Tăng cường sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời đối với ngân hàng cấp dưới. Định hướng cho các hoạt động của ngân hàng cấp dưới đối với việc thực hiện các chính sách và quy trình về các mặt hoạt động như hoạt động tín dụng, dịch vụ,…
Thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng thêm nghiệp vụ cho cán bộ, nên bố trí cán bộ phù hợp với trìn h độ năng lực, phát huy tối đa khả năng làm việc của cán bộ và có chính sách khen thưởng, kỷ luật kịp thời, tạo không khí hăng say trong công việc.
Cần chú trọng và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong từng chi nhánh trực thuộc để phát hiện kịp thời những tồn tại, thiếu sót, hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm về cơ chế, nguyên tắc tín dụng
6.2.2 Đối với Ngân hàng NN & PTNT VN chi nhánh huyện Phong Điền TP Cần Thơ
Ngân hàng cần chú trọng xây dựng hệ thống kế toán thống kê thật sự vững mạnh và chuyên nghiệp, để có thể cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết cho những tính toán, lượng hoá rủi ro lãi suất vì hiện nay ngân hàng chưa có số liệu thống kê về thời gian còn lại của các khoản cho vay, các tài sản đầu tư cũng như thời gian còn lại của các nguồn vốn huy động và vốn vay. Đối với các khoản mục tài sản được thanh toán theo nhiều kỳ hạn, ví dụ: cho vay tiêu dùng, trả góp, cho vay trung và dài hạn… ngân hàng cũng chưa có số liệu tổng hợp về giá trị của các luồng thanh toán ứng với từng kỳ hạn… Chính hạn chế này sẽ gây trở ngại rất lớn cho các ngân hàng trong việc lượng hoá và quản lý rủi ro lãi suất một cách hữu hiệu.
Ngân hàng nên lựa chọn và đào tạo những cán bộ ngân hàng am hiểu một cách toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất. Có thể phải nên thành lập một bộ phận chuyên trách chuyên đo lường, dự báo và quản trị rủi ro lãi suất.
Đầu tư để nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin, trìnhđộ công nghệ của ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong tình hình mới.
Ngân hàng cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục tài sản và nợ. Thông thường đó là các tài sản sinh lợi như các khoản cho vay và đầu tư (thuộc tài sản) hay các khoản tiền gửi, khoản vay trên thị trường tiền tệ ( thuộcnguồn vốn) và để bảo vệ thu nhập trước rủi ro lãi suất, ngân hàng cần phải duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) hợp lý.
Phải duy trì sự cân đối giữa tài sản nhạy cảm lãi suất với nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Xác định mức độ ổn định của nguồn vốn ngắn hạn để có thể sửdụng một tỷ lệ nhất định an toàn cho đầu tư dài hạn.
6.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà Nước tăng cường quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài nghiêm túc các ngân hàng không tuân thủ các quy định này. Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Thị Phương Liên và cộng sự, Đại học Thương mại, 2003.
Tiền tệ và ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê.
2. TS. Nguyễn văn Tiến, Học viện ngân hàng, 2003. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanhngân hàng. Nhà xuất bản thống kê. 3. GS.TS Lê Văn Tư, 2005. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội:
Nhà xuất bản tài chính.
4. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (chủ biên), 2006. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.
5. Vương Minh Triết, 2008. Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đối với hoạt động cho vay của các NHTMQD tại Thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Cần Thơ.
6. Phạm Thị Kiều Tuyên, 2011. Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
7. Nguyễn Thị Thúy Liên, 2011. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Cần Thơ.
8. Thái Văn Đại, 2008. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tủ sách trường Đại học Cần Thơ.