Phân tích doanh số cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 33 - 40)

Doanh số cho vay của ngân hàng được thể hiện theo thời hạn tín dụng, theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế. Để thấy rõ hoạt động cho vay của ngân hàng ta tiến hành phân tích số liệu thông qua bảng 4.3.

4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn

Cho vay theo thời hạn gồm ngắn hạn, trung và dài hạn. Tuy nhiên cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, thông qua bảng số liệu 4.3 và hình 4.2 cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng giảm không ổn định qua 3 năm, tuy nhiên doanh số ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 60% trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2011 so với 2010 tăng 19.058 triệu đồng tương ứng tăng 4,88%, nguyên nhân tăng là do năm 2011 cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, sản xuất được mùa được giá, người dân cũng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nên tạm thời thiếu hụt vốn, do đó nhu cầu vay vốn ngắn hạn tạm thời tăng lên so với năm trước đó. Nhưng đến năm 2012 giảm 20.634 triệu đồng tương ứng giảm 5,03% so với năm 2011. Nguyên nhân là do đầu năm 2012 vấn đề lạm phát, giá cả và lãi suất tăng cao, bên cạnh đó ngành chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn về vấn đề giá thịt heo thành phẩm giảm, nên làm cho các hộ sản xuất không còn mạnh dạn vay vốn do phải trả lãi cao, kéo theo việc người dân tạm thời chuyển sang hướng hoạt động khác, vì vậy làm cho doanh số cho vay năm 2012 của ngân hàng giảm xuống so với trước đó.

Bảng 4.3 Doanh số cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam, 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013)

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2012 6 th 2013 6 th 2011/2010 2012/2011 6th2012/ 6th2013

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 390.917 409.975 389.341 186.884 188.753 19.058 4,88 -20.634 -5,03 1.869 1 Trung và dài hạn 144.144 131.880 226.590 108.763 109.262 -12.264 -8,51 94.710 71,82 499 0,46 Tổng cộng 535.061 541.855 615.931 295.647 298.015 6.794 1,27 70.076 13,67 2.368 0,8

- 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2010 2011 2012 Năm Triệu đồng Tổng DSCV DSCV ngắn hạn

Hình 4.2 Doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm 2010 – 2012

Bảng 4.3 cũng cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước tăng 1.869 triệu đồng, tương ứng tăng nhẹ 1%. Nguyên nhân là do sang năm 2013 tình hình kinh tế dần đi vào ổn định, sản xuất kinh doanh có chiều hướng thay đổi tích cực, giá thành phẩm trong chăn nuôi cũng tăng so với năm 2012, vì vậy người dân có ý định đầu tư chăn nuôi trở lại nên doanh số cho vay ngắn hạn vì vậy có dấu hiệu tăng lên.

4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Cho vay ngắn hạn theo ngành nghề là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ ngân hàng nào, biết được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng vào những ngành nghề nào giúp ngân hàng có thể dễ dàng theo dõi nguồn vốn cho vay của mình. Theo chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre nói chung và huyện MCN nói riêng là hướng tới phát triển một nền kinh tế đa dạng nhưng chú trọng vào ngành nông nghiệp vì đa số hộ dân trên địa bàn sống bằng nghề nông. Trong thời gian qua cùng với sự biến động của nền kinh tế thì nguồn vốn vay này cũng tăng giảm không ổn định. Sự tăng giảm không đồng đều này được thể hiện qua bảng 4.4 sau:

Bảng 4.4 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011/2010 2012/2011 6th2012/ 6th2013 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số

tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 363.722 368.436 348.988 104.696 145.528 4.714 1,3 -19.448 -5,28 40.83 39 Công nghiệp 7.212 9.582 11.118 6.532 6.822 2.371 32,87 1.536 16,03 290 4,44 TM, DV 6.804 12.467 10.498 4.903 5.669 5.663 83,23 -1.969 -15,8 766 15,62 Tổng 377.738 390.485 370.604 116.131 158.019 12.748 117,4 -19.881 -5,05 5.139 59,06

Là một huyện mà nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực, đa phần nguồn vốn của ngân hàng đều tập trung vào đây. Tín dụng đóng vai trò trung gian trong thu hút vốn và tài trợ vốn của ngân hàng, nhờ nguồn tài trợ này mà người dân có thể mua sắm tư liệu sản xuất, trả công người lao động kịp thời.

Bảng số liệu 4.4 cho thấy doanh số cho vay ngành nông nghiệp tuy có tăng giảm không ổn định nhưng luôn chiếm tỷ trọng cao trên 90% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 doanh số đã tăng lên 4.714 triệu đồng tương ứng tăng 1,3%, một phần do đây là nguồn cho vay chủ lực của huyện nhà nên nhu cầu vốn khá cao và liên tục tăng. Bên cạnh đó do năm 2011 ngành chăn nuôi của huyện áp dụng hình thức lai tạo và nhân giống mới, giá cả trong chăn nuôi lại cao nên thu nhập của người dân được nâng lên, các mầm móng dịch bệnh thì được điều trị và ngăn chặn kịp thời, vì vậy tạo điều kiện và động lực cho các hộ nông dân phát triển chăn nuôi, mở rộng sản xuất, dẫn đến nhu cầu vốn tăng cao. Tuy nhiên năm 2012 thì doanh số này có sự giảm nhẹ là do những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nên đã có nhiều ngân hàng mọc lên, ngân hàng gặp phải các đối thủ trên thị trường nên doanh số cho vay của các ngành có sự tăng giảm không ổn định. Bên cạnh sản lượng các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu như lúa, dừa, gia súc, gia cầm tăng so với cùng kỳ nhưng giá cả thì giảm sút, tiêu thụ khó khăn, hiệu quả sản xuất và thu nhập của người dân kéo theo giảm. điều này đã làm cho doanh số cho vay ngành nông nghiệp năm 2012 so với năm 2011 giảm 19.448 triệu đồng tương ứng giảm 5,28%.

Doanh số cho vay ngành công nghiệp có sự tăng trưởng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng khá thấp, khoảng 2% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2011 doanh số tăng 2.371 triệu đồng tương ứng tăng 32,87%, năm 2012 tăng 1.536 triệu đồng tương ứng tăng 16,03%. Doanh số tăng ổn định qua các năm là do trong những năm gần đây Chính quyền địa phương đã thực hiện dự án thay đổi bộ mặt nông thôn, hỗ trợ vay để sửa chữa hay xây mới nhà ở nên làm tăng doanh số cho vay. Ngoài ra trên địa bàn huyện có ngành chế biến chỉ xơ dừa nhưng chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ do đó các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân cần nhu cầu vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất.

Doanh số cho vay của ngành thương mại dịch vụ có tỷ trọng khá thấp trong tổng doanh số cho vay và có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2011 tăng so với năm 2010 là 5.663 triệu đồng tương ứng tăng 83,32%, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 1.969 triệu đồng tương ứng giảm 15,8%. Ngành thương mại dịch vụ ở huyện MCNchu3 yếu là các doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước đá, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật tư nông nghiệp, buôn bán tạp hóa,…Nguyên nhân tăng doanh số cho vay của ngành vào năm 2011 là do vào thời điểm này cơ sở hạ tầng được mở mang xây dựng nên nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa, y tế giáo dục đều thuận tiện và

đang trên đà tăng trưởng, nên trong thời gian này khách hàng muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho doanh số cho vay của ngành tăng lên. Nhưng sang năm 2012 thì nhu cầu vay vốn của khách hàng để phục vụ cho lĩnh vực này đã giảm, do các công trình cơ quan Nhà nước đang xây dựng thêm nên ảnh hưởng ít nhiều đến thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó năm 2012 cũng là năm có nhiều biến động, giá cả lãi suất tăng cao nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến ngành thương mại dịch vụ nói riêng và các ngành khác nói chung.

Bảng số liệu 4.4 cũng cho thấy được doanh số này qua 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước của các ngành đều tăng ổn định trở lại. Nguyên nhân là do bước sang năm 2013 nền kinh tế dần đi vào ổn định, nên việc đầu tư kinh doanh ở các ngành cũng tăng từ đó nhu cầu vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng cũng tăng.

4.2.1.3 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh và thành phần kinh tế khác có nhu cầu vốn ngắn hạn như thế nào, doanh số cho vay của ngân hàng theo thành phần kinh tế ra sao, tất cả sẽ được thể hiện rõ qua bảng số liệu 4.5. Với diện tích trên 200km2, dân số 265.938 người, mật độ bình quân là 752 người/km2, Mỏ Cày là một trong những huyện có dân số đông nhất tỉnh Bến tre. Thêm vào đó với lợi thế tiềm năng đất đai phong phú thích hợp cho sự tăng trưởng của 3 loại cây chính là lúa, dừa, mía và sự phát triển về chăn nuôi. Tuy nhiên các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là do tự phát của các hộ gia đình nên hiệu quả chưa ổn định.

Bảng số liệu 4.5 cho thấy doanh số cho vay theo thành phần kinh tế đối với hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao, hơn 60% trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2011 doanh số tăng 11.660 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 3,12%, nguyên nhân tăng là do MCN là huyện chuyên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, do đó nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất kinh doanh trên đại bàn tăng là do hộ tăng cường sản xuất kinh doanh làm doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên. Đến năm 2012 giảm 13.055 triệu đồng tương ứng giảm 3,39% so với năm 2011, Do thiếu sự tập trung, sản xuất còn nhỏ lẻ nên dễ bị cạnh tranh, ép giá từ các lái buôn, bên cạnh giá cả, lãi suất tăng cao nên việc làm ăn kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn, do đó nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tăng cao, bên cạnh nền kinh tế đang nhiều biến động thì việc năm 2012 nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất kinh doanh giảm nhẹ so với trước đó cũng là hiển nhiên. Tuy nhiên thì con số này đã được tăng ổn định trở lại vào 6 tháng đầu năm 2013, cho thấy một bước tiến triển và dấu hiệu khả quan khi nền kinh tế dần đi vào ổn định.

Bảng 4.5 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế hoạch ki nh doanh NHNo & PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam, 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013)

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2012 6 th 2013 6 th 2011/2010 2012/2011 6th2012/ 6th2013

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DNTN 17.200 24.598 17.019 60.125 51.106 7.398 43,01 -7.579 -30,81 -9.019 -15 HSXKD 373.717 385.377 372.322 167.545 217.808 11.660 3,12 -13.055 -3,39 50.263 13,5 Cho vay khác 144.144 131.880 226.590 67.977 29.100 -12.264 -8,51 94.710 71,82 -38.877 -57,1

Doanh số cho vay của doanh nghiệp tư nhân và cho vay khác, hai thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng khá thấp và tương đương nhau trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế. Từ năm 2010 đến 2012 doanh số tăng giảm không ổn định. Cụ thể cho vay doanh nghiệp tư nhân năm 2011 có tăng 43,01% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 lại giảm 30,81% so với trước đó, nhưng khi nền kinh tế dần ổn định, kinh doanh đạt hiệu quả, nhu cầu thu hồi vốn nhanh thì con số này có chiều hướng giảm vào năm 2012 và sang 6 tháng đầu năm 2013, do doanh nghiệp có nguồn vốn đầu vào đầu ra nên việc vay vốn ngân hàng sẽ giảm xuống.

4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 33 - 40)