Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền tp.cần thơ (Trang 50 - 52)

Tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Quản lý tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân hàng là việc chuyển hoá nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lời, tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác. Đối với Agribank Phong Điền thì TSNCLS chủ yếu là cho vay ngắn hạn, Ngân hàng hầu như không đầu thêm khoản mục khác.

Bảng 4.4:Biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất qua các năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 20136T/ 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Cho vay ngắn hạn 179.617 204.473 216.819 235.528 24.856 13,84 12.346 6,04 Tổng TS NCLS 179.617 204.473 216.819 235.528 24.856 13,84 12.346 6,04

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh của Agribank Phong Điền, 2010 -2012và 6 tháng đầu năm 2013)

Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn tam thời của các thành phần kinh tế và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Thông thường những khoản tín dụng này sẽ được tái đầu tư trong năm tiếp theo, vì vậy chúng thuộc loại tài sản nhạy cảm với lãi suất. Cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro so với trung và dài hạn, đây cũng là tài sản sinh lời hơn các khoản đầu tư khác nên luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng đầu tư của Ngân hàng .

Qua bảng 4.4 cho thấy tình hình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tăng 24.856 triệu đồng so với 2010 tăng 13,8% và chiếm tỷ trọng 68,3% trong tổng doanh số cho vay. Trong thời gian này lãi suất đang tăng cao, đầu năm 2011 lãi suất cho vay là 16,5%/năm nhưng đến cuối năm là 20%/năm nên các nhà đầu tư rất

cân nhắc trong việc vay thêm vốn và chuyển quyết định vay vốn trung và dài hạn sang ngắn hạn. Mặc khác để đảm bảo thanh toán cũng như giảm bớt rủi ro tín dụng có thể xảy ra nếu lãi suất tiếp tục biến động mạnh, Ngân hàng cũng hạn chế cho vay trung và dài hạn.

- 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2013Năm

Triệu đồng

Cho vay ngắn hạn

Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh của Agribank Phong Điền qua các năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013)

Hình 4.2 : Tài sản nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng qua các năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Sang đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn tăng nhưng chậm lại, tăng 6% tức 12.346 triệu đồng so với 2011 (ta thấy tốc độ tăng trưởng năm 2011 là 13,8%, 2012 giảm gần 50% so với tốc độ tăng trưởng 2011) và chiếm tỷ trọng 62,5%. Nguyên nhân là lãi suất cho vay bắt đầu giảm (từ giữa năm 2012 giảm xuống còn 15%/năm), khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, việc kinh doanh có hiệu quả và cần thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Mặc khác, tín dụng trung và dài hạn được khách hàng lựa chọn trong thời gian này để phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong những năm vừa qua lãi suấtliên tục biến động, nhằm phòng tránh rủi ro lãi suất Ngân hàng hạn chế cho vay trung và dài hạn, phần lớn khách hàng được ngân hàng tư vấn và hỗ trợ cho vay ngắn hạn nhằm đảm bảo duy trì hoạt động trong điều kiện lãi suất tăng cao. Mặc khác, Ngân hàng không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế, duy trì

4.2 KHÁI QUÁT CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUACÁC NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền tp.cần thơ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)