NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền tp.cần thơ (Trang 42)

3.3.1 Thuận lợi

- Huyện Phong Điền là đầu mối giao thông tiếp giáp nhiều quận, huyện như: Thới Lai, Bình thuỷ, Cái Răng, Châu Thành A,... giao thông thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khí hậu ôn hòa thuận lợi phát triển du lịch, cây trái phát triển mạnh. Do đó, nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực này rất lớn.

- Tuy ngân hàng mới thành lập gần đây nhưng đ ược sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan đã giúp cho Ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Ngân hàng nằm ở vị trí trung tâm của huyện nên địa điểm giao dịch rất thuận tiện, thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn huyện.

- Đội ngũ nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm quản lý trên địa bàn huyện. Đặc biệt, phong cách giao dịch lịch sự, phục vụ nhiệt tình chuđáo.

- Là ngân hàng hoạt động chủ yếu trên địa bàn, t hị trường hoạt động rộng lớn, ổn định,khách hàng phần lớn là nông dân, hộ sản xuất.

- Uy tín của Ngân hàng được mở rộng và nâng cao thông qua doanh số huy động ngày càng gia tăng, số lượng khách hàng đến vay vốn và giao dịch ngày càng nhiều.

3.3.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi Ngân hàng cũng gặp những khó khăn như: - Giao thông nông thôn tuy phần nào được cải thiện nhưng vào mùa mưa thì ít nhiều ảnh hưởng đến công tác thẩm định, xử lý và thu hồi nợ của cán bộ tín dụng làm chi phí phát sinh cao.

- Do đặc thù của đại phương là nông nghiệp, khách hàng chủ yếu của ngân hàng là nông dân, hộ sản xuất nhỏ, kết quả sản xuất kinh doanh phần lớn phụ thuộc vào yếu tố khách quan như thời tiết, giá cả thị trường…Chính vì thế việc thu hồi vốn vay của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.

- Do vị trí ngân hàng trong vùng huy hoạch, chưa chuyển đến vị trí mới nên cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, còn nhiều hạn chế.

- Tình hình sản xuất nông – thuỷ sản trong thời gian qua có nhiều khó khăn, giá cả đầu vào tăng ảnh hưởng đến giá thành trong sản xuất nông nghiệp.

- Mặc khác, người dân vẫn còn thói quen thích giữ tiền tại nhà nên việc huy động vốn của ngân hàng còn hạn chế.

- Tình hình kinh tế phục hồi chậm, lãi suất thường xuyên biến động nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Chương 4

PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN PHONG ĐIỀN – TP CẦN THƠ

4.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản của ngân hàng

Tài sản có của Ngân hàng là kết quả của sử dụng vốn. Việc phân tích cơ cấu tổng tài sản là đánh giá sự biến động của từng khoản mục trong tổng tài sản của ngân hàng nhằm xem xét việc phân bổ vốn của ngân hàng vào từng khoản mục tài sản có hợp lý hay chưa, do các khoản mục đầu tư khác nhau nên có mức sinh lời khác nhau và độ rủi ro cũng khác nhau từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để biết tình hình tài sản của Ngân hàng NN &PTNT VN chi nhánh huyện Phong Điền qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tìm hiểu bảng số liệu sau:

Bảng 4.1 : Cơ cấu tài sản của ngân hàng Agribank Phong Điền từ năm 2011 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán và ngân quỹcủa Agribank Phong Điền, 2010- 2013)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/ 2012 6T/ 2013 2010/2011 2012/2011 6T/2013 so với 6T/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi tại NHNN - - - -

2. Tiền mặt tại quỹ 1.619 1.142 2.049 2.675 3.448 (477) (29,46) 907 79,42 773 28,90

4. Chứng khoánkinh

doanh và đầu tư - - - - - - - - - -

6. Cho vay 272.735 299.549 346.692 317.274 368.096 26.814 9,83 47.143 15,74 50.822 16,02

Ngắn hạn 179.617 204.473 216.819 204.962 235.528 24.856 13,84 12.346 6,04 30.566 14,91

Trung và dài hạn 93.118 95.076 129.873 112.312 132.568 1.958 2,10 34.797 36,60 20.256 18,04

9. Tài sản cố định và trang thiết bị máy móc

1.752 1.317 1.132 1.228 1.027 (435) (24,83) (185) (14,05) (201) (16,37)

11. Tài sản có khác 1.637 1.628 1.620 1.641 1.577 (9) (0,55) (8) (0,5) (64) (3,9)

Qua bảng số liệu ta thấy các nguồn tạo nên tài sản của Agribank Phong Điền chủ yếu là tiền mặt tại quỹ, cho vay, Tài sản cố định và trang thiết bị và Tài sản có khác. Trong đó, tiền mặt tại quỹ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản, dao động từ 0,4% – 0,6%, đây là phần tài sản hầu như không sinh lời cho ngân hàng nên việc dự trữ không nhiều nhưng vẫn phải đảm bảo trong hoạt động cho ngân hàng. Tiền mặt tại quỹ giúp cho ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn và rút tiền đột xuất của khách hàng và dùng thanh toán các khoản chi phí nhỏ hàng ngày. Vì thế mà có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm, năm 2011 giảm 29,46% so với 2010 nhưng lại tăng 79,42% vào năm 2012. Kế đến là Tài sản cố định và trang thiết bị máy móc và các Tài sản có khác, các khoản mục này của tài sản giảm đều qua các năm, tài sản cố định và trang thiết bị năm 2011 giảm 24,83%, năm 2012 giảm 14% so với năm trước đó. Đây cũng là khoản mục tài sản không sinh lời của ngân hàng, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ từ 1,2% - 8% trong tổng tài sản nhưng lại rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Vì đang chuẩn bị cho cơ sở mới nên hiện tại ngân hàng chỉ đầu tư chủ yếu vào trang thiết bị máy móc và các phần mềm ứng dụng công nghệ mới phục vụ cho hoạt động của ngân hàng nên việc đầu tư vào các loại tài sản này có phần nào giảm xuống.

Qua việc phân bổ nguồn vốn vào tài sản của ngân hàng cho thấy ngân hàng đang tập trung vào tài sản sinh lời nhiều hơn, đây là nguồn thu nhập chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng, việc tăng giảm của hai khoản mục tài sản trên không không ảnh hưởng nhiều đến tổng tài sản của ngân hàng. Cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản của ngân hàng, năm 2010 chiếm 98,2% trong tổng tài sản, năm 2011 là 98,7%, năm 2012 chiếm 98,3%. Tổng tài sản sinh lời cũng tăng đều qua các năm, năm 2011 tăng 9,83%, năm 2012 là 15,7%, cho thấy ngân hàng chỉ tập trung nguồn vốn vào tài sản sinh lời là chủ yếu mà không có khoản đầu tư nào khác. Tuy hoạt động tín dụng mang lại thu nhập cho ngân hàng nhiều hơn các khoản đầu tư khác nhưng mức độ rủi ro của nó lại cao nhất khi có biến động lãi suất, ngân hàng cần xem xét và phân bổ lại nguồn vốn hợp lý nhằm tối thiểu hoá rủi ro, mặc khác ngân hàng cần phải quản lý tốt công tác cho vay và thu nợ.

4.1.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn

Hoạt động cấp tín dụng cũng là hoạt động sử dụng nguồn vốn của ngân hàng mà chủ yếu là cho vay. Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã thực hiện cho vay dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nào đó. Doanh số cho vay thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng, nếu ngân hàng có nguồn vốn lớn thì doanh số cho vay lớn và ngược lại thì doanh số cho vay thấp. Trong thời gian qua Agribank Phong Điền đã đáp ứng một lượng lớn nhu cầu về vốn tín dụng ngắn và trung hạn cho khách hàng qua nhiều hình thức khác nhau. Nhờ vào nguồn vốn Ngân hàng nên các hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng đạt được kết quả tốt hơn, gia tăng năng suất, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, tái sản xuất,…

Qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng thấy được sự tăng trưởng của khoản mục cho vay qua các năm, quy mô hoạt động của Ngân hàng đang mở rộng. Để thấy rõ hơn ta xét sự tăng trưởng doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng NN&PTNT VN chi nhánh huyện Phong Điền qua bảng số liệu sau:

Tổng doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng qua các năm, năm 2010 là 272.735 triệu đồng, năm 2011 là 299.549 triệu đồng tăng 9,8%, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 68,2% trong tổng số cho vay. Do lãi suất tăng cao nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo thanh toán nên Ngân hàng hạn chế tín dụng trụng hạn. Nhưng năm 2012 có sự thay đổi nhẹ trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, cho vay ngắn hạn chiếm 62,5% cho vay trung hạn tăng lên 37,5% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân lãi suất từ giữa năm 2012 giảm còn 15%/năm cùng với việc khách hàng phục hồi sản xuất nên n hu cầu vốn trung hạn tăng. Tuy vậy, vẫn đảm bảo doanh số cho vay tăng, năm 2012 là 346.692 triệu đồng tăng 15,7%. Sở dĩ có sự tăng này là do cán bộ tín dụng chủ động tìm kiếm khách hàng để đầu tư cho vay, cho vay các dự án mang tính khả thi mạng lại hiệu quả kinh tế, không ngừng mở rộng và tìm

Bảng 4.2 : Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua các năm 2010, 2011, 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

(

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Phòng kế hoạch và kinh doanh của Agribank Phong Điền, 2010 -2013)

Bảng 4.3 : Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Phòng kế hoạch và kinh doanh của Agribank Phong Điền, 2010 - 2013)

Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng (%) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % - Cho vay ngắn hạn 179.617 65,86 204.473 68,26 216.819 62,54 24.856 13,84 12.346 6,04 - Cho vay trung hạn 93.118 34,14 95.076 31,74 129.873 37,46 1.958 2,10 34.797 36,59

Tổng 272.735 100 299.549 100 346.692 100 26.814 9,83 47.143 15,74 Chỉ tiêu 6T/ 2012 Tỷ trọng (%) 6T/ 2013 Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền % - Cho vay ngắn hạn 204.962 64,60 235.528 63,99 30.566 14,91 - Cho vay trung hạn 112.312 35,40 132.568 36,01 20.256 18,04

180 93 204 95 217 130 205 112 236 133 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Tỷ đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/ 2012 6T/2013 Năm Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, Phòng kế hoạch và kinh doanh của Agribank Phong Điền, 2010 - 2013)

Hình 4.1: Tình hình cho vay của Agribank Phong Điền qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng mở rộng quy mô hoạt động và xem xét các dựng án khả thi để đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng doanh số cho vaytăng 16% so với cùng kỳ 2012, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 64% và tăng 30.566 triệu đồng tức tăng 15% và cho vay trung hạn tăng 18% tương đương 20.256 triệu đồng. Mức tăng này là do lãi suất giảm, các hộ sản xuất có nhu cầu vốn cho việc tái sản xuất, kinh tế huyện đang có xu hướng phục hồi, nhiều dự án công trình được thực thi trong 2013 theo chính sách của huyện, giao thông thuận lợi nên việc kinh doanh phát triển. Hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua đã giải quyết phần nào nhu cầu vốn trong sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển kinh tế của huyện. Nhờ những nỗ lực của Ngân hàng trong công tác kiểm tra, giám sát, thu hồi nợ cũng như các biện pháp xử lý nợ quá hạn giúp khách hàng sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả hơn vì thế mà công tác c ho vay luôn được đảm bảo.

4.1.3 Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất

Tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Quản lý tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân hàng là việc chuyển hoá nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lời, tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác. Đối với Agribank Phong Điền thì TSNCLS chủ yếu là cho vay ngắn hạn, Ngân hàng hầu như không đầu thêm khoản mục khác.

Bảng 4.4:Biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất qua các năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 20136T/ 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Cho vay ngắn hạn 179.617 204.473 216.819 235.528 24.856 13,84 12.346 6,04 Tổng TS NCLS 179.617 204.473 216.819 235.528 24.856 13,84 12.346 6,04

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh của Agribank Phong Điền, 2010 -2012và 6 tháng đầu năm 2013)

Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn tam thời của các thành phần kinh tế và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Thông thường những khoản tín dụng này sẽ được tái đầu tư trong năm tiếp theo, vì vậy chúng thuộc loại tài sản nhạy cảm với lãi suất. Cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro so với trung và dài hạn, đây cũng là tài sản sinh lời hơn các khoản đầu tư khác nên luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng đầu tư của Ngân hàng .

Qua bảng 4.4 cho thấy tình hình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tăng 24.856 triệu đồng so với 2010 tăng 13,8% và chiếm tỷ trọng 68,3% trong tổng doanh số cho vay. Trong thời gian này lãi suất đang tăng cao, đầu năm 2011 lãi suất cho vay là 16,5%/năm nhưng đến cuối năm là 20%/năm nên các nhà đầu tư rất

cân nhắc trong việc vay thêm vốn và chuyển quyết định vay vốn trung và dài hạn sang ngắn hạn. Mặc khác để đảm bảo thanh toán cũng như giảm bớt rủi ro tín dụng có thể xảy ra nếu lãi suất tiếp tục biến động mạnh, Ngân hàng cũng hạn chế cho vay trung và dài hạn.

- 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2013Năm

Triệu đồng

Cho vay ngắn hạn

Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh của Agribank Phong Điền qua các năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013)

Hình 4.2 : Tài sản nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng qua các năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Sang đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn tăng nhưng chậm lại, tăng 6% tức 12.346 triệu đồng so với 2011 (ta thấy tốc độ tăng trưởng năm 2011 là 13,8%, 2012 giảm gần 50% so với tốc độ tăng trưởng 2011) và chiếm tỷ trọng 62,5%. Nguyên nhân là lãi suất cho vay bắt đầu giảm (từ giữa năm 2012 giảm xuống còn 15%/năm), khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, việc kinh doanh có hiệu quả và cần thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Mặc khác, tín dụng trung và dài hạn được khách hàng lựa chọn trong thời gian này để phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong những năm vừa qua lãi suấtliên tục biến động, nhằm phòng tránh rủi ro lãi suất Ngân hàng hạn chế cho vay trung và dài hạn, phần lớn khách hàng được ngân hàng tư vấn và hỗ trợ cho vay ngắn hạn nhằm đảm bảo duy trì hoạt động trong điều kiện lãi suất tăng cao. Mặc khác, Ngân hàng không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế, duy trì

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền tp.cần thơ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)