Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền tp.cần thơ (Trang 58 - 64)

Nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng, khi nguồn vốn huy động tăng trưởng và ổn định sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của ngân hàng. Vốn huy động rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuỳ vào mức vốn huy động được mà Ngân hàng cân đối để cho vay hợp lý. Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn để xác định cơ cấu vốn cho vay ngắn h ạn, trung và dài hạn. Có thể nói vốn huy động ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nếu huy động vốn càng nhiều, lãi suất hợp lý thì lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại càng lớn. Để biết tình hình huy động vốn của Agribank Phong Điề n như thế nào, xét bảng số liệu sau:

Bảng 4.7 Tình hình huyđộng vốn của Agribank Phong Điền qua các năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/ 2012 6T/ 2013 2011/2010 2012/2011 6T/2013/ 6T/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

- Tiền gửi không kỳ hạn

9.032 8.251 10.389 6.499 11.971 (781) (8,65) 2.138 25,91 5.472 84,20

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

100.935 116.644 131.975 126.246 58.145 15.709 15,56 15.331 13,14 (68.101) (53,94) - Tiền gửi trên 12

tháng 2.030 3.380 14.915 3.910 100.396 1.350 66,50 11.535 341,27 96.486 2467,68 - TCTD phát hành GTCG 8.335 965 2.556 3.597 3.095 (7.370) (88,42) 1.591 164,87 (502) (13,96) Tổng 120.332 129.240 159.835 140.252 173.607 8.908 7,40 30.595 23,67 33.355 23,78

Tình hình vốn huy động của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Năm 2011 huy động vốn đạt 129.240 triệu đồng tăng 7,4% so với 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền gửi có kỳ hạn tăng. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng và trên 12 tháng chiếm trên 90% tổng vốn huy động, năm 2011 lãi suất huy động tăng cao, lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 5 tháng là 14%/năm, đối với kỳ hạn 13 tháng là 13,92%/năm, phần lớn khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn làm cho khoản mục này tăng lên, vốn huy động cũng tăng theo. Do vậy mà phát hành giấy tờ có giá đã giảm đi rất nhiều ( giảm 88,42%). 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2010 2011 2012 6T/2013 Năm Tỷ đồng

Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng Tiền gửi trên 12 tháng TCTD phát hành GTCG

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh của Agribank Phong Điền, 2010 - 2013)

Hình 4.4 : Tình hình huyđộng vốn của Agribank Phong Điền qua các năm 2010– 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Năm 2012, vốn huy động không ngừng tăng lên đạt 159.835 triệu đồng, tăng 23,67% so với 2011. Nguyên nhân là hầu hết các khoản mục của vốn huy động đều tăng, tiền gửi tiết kiệm kì hạn trên 12 tháng có tốc độ tăng 341,27% trong khi năm trước huy động ở khoản mục này đạt 3.380 triệu đồng thì năm nay đạt 14.915 triệu đồng. Phát hành giấy từ có giá cũng tăng nhiều so với trước (1.591 triệu đồng), tăng 164,87 %. Do lãi suất cho vay của năm 2012 bắt đầu giảm so với 2011, nhu cầu vốn của tổ chức kinh tế tăng (đặc biệt là nhu cầu vốn trung và dài hạn), đòi hỏi ngân hàng phải tăng nguồn vốn nhưng

phải giảm chi phí trả lãi, vì thế việc tăng vốn huy động là điều tất yếu. Để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng và ngồn vốn cho Ngân hàng, không ngừng chú trọng phát huy công tác huy động vốn với nhiều hình thức huy động, đa dạng về thời hạn cũng như khung lãi suất cho khách hà ng lựa chọn.Công tác tiếp cận, chăm sóc khác hàng được tốt hơn, thường xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua ngân hàng , vừa duy trì khách hàng cũ, vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động. Từ đó tập trung và thu hút vốn nhãn rỗi từ nền kinh tế để đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương.

4.2.3 Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Sự nhạy cảm lãi suất chỉ sự so sánh giữa sự nhạy cảm của luồng tiền tệ thuộc tài sản (tài sản nhạy cảm lãi suất) và luồng tiền tệ thuộc nguồn vốn (nguồn vốn nhạy cảm lãi suất). Kỳ hạn của sự nhạy cảm này thường được xác định trong một khoản thời gian ngắn hạn (30 ngày, 90 ngày, 6 tháng, 12 tháng). Các khoản đầu tư càng ngắn hạn càng nhạy cảm với lãi suất, có nghĩa là khi lãi suất thay đổi thì thu nhập từ các khoản đầu tư này sẽ thay đổi.

Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí trả lãi sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thị trường thay đổi. Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Agribank Phong Điền, các khoản vốn nhạy cảm lãi suất là vốn huy động ngắn hạn: đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn, các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Ngoài ra, còn có vốn điều chuyển từ Ngân hàng NN&PTNT TP. Cần Thơ. Vốn điều chuyển cũng được xem là nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Ta xem xét cơ cấu cũng như tình hình nguồn vốn nhạy cảm của Ngân hàng qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.8: Biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của Agribak Phong Điền qua các năm 2010- 2012 và 6 tháng 2013. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2013 2010/2011 2012/2011 Số tiền % Số tiền % - Vốn huy động 118.302 125.860 144.920 73.211 7.558 6,39 19.060 15,14 + Tiền gửi không kỳ hạn 9.032 8.251 10.389 11.971 (781) (8,65) 2.138 25,91 + Tiền gửi có kỳ hạn dưới

12 tháng 100.935 116.644 131.975 58.145 15.709 15,56 15.331 13,14

+TCTD phát hành GTCG 8.335 965 2.556 3.095 (7.370) (88,42) 1.591 164,87 - Vốn điều chuyển 138.572 166.443 184.248 197.872 27.871 20,11 17.805 10,70

Tổng NVNCLS 256.874 292.303 329.168 271.083 35.429 13,79 36.865 12,61

0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2013Năm

Triệu đồng

Tổng NVNCLS

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh của Agribank Phong Điền, 2010 - 2013)

Hình 4.5: Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền qua các năm 2010-2013.

Qua hình 4.5, thấy được tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất tăng qua các năm ( 2010 –2012), ta xét từng khoản mục sau:

Vốn huy động nhạy cảm lãi suất: nguồn vốn này bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của tiền gửi tiết kiệm và giấy tờ có giá ngắn hạn. Nguồn vốn này biến động liên tục qua các năm, cụ thể năm 2010 đạt 118.302 triệu đồng, năm 2011 là 125.860 triệu đồng, tăng 7.558 triệu đồng tức tăng 6,4%. Vốn huy động nhạy cảm lãi suất tăng là do tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 15.709 triệu đồng tương ứng 15,6%. Tiền gửi này tăng là do lãi suất huy động tăng, lãi suất 3,6%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và 14%/năm đối với loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Vì thế mà tiền gửi không kỳ hạn giảm do khách hàng lựa chọn tiền gửi có kỳ hạn, đồng thời Ngân hàng cũng không phát hành thêm các giấy tờ có giá , một phần vì chi phí trả lãi, một phần vìđãđạt chỉ tiêu của Ngân hàng.

Năm 2012, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đạt hiệu quả hơn, vốn huy động nhạy cảm lãi suất tăng 19.060 triệu đồng, tức 15,14%. Nguyên nhân tất cả các loại tiền gửi đều tăng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay của ãi suất huy động đã giảm nhằm giảm chi phí trả lãi cho

Vốn điều chuyển: Là khoản mục được xem là nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất (năm 2010 là 138.572 triệu đồng chiếm 53,95%, năm 2011 là 166.443 triệu đồng chiếm 56,94%, năm 2012 là 184.248 triệu đồng chiếm 55,97%, 6 tháng 2013 chiếm 73% trong tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất). Vốn điều chuyển nhạy cảm lãi suất tăng qua các năm, cụ thể năm 2 011 tăng 27.871 triệu đồng ( tăng 20,11%), năm 2012 tiếp tục tăng 17.805 triệu đồng (tăng 10,7%).Vốn điều chuyển không những giúp Ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Nguyên nhân vốn điều chuyển tăng là doanh số cho vay liên tục tăng và vốn huy động của Ngân hàng có tăng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của đơn vị. Để bù đắp kịp thời nguồn vốn bị thiếu hụt Ngân hàng phải nhận vốn từ cấp trên.

4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂNHÀNG NN& PTNT VN CHI NHÁNH HUYỆN PHONG ĐIỀN TP. CẦN

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền tp.cần thơ (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)