trị rủi ro sẽ chính xác hơn và hiệu quả hơn, xác với thực tế hơn.

5.2.3 Sử dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính hiện đại

Ngân hàng có thể sử dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính hiện đại như: hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi về lãi suất…những công cụ này sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro lãi suất một cách hiệu quả và ít tốn kém, như vậy Ngân hàng sẽ không phải tái cấu trúc lại tài sản và nguồn vốn, vì tái cấu trúc vốn đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và công sức, hơn nữa có những biện pháp tái cấu trúc vốn sẽ tạo ra những rủi ro khác cho Ngân hàng.

Với thực trạng hoạt động hiện nay của ngân hàng, việc nhận biết và ứng dụng các phương pháp quản trị rủi ro lãi suất nhằm giảm rủi ro trong

hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hết sức cần thiết. Ngân hàng cần nghiên cứu kĩ các phương pháp để lựa chọn, ứng dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù hiện nay đã có nhiều công cụ hiện đại để phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất nhưng do thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển mạnh nên việc áp dụng các công cụ hiện đại trong phòng ngừa rủi ro còn rất hạn chế; Vì vậy việc hạn chế rủi ro lãi suất của Ngân hàng chủ yếu vẫn là tái cấu trúc lại tài sản và nguồn vốn cho phù hợp với biến động lãi suất thị trường, hoắc cố gắng duy trì trạng thái cân bằng nhạy cảm. Các nhà quản trị ngân hàng muốn dự báo chính xác về lãi suất thị trường để có biện pháp quản trị chủ động cần phải có khả năng dự báo những thay đổi trong sự đánh giá của thị trường đối với tất cả những nhân tố cấu thành lãi suất.

Ngoài ra, xuất phát từ dự đoán biến động lãi suất và định lượng rủi ro lãi suất bằng các phương pháp phân tích độ lệch, nhà quản trị Ngân hàng có thể lựa chọn các giải pháp quản trị thíc hợp sau:

 Chiến lược quản trị chủ động sẽ thay đổi độ lệch tiền tệ hoặc thời lượng trước khi có biến động lãi suất.

 Chiến lược quản trị thụ động phải sắp xếp để cho thời lượng Tài sản Có bằng thời lượng Tài sản Nợ ( thay đổi cấu trúc tài sản và nguồn vốn) tức là duy trìđộ lệch thời lượng bằng không (GAP = 0). Để thực hiện điều này phải thay đổi nhu cầu cho vay, số lượng tiền gửi ….để tạo ra sự cân bằng về thời lượng của Tài sản Có và Tài sản Nợ.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Trong thời gian qua Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế huyện, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, gián tiếp tạo công ăn, việc làm cho người lao động. Ngoài mục tiêu lợi nhuận, Ngân hàng còn giúp cho khách hàng có vốn để phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo cho huyện nhà. Trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hiện nay, mục tiêu của Ngân hàng là hiệu quả và chất lượng hoạt động. Tuy nhiên muốn đạt được mục tiêu này đòi hỏi các ngân hàng không ngừng n ỗlực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của Ngân hàng để vươn lên phát triển.

Với sự nỗ lực trong thời gian qua, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền đã vượt qua nhiều khó khăn về biến động của nền kinh tế thị trường, chi nhánh nỗ lực trở thành Ngân hàng trọng điểm cung cấp vốn và dịch vụ tài chính cho huyện nhà trong quá trình phát triển. Trong những năm qua, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền luôn quan tâm đến công tác quản trị rủi ro của mình, bở hoạt động của ngành ngân hàng luôn có sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Một trong những loại hình rủi ro lớn nhất mà ngân hàng phải đối mặt trong thời gian lạm phát cao vừa qua là rủi ro lãi suất. Vì vậy, quản trị rủi ro lãi suất là một việc làm cần thiết đối với mỗi ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Qua quá trình phân tích, đề tài đã khái quát một phần nào đó về thực trạng rủi ro lãi suất của ngân hàng, cũng như những vần đề Ngân hàng đang tồn tại. Từ đó các nhà quản trị ngân hàng có thể có những chiến lược phản ứng với sự biến động của lãi suất thị trường nhằm hạn chế tối đa rủi ro lãi suất, đồng thời tố i đa hoá mục tiêu lợi nhuận của Ngân hàng.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với NHNo & PTNT Cần Thơ

Tăng cường sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời đối với ngân hàng cấp dưới. Định hướng cho các hoạt động của ngân hàng cấp dưới đối với việc thực hiện các chính sách và quy trình về các mặt hoạt động như hoạt động tín dụng, dịch vụ,…

Thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng thêm nghiệp vụ cho cán bộ, nên bố trí cán bộ phù hợp với trìn h độ năng lực, phát huy tối đa khả năng làm việc của cán bộ và có chính sách khen thưởng, kỷ luật kịp thời, tạo không khí hăng say trong công việc.

Cần chú trọng và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong từng chi nhánh trực thuộc để phát hiện kịp thời những tồn tại, thiếu sót, hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm về cơ chế, nguyên tắc tín dụng

6.2.2 Đối với Ngân hàng NN & PTNT VN chi nhánh huyện Phong Điền TP Cần Thơ

Ngân hàng cần chú trọng xây dựng hệ thống kế toán thống kê thật sự vững mạnh và chuyên nghiệp, để có thể cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết cho những tính toán, lượng hoá rủi ro lãi suất vì hiện nay ngân hàng chưa có số liệu thống kê về thời gian còn lại của các khoản cho vay, các tài sản đầu tư cũng như thời gian còn lại của các nguồn vốn huy động và vốn vay. Đối với các khoản mục tài sản được thanh toán theo nhiều kỳ hạn, ví dụ: cho vay tiêu dùng, trả góp, cho vay trung và dài hạn… ngân hàng cũng chưa có số liệu tổng hợp về giá trị của các luồng thanh toán ứng với từng kỳ hạn… Chính hạn chế này sẽ gây trở ngại rất lớn cho các ngân hàng trong việc lượng hoá và quản lý rủi ro lãi suất một cách hữu hiệu.

Ngân hàng nên lựa chọn và đào tạo những cán bộ ngân hàng am hiểu một cách toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất. Có thể phải nên thành lập một bộ phận chuyên trách chuyên đo lường, dự báo và quản trị rủi ro lãi suất.

Đầu tư để nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin, trìnhđộ công nghệ của ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong tình hình mới.

Ngân hàng cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục tài sản và nợ. Thông thường đó là các tài sản sinh lợi như các khoản cho vay và đầu tư (thuộc tài sản) hay các khoản tiền gửi, khoản vay trên thị trường tiền tệ ( thuộcnguồn vốn) và để bảo vệ thu nhập trước rủi ro lãi suất, ngân hàng cần phải duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) hợp lý.

Phải duy trì sự cân đối giữa tài sản nhạy cảm lãi suất với nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Xác định mức độ ổn định của nguồn vốn ngắn hạn để có thể sửdụng một tỷ lệ nhất định an toàn cho đầu tư dài hạn.

6.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà Nước tăng cường quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài nghiêm túc các ngân hàng không tuân thủ các quy định này. Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Thị Phương Liên và cộng sự, Đại học Thương mại, 2003.

Tiền tệ và ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê.

2. TS. Nguyễn văn Tiến, Học viện ngân hàng, 2003. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanhngân hàng. Nhà xuất bản thống kê. 3. GS.TS Lê Văn Tư, 2005. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội:

Nhà xuất bản tài chính.

4. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (chủ biên), 2006. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.

5. Vương Minh Triết, 2008. Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đối với hoạt động cho vay của các NHTMQD tại Thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Cần Thơ.

6. Phạm Thị Kiều Tuyên, 2011. Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

7. Nguyễn Thị Thúy Liên, 2011. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

cổ phần Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Cần Thơ.

8. Thái Văn Đại, 2008. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tủ sách trường Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền tp.cần thơ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)