Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền tp.cần thơ (Trang 29)

Để nghiên cứu vấn đề quản trị rủi ro lãi suất, các phương pháp phân tích chính bao gồm:

* Phương pháp thống kê tổng hợp và phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối để phân tích sự biến động của cơ cấu tài sản và nguồn vốn.

* Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối để đánh giá tình hình biến động và mức độ biến động của lãi suất đ ối với thu nhập và chi phí lãi của Ngân Hàng, từ đó xác định nguyên nhân tạo ra sự biến động để phân tích sự biến động của tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất.

* Mô hình đánh giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất dùng cho phân tích mức độ ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động củangân hàng.

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: dùngđể so sánh số liệu năm sau với số liệu năm trước để thấy sự biến động của các chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân củasự thay đổi này, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

Công thức: ∆Y = Y1 - Y0 Trong đó:Y0 : chỉ tiêu năm trước

Y1 : chỉ tiêu năm sau

∆Y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: cho thấy rõ tốc độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian xác định. Dùng phương pháp này để so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu quacác năm.

Công thức:

Trongđó: Y0 : chỉ tiêu năm trước. Y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆Y : là tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.

Y1–Y0

Y =

Chương 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHONG ĐIỀN

TP.CẦN THƠ 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG

3.1.1 Giới thiệu ngân hàng NN&PTNT VN chi nhánh Phong Điền, TP Cần Thơ

Ngày 01/03/2004 theo quyết định số 65/QĐ/HĐQT – TCCB, Ngân hàng NN & PTNT VN chi nhánh huyện Phong Điền được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/10/2004. Ngân hàng NN & PTNT VN chi nhánh huyện Phong Điền là chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng NN & PTNT VN TP CầnThơ.

Ngân hàng được sử dụng con dấu riêng, chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo quy chế số 169/QĐ/HĐQT – 02 ngày 07/09/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng NN & PTNT VN.

Trụ sở Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh huyện Phong Điền đặt tại: Ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP CầnThơ.

Địa bàn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng NN & PTNT VN chi nhánh huyện Phong Điền bao gồm Thị trấn Phong Điền và các xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Mỹ Khánh, Trường Long, Tân Thới, Giai Xuân. Ngoài ra, Ngân hàng còn phục vụ một số khách vãng lai thuộc các quận, huyện lân cận. Ngân hàng chịu trách nhiệm thực hiện tài trợ vốn cho tất cả các ngành kinh tế và thành phần kinh tế trong huyện. Nhưng trọng tâm trong công tác cho vay của Ngân hàng vẫn là nông nghiệp, nông thôn. Với chủ trương cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu vốn ngắn hạn, trung và dài hạn cho nông dân dùng làm chi phí sản xuất, cải tạo, trồng mới, khai thác đất canh tác nông nghiệp, phát triển nông thôn

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban

3.1.2.1 Cơ cấu tổchức

Nhân sự của Ngân hàng được phân bổ ở những bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận thực hiện chức năng riêng của mình. Nhưng giữa các bộ phận luôn có mối quan hệ, trao đổi với nhau để công việc vận hành một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các bộ phận được thực hiện theo các hình thức sau:

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức củangân hàng NN&PTNT VN chi nhánhhuyện Phong Điền

3.1.2.2 Chức năng của các phòng ban

* Giám đốc: Giám đốc là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền. Công việc cụ thể của giám đốc liên quan tới hoạt động tín dụng bao gồm:

- Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lênđể quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do Ngân hàng, khách hàng cùng lập.

- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý khách hàng.

* Phó giám đốc:

Phó Giám Đốc

Phòng Kế toán- Ngân quỹ

Phòng Giao dịch Giai Xuân

Phòng

Kế hoạch –Kinh doanh

- Giám sát trực tiếp tình hình hoạt động của phòng Kế toán - Ngân quỹ, đôn đốc thực hiện đúng quy chế đãđề ra.

- Thay mặt giải quyết các công việc của đơn vị khi giám đốc đi vắng. - Điều hành công việc của đơn vị theo sự phân công, ủy quyền của giám đốc, báo cáo lại kết quả và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công.

* Phòng Kế hoạch –kinh doanh :

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ xấu, tìm nguyên nhân vàđề xuất hướng khắc phục.

* Phòng Kế toán - Ngân quỹ: - Kế toán:

+ Lập kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính.

+ Thu thập và lưu trữ hồ sơ khách hàng và các chứng từ có giá.

+ Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước và quyết toán tiền lương với cán bộ Ngân hàng.

+ Trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, đồng thời trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày.

+ Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán chuyển tiền khác.

- Ngân quỹ:

+ Quản lý kho quỹ, thực hiện đúng chế độ quy định nghiệp vụ về kho quỹ.

+ Kiểm tra lượng tiền mặt và ngân phiếu trong kho hằng ngày.

+ Khóa sổ ngân quỹ, cuối ngày kết hợp với kế toán theo dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót, giúp bộ phận kế toán cân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn.

* Phòng giao dịch Giai Xuân

- Tổ chức huy động vốn, cho vay, thu nợ, chuyển tiền, làm thẻ ATM và các dịch vụ khác đối với khách hàng;

- Phòng giao dịch được Ngân hàng ủy nhiệm vốn kinh doanh và chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn này sao cho có hiệu quả nhất.

=> Giữa các phòng banđều có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một Ngân hàng. Cơ cấu tổ chức đang được đổi mới theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. Qua đó cho thấy rằng, Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh huyện Phong Điền đang cố gắng xây dựng một mô hình ngân hàngđa năng, hiện đại, hướng tới sản phẩm mới, thị trường mới để tăng sức cạnh tranh.

3.1.3 Vài nét về hoạt động của ngân hàng

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là:

● Huy động vốn: Ngân hàng nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VND, ngoại tệ của mọi cá nhân, các tổ chức và doanh nghiệp.

● Cho vay: Ngân hàng cho vay ngắn hạn và trung hạn các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

Ngoài ra, Ngân hàng còn kinh doanh các loại hình dịch vụ sau:

- Nhận làm dịch vụ chuyển tiền cho mọi cá nhân, các tổ chức có yêu cầu. - Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán của khách hàng.

- Nhận phục vụ việc mở tài khoản cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước.

3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂNHÀNG QUA CÁC NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 HÀNG QUA CÁC NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Qua 10 năm hoạt động kể từ ngày Agribank Phong Điền chính thức thành lập, ngân hàng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng kinh tế của huyện, đã giải quyết kịp thời những nhu cầu vốn của các doanh nghiệp cũng như các hộ sản xuất. Để đạt được những thành tựu đó là sự nổ lực rất lớn của Ban giám đốc và cán bộ nhân viên ngân hàng.

Cũng như các tổ chức hoạt động kinh doanh khác, mục tiêu kinh doanh tiền tệ của các Ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàngđể thấy được tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, qua đó giúp cho nhà quản trị hạn chế chi phí và có biện pháp tăng cường các khoản thu nhằmnâng cao lợi nhuậncho Ngân hàng.

Thu nhập: Thu nhập của Ngân hàng chủ yếu là thu từ lãi và ngoài lãi, trong đó thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu của ngân hàng, do sự đặc thù của ngành nghề. Tổng thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm nhưng không đồng đều. Thu nhập ở năm 2010 đạt 35.260 triệu đồng, năm 2011 đạt 53.965 triệu đồng, tăng 53,05% đến năm 2012 thì tốc độ này tăng 5,4%. Nguyên nhân của việc tăng trưởng chậm lại là do sự tăng không đều của khoản mục thu từ lãi, nếu năm 2011 tăng 18.533 triệu đồng so với 2010 thì ở năm 2012 chỉ tăng 2.128 triệu đồng. Mà nguyên nhân sâu xa: 3 tháng đầu năm 2011 lãi suất cho vay là 19%/năm và những tháng còn lại có lãi suất 20%/năm, đồng thời doanh số cho vay tăng

mang lại. Nhưng đến năm 2012 lãi suất cho vay còn cao đã ảnh hưởng đến việc vay vốn của các tổ chức kinh tế cũng như hạn chế vay vốn của hộ sản xuất kinh doanh chủ yếu là vay ngắn hạn (cho vay ngắn hạn tăng trưởng chậm lại chỉ tăng 6%) đã ảnh hưởn g đến thu nhập của Ngân hàng. Tuy là 6 tháng cuối năm 2012 mức lãi suất này giảm còn 15%/năm dù doanh số cho vay có tăng trở lại chủ yếu là trung hạn nhưng chưa đến hạn thu lãi. Sự biến động này của lãi suất đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của Ngân hàng qua các năm thể hiện rõở 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ 2012, thu nhập từ lãi 6 tháng 2012 là 27.789 triệu đồng, cùng kỳ 2013 là 23.624 triệu đồng giảm 15%. Trong khi đó tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 65% và dài hạn là 35% ở hai thời điểm gần bằng nhau, nhưng lãi suất cho vay 6 tháng đầu năm 2012 là 20%/năm, lãi suất cho vay 6 tháng đầu năm 2013 là 15% /năm.

Bên cạnh thu nhập từ lãi, ngân hàng còn có các nguồn thu khác ngoài lãi như thu từ hoạt động dịch vụ, thu từ kinh doanh ngoại hối và các thu nhập khác cũng góp phần tăng thêm thu nhập của ngân hàng. Năm 2011 tăng 9,3% đến năm 2012 lại tăng 38,7% không nhiều nhưng cũng đã bổ sung vào nguồn thu nhập của ngân hàng.Ở mảng hoạt động dịch vụ và kinh doanh khác có tốc độ tăng trưởng khá ổn định cho thấy ngân hàng cần mở rộng và đầu tư vào đây để đảm bảo thu nhập khi lãi suất có biến đổi lớn như thời gian vừa qua.

Ngân hàng cần tăng cường mở rộng, phát triển dịch vụ thanh toán, dịch vụ bão lãnh tăng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng mạng lưới thanh toán, thanh toán cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt v.v.. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng của Ngân hàng luôn chú trọng công tác thu hồi nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu; thu hút các khách hàng có uy tín đảm bảo kịp thời nguồn vốn vay cho khách hàng góp phầnlàmtăngthu nhập cho Ngân hàng.

Chi phí: Chi phí hoạt động trong ngân hàng bao gồm: chi trả lãi và chi ngoài lãi. Đối với Agribank Phong Điền, chi trả lãi luôn chiếm tỷ trọng

cao trong tổng chi phí, năm 2010 chi phí trả lãi chiếm 80,2% trong tổng chi phí, năm 2011 là 86,49% trong tổng chi phí, năm 2012 là 77,47%. Điều này cho thấy chi phí cho chi trả lãi của ngân hàng là chủ yếu. Qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, nhìn chung tổng chi phí tăng nhưng không đều.

Năm 2011 : các mảng của tổng chi phí đều tăng, như đã biết năm 2011 tăng 51,12% so với 2010 tương ứng 16.125 triệu đồng. Do chi phí trả lãi tăng 62,98% tức 15.933 triệu đồng, còn chi phí ngoài lãi tăng 3,08% tức 933 triệu đồng, đáng chú ý nhất là chi phí trả lãi huyđộng. Chi phí này trong năm 2011 là 15.584 triệu đồng tăng 71,63% , trong khi năm 2010 chi trả lãi huy động chỉ đạt 9.080 triệu đồng. Do sự biến động mạnh của lãi suất huy động năm 2011 là 14%/năm làm cho tiền gửi của khách hàng tăng. Vốn huy động tăng và lãi suất tăng cao đã làm cho chi phí trả lãi cũng tăng theo. Bên cạnh đó chi trả lãi vốn điều chuyển cũng tăng, năm 2010 chỉ 16.217 triệu đồng đến năm 2011 chi phí này là 25.646 triệu đồng tăng 58,14% so với năm 2010. Trong năm 2011 này, tổng chi phí tăng cao là do vốn huy động và vốn điều chuyển tăng, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, kèm theo ngân hàng phải chịu mức lãi suất cao do tình hình chung của nền kinh tế.

Năm 2012: Tổngchi phí của năm 2012 tăng nhẹ 7,2% tương đương tăng 3.437 triệu đồng, tăng chủ yếu là do chi ngoài lãi, chi trả lãiđã giảm so với 2011 nhưng chưa nhiều (giảm 3,97% tương ứng mức giảm 1.637 triệu đồng). Việc giảm chi phí trả lãi là do chi trả lãi vốn điều chuyển và vốn huy động đã giảm so với trước do năm 2012 lãi suất vốn điều chuyển giảm nhiều so với 2011 (đầu năm là 16%/ năm nhưng đến giữa năm thì lãi suất này giảm 11%), bên cạnh vốn điều chuyển không tăng nhiều và lãi suất vốn điều chuyển giảm thì lãi suất vốn huy động cũng giảm 11,5% . Những yếu tố này đã làm giảm đi phần nào chi phí trả lãi của ngân hàng trong năm. Trong khi chi phí trả lãi giảm thì chi phí ngoài lãi tăng nhiều 5.074 triệu đồng tương ứng 78,8% .

Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng chi phí trả lãi giảm 5.632 triệu đồng tương đương 25,47%, do các khoản chi trả lãi cho vốn huy động và vốn điều chuyển đã giảm. Vì thế mà tổng chi phí năm 2013 ở 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ 2012 có sự sụt giảm đáng kể 12,5%. Điều này cho thấy chi phí ngân hàng đang giảm, chủ yếu và quan trọng là chi phí trả lãi.

Thông qua việc phân tích tổng chi phí của ngân hàng mà ta biết được chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trong cao và quan trong trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó ngân hàng nên có những biện pháp phù hợp nhất để làm giảm chi phí, mà trọng tâm là vốn điều chuyển. Đây là phần vốn luôn chịu mức lãi suất c ao hơn lãi suất huy độnglại chiếm tỷ trọng cao trong

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền tp.cần thơ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)