Phân tích nợ xấu tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 53 - 59)

Trong quá trình kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện MCN nói riêng và tất cả các ngân hàng thương mại nói chung, thì vấn đề nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xấu là vấn đề hầu như ngân hàng nào cũng quan tâm phân tích. Nó là chỉ tiêu đánh chất lượng tín dụng của các ngân hàng, nợ xấu lớn đi kèm rủi ro cho ngân hàng lớn, kinh doanh không được hiệu quả và nếu nghiêm trọng sẽ dẫn đến phá sản. Dưới đây ta tiến hành phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn, nợ xấu theo thành phần kinh tế, nợ xấu theo ngành kinh tế để tìm hiểu rõ hơn về tình hình nợ xấu của ngân hàng trong thời gian qua.

4.2.4.1 Phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn

Tình hình nợ xấu ngắn hạn, trung và dài hạn có chiều hướng xấu đó là gia tăng qua 3 năm 2010 – 2012. Trong đó nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nợ xấu ngắn hạn. Thông qua bảng số liệu 4.12 và hình 4.5 cho thấy tình hình nợ xấu ngắn hạn có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể nợ xấu năm 2011 so với năm 2010 tăng 198 triệu đồng tương ứng tăng 12,68%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 583 triệu đồng tương ứng tăng 33,14%. Nguyên nhân dẫn đến tình hình nợ xấu gia tăng qua các năm là do tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu, một phần do năm 2012 chịu biến động của giá cả nên việc trả nợ gốc cũng như trả lãi vay gặp ít nhiều khó khăn từ đó làm gia tăng nợ xấu. Bên cạnh có một số khách hàng thua lỗ trong sản xuất kinh doanh, hay sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không hiệu quả từ đó làm cho việc trả nợ ngân hàng phần nào gặp phải khó khăn dẫn đến gia tăng nợ xấu. Tuy nhiên ngân hàng chủ yếu cho vay mảng tín dụng có thời hạn ngắn dưới 12 tháng nên có doanh số cao và do công tác thu hồi nợ ngắn hạn của ngân hàng tốt nên nợ xấu ngắn hạn vẫn ở mức thấp hơn nợ xấu trung và dài hạn. Tuy nhiên ngân hàng phải chú ý và tăng cường cường tác quản lý, theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng để có thể ngăn chặn và xử lý kịp thời những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt độngttíntdụngtcủatngânthàng.

Bảng 4.12 Nợ xấu ngắn hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011/2010 2012/2011 6th2012/ 6th2013 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 1.561 1.759 2.342 2.106 1.986 198 12,68 583 33,14 -120 -5,7 Trung và dài hạn 1.691 1.822 3.086 2.245 2.204 131 7,75 1.264 69,37 -41 -1,83 Tổng cộng 3.252 3.581 5.428 4.351 4.190 329 10,12 1.847 51,58 -161 -3,70

- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 Triệu đồng 2010 2011 2012 Năm Tổng nợ xấu Nợ xấu ngắn hạn

Hình 4.5 Nợ xấu ngắn hạn qua 3 năm 2010 – 2012

Nợ xấu 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 qua bảng 4.12 cũng cho ta thấy nợ xấu ngắn hạn giảm xuống. Cụ thể nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ năm trước là 120 triệu đồng tương ứng giảm 5,7%. Đây là tín hiệu tốt cho ngân hàng trong công tác thu hồi nợ và cần được giám sát thu hồi chặt chẽ hơn nữa để hạn chế và giảm bớt nợ xấu trong những năm tiếp theo.

4.2.4.2 Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế

Nợ xấu ngắn hạn theo ngành nghề phản ánh ngành nào đang tồn đọng nợ chưa trả đã chuyển sang nhóm nợ xấu. Bảng 4.13 cho thấy nợ xấu của các ngành trong những năm qua tăng giảm biến động không ổn định, nợ xấu ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, khoảng trên 65%, ngành thương mại dịch vụ và ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nợ xấu. Cụ thể ngành nông nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 là 83 triệu đồng, tương ứng tăng 6,18%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 419 triệu đồng, tương ứng tăng 29,4%, con số này tăng là do doanh số cho vay của ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao, quy trình cho vay dù chặt chẽ đến đâu thì cũng có rủi ro, sơ sót nhưng cần hạn chế nó ở mức thấp nhất và chấp nhận được. Bên cạnh đó thì ngành chăn nuôi những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh như tai xanh nên hiệu quả chăn nuôi của người dân giảm, kéo theo chậm trễ trong việc trả nợ ngân hàng. Nhưng cũng qua bảng 4.13 thì ta thấy nợ xấu ngành nông nghiệp của ngân hàng bước sang 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ trước đó đã có dấu hiệu giảm. Cụ thể giảm 7.05% so với 6 tháng 2012, tuy con số này chỉ mới giảm nhẹ nhưng là dấu hiệu khả quan cho thấy ngân hàng đã có sự nổ lực cố gắng trong công tác tín dụng, việc thu hồi và xử lý nợ đã được cải thiện và đang giảm trong thời gian tới.

Bảng 4.13 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2012 6 th 2013 6 th 2011/2010 2012/2011 6th2012/ 6th2013 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 1.342 1.425 1.844 1.660 1.543 83 6,18 419 29,40 -117 -7,05

Công nghiệp 493 160 183 125 96 -333 -67,51 23 14,38 -29 -23,2

TM, DV 219 334 498 347 365 115 52,51 164 49,1 18 5,19

Tổng cộng 2.054 1.919 2.525 2.132 2.004 -135 -8,82 606 92,88 -128 -25,06

Ngành thương mại dịch vụ nợ xấu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 115 triệu đồng, tương ứng tăng 52,51%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 164 triệu đồng tương ứng tăng 49,1%. Nguyên nhân nợ xấu gia tăng qua các năm là do doanh số thu nợ không cao bên cạnh khó khăn biến dộng giá năm 2012 kéo theo hệ quả khó khăn trong việc trả nợ, dẫn đến nợ xấu gia tăng phát sinh một phần do nợ cũ.

Ngành công nghiệp năm 2011 nợ xấu ngành giảm khả quan so với năm 2010 là 333 triệu đồng, tương ứng giảm 67,51%, nợ xấu giảm là do thời gian này nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp chuyển sang nguồn vốn dài hạn để ổn định nguồn vốn đồng thời có thể trả cho các khoản vay ngắn hạn nên làm nợ xấu của ngành có dấu hiệu giảm xuống. Tuy nhiên sang đầu năm 2012 do lãi suất tăng cao, giá cả bấp bênh, tình hình sản xuất kinh doanh của người dân cũng không gặp thuận lợi nên công tác thu hồi nợ ngành công nghiệp có tăng nhẹ trở lại là 23 triệu đồng tương ứng tăng 14,38%. Nhưng bước sang những tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu của ngành cũng đã có chiều hướng giảm và ổn định trở lại, dấu hiệu khả quan này cho thấy ngân hàng đang từng bước cố gắng quản lý tốt, đã hạn chế và giảm dần nợ xấu phát sinh trong thời gian tới trên tất cả các ngành nghề kinh tế.

4.2.4.3 Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng là kênh chủ yếu thực hiện huy động vốn và cho vay để phát triển kinh tế. Hầu hết các doanh nghiệp đều dựa vào nguồn vốn vay để hoạt động, vì vậy nếu một bộ phận tài sản bị cố định trong tài sản thế chấp không sinh lời nếu người đi vay không trả được nợ sẽ làm cho nguồn vốn của ngân hàng không thể luân chuyển để tiếp tục vòng quay của nó.

Bảng số liệu 4.14 cho thấy nợ xấu ngắn hạn của doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nợ xấu của thành phần kinh tế, tăng vào năm 2011 nhưng giảm trở lại vào năm 2012 và đầu năm 2013. Cụ thể, năm 2011 tăng 52,1% so với năm 2010, năm 2012 giảm 68,6% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 cũng có chiều hướng giảm so với cùng kỳ trước đó là 33,33%. Nguyên nhân nợ xấu của doanh nghiệp giảm là do doanh số cho vay của thành phần này thấp, nên rủi ro trong việc thu hồi vốn ngân hàng cũng không cao, bên cạnh việc các doanh nghiệp có cơ sở trang thiết bị ổn định sản xuất lâu dài nên việc vay nợ và trả nợ ngân hàng cũng không quá khó khăn. Do đó nợ xấu của ngân hàng gần như có chiều hướng giảm trong nhưng nămtgầntđây.

Bảng 4.14 Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm2013. ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2012 6 th 2013 6 th 2011/2010 2012/2011 6th2012/ 6th2013 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DNTN 23 35 11 15 10 12 52,1 -24 -68,6 -5 -33,3

HSXKD 1.538 1.724 2.331 2.098 1.972 186 12,09 607 35,2 -126 -6

Thành phần khác 1.691 1.822 3.086 2.238 2.208 131 7,75 1.264 69,4 -30 -1,34

Tổng cộng 3.252 3.581 5.428 4.351 4.190 329 10,12 1.847 51,6 -161 -3,7

Nợ xấu của hộ sản xuất kinh doanh qua 3 năm có dấu hiệu tăng, cụ thể năm 2011 tăng 186 triệu đồng, tương ứng tăng 12,09% so với 2010, năm 2012 tăng 607 triệu đồng tương ứng tăng 35,2% so với 2011. Nợ xấu của hộ sản xuất kinh doanh gia tăng vì doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay, cộng thêm những biến động của nền kinh tế không ổn định qua 2 năm 2011 và 2012 thì vấn đề nợ xấu có dấu hiệu gia tăng đó cũng là nguyên nhân. Tuy nhiên dấu hiệu giảm khả quan 6% của nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ trước đó, con số này chỉ giảm nhẹ nhưng là sự cố gắng nổ lực của toàn thể ngân hàng và tập thể cán bộ công nhân viên, ngoài ra còn do bước sang năm 2013 nền kinh tế dần đi vào ổn định, hộ sản xuất kinh doanh làm ăn kinh doanh đạt hiệu quả lợi nhuận nên trả nợ cho ngân hàng làm doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên và nợ xấu của ngân hàng giảm đi.

Nợ xấu ngắn hạn thành phần kinh tế khác tăng qua 3 năm nhưng giảm trở lại những tháng đầu năm 2013. Cụ thể năm 2011 nợ xấu tăng so với 2010 là 131 triệu đồng, tương ứng tăng 7,75%, năm 2012 tăng 1.264 triệu đồng, tương ứng tăng 69,4% so với năm 2011. Nợ xấu gia tăng là do doanh số thu nợ của những thành phần này còn chưa được khả quan, còn thấp hơn so với doanh số cho vay, do đó ngân hàng cần tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý và thu hồi nợ đối với thành phần này.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình nợ xấu đã giảm so với cùng kỳ năm trước là 30 triệu đồng, tương ứng giảm 1,34%. Do nền kinh tế năm 2013 dần đi vào ổn định ở hầu hết các thành phần và các ngành nghề sản xuất kinh doanh đều mang lại dấu hiệu khả quan, vì vậy nợ xấu của ngân hàng cũng giảm xuống. Đây còn là sự quản lý tốt của ngân hàng trong công tác cho vay và thu nợ do đó ngân hàng cần duy trì và phát huy hơn nữa để hạn chế và đẩy lùi nợ xấu ngày càng gia tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 53 - 59)