Phân tích doanh số thu nợ tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 40 - 46)

Tín dụng là hoạt động quan trọng trong kinh doanh ngân hàng, bên cạnh việc cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng quan trọng và mang tính rủi ro không kém, vì không phải khách hàng nào cũng đảm bảo trả nợ đúng hạn, mà đôi khi món nợ còn rơi vào tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi. Vậy công tác thu hồi nợ cũng như doanh số thu nợ của ngân hàng cụ thể như thế nào, số liệu 4.6 dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn thông qua việc phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn, theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế.

4.2.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu có thể phản ánh được nhiều vấn đề trong nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì việc thu nợ mang ý nghĩa quan trọng, một mặt phản ánh kết quả từ việc cho vay thông qua số liệu trên bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ngân hàng đánh giá được tình hình rủi ro, chất lượng khách hàng, khả năng quản lý. Do đó việc phân tích doanh số thu nợ trong năm là quan trọng.

Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, doanh số này không những chiếm tỷ trọng lớn mà còn tăng qua các năm, được thểthiệntcụtthểtthôngtquatbảngt4.6tsau:

Bảng 4.6 Doanh số thu nợ ngắn hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011/2010 2012/2011 6th2012/ 6th2013 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 281.538 372.315 393.617 216.489 205.015 90.777 32,24 21.302 5,72 -11.474 -5,3 Trung và dài hạn 126.488 173.591 116.531 64.092 60.803 47.103 37,24 -57.060 -32,87 -3.289 -5.13 Tổng cộng 408.026 545.906 510.148 280.581 265.818 137.880 33,79 -35.758 -6,55 -14.763 -5,26

- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000 Triệu đồng 2010 2011 2012 Năm Tổng DSTN DSTN ngắn hạn

Hình 4.3 Doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm 2010 -2012

Qua bảng số liệu 4.6 và hình 4.3 cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, trên 60% trong tổng doanh số thu nợ và con số này tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng 90.777 triệu đồng tương ứng tăng 32,24%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 21.302 triệu đồng tương ứng tăng 5,72%. Nguyên nhân là do ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ, nhắc nhở khách hàng trả lãi hàng tháng và liên hệ đôn đốc khách hàng khi gần đến hạn trả gốc. Tuy nhiên đến năm 2012 giá nông sản và thành phẩm chăn nuôi giảm kéo theo ảnh hưởng của tình hình cho vay năm 2011 giảm dẫn đến doanh số thu nợ giảm hơn so với năm 2011. Tuy nhiên vì là vay ngắn hạn nên dù có rủi ro trong sản xuất kinh doanh nhưng người dân cũng xoay sở và trả nợ đúng hạn để có thể làm hồ sơ vay vốn lại tiếp tục sản xuất. 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ trước đó. Cụ thể giảm 11.474 triệu đồng tương ứng giảm 5,3%, nguyên nhân là do ảnh hưởng của tình hình cho vay và thu nợ 2012 giảm nên bước qua những tháng đầu năm 2013 mới chỉ từng bước ổn định lại nên doanh số thu nợ vẫn còn gặp nhiều khó khăn và đang ở mức giảm nhẹ so với trước đó.

4.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của ngân hàng trong thời gian qua tương đối ổn định, do công tác thu hồi nợ của ngân hàng được quản lý chặt chẽ nên phần nào hạn chế được rủi ro sinh nợ xấu. Số liệu được thể hiện cụ thể qua bảng 4.7 sau:

Bảng 4.7 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011/2010 2012/2011 6th2012/ 6th2013 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 264.681 346.499 354.601 159.570 106.380 81.81 30,91 8.102 2,34 -53.190 -33,3 Công nghiệp 9.158 9.511 11.866 5.600 7.320 354 3,86 2.354 24,75 1.720 30,7 TM, DV 4.223 7.755 7.420 4.007 1.603 3.532 83,64 -335 -4,32 -2.404 -60

Tổng cộng 278.062 363.765 373.887 169.177 115.303 85.704 118,41 10.121 22,77 -53.874 -62,6

Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp năm 2010 tăng so với năm 2011 là 81.81 triệu đồng, năm 2012 tăng so với 2011 là 8.102 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là do ngân hàng chủ yếu cung ứng nguồn vốn ngắn hạn cho các hộ sản xuất để bổ sung vốn lưu động kịp thời. Món vay tương đối nhỏ nên công tác thu hồi nợ cũng khá thuận lợi và ít rủi ro, bên cạnh do lợi thế trên địa bàn huyện là ngành nông nên trong việc sản xuất kinh doanh khi đạt kết quả tốt, được mùa được giá và thu lợi nhuận cao thì khách hàng tất toán nợ cho ngân hàng từ đó doanh số này tăng qua các năm. Ngành công nghiệp doanh số thu nợ tuy chiếm tỷ trọng thấp khoảng 3% trong tổng doanh số thu nợ, tuy nhiên con số này cũng tăng qua các năm. Điều này cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng khả quan, số tiền mà ngân hàng thu hồi từ các khoản đã giải ngân tốt, giúp hoạt động tín dụng của ngân hàng được liên tục góp phần tái đầu tư, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển tiền tệ trong lưu thông. Ngành thương mại dịch vụ thu nợ năm 2011 tăng 83,64% so với năm 2010 nhưng giảm trở lại 4,32% vào năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ không ổn định trong các ngành là do ảnh hưởng sự giảm nhẹ của doanh số cho vay ngắn hạn, cộng thêm năm 2012 giá cả các mặt hàng bấp bênh dẫn đến doanh số thu nợ ngành thương mại dịch vụ giảm do nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng cũng giảm.

Qua bảng 4.7 ta cũng thấy tình hình thu nợ theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước của các ngành gần như giảm. Ngành nông nghiệp giảm 53.190 triệu đồng tương ứng giảm 33,3%, thương mại dịch vụ giảm 2.404 triệu đồng tương ứng giảm 60%. Riêng ngành công ngiệp tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân thu nợ giảm là do món vay chủ yếu có thời hạn một năm, do đó việc trả nợ ngân hàng thường vào cuối năm nên 6 tháng đầu năm 2013 doanh số này chưa tăng cũng là điều dễ hiểu. Mặt khác một phần cũng do năm 2012 giá cả nông nghiệp và đời sống bấp bênh kéo theo ảnh hưởng đến đầu năm 2013 nên công tác thu nợ ngành chưa được ổn định. Riêng đối với ngành công nghiệp thì thu từ các khoản như cho vay đầu tư, mở rộng thiết bị sản xuất nên nguồn thu sẽ ổn định theo sản phẩm làm ra, do đó doanh số này vẫn tăng.

4.2.2.3 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng số liệu 4.8 cho thấy doanh số thu nợ của doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng thấp, khoảng hơn 3% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 2.269 triệu đồng tăng tương ứng 16,12%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 8.331 triệu đồng, tăng tương ứng 51%. Nguyên nhân doanh số thu nợ của các doanh nghiệp tư nhân tăng là do mức thu nợ tỷ lệ thuận với doanh số cho vay, doanh số thu nợ được phân chia theo thành phần bên cạnh đó cũng chiếm tỷ trọng không cao nên rủi ro trong các món vay cho doanh nghiệp tư nhân này cũng thấp, họ chủ yếu là những doanh nghiệp có cợ sở làm ăn và phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả nên việc thu hồi nợ của thành phần kinh tế này không quá khó khăn.

Bảng 4.8 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011/2010 2012/2011 6th2012/ 6th2013 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DNTN 14.077 16.346 24.677 8.637 7.403 2.269 16,12 8.331 51 -1.234 -14,3

HSXKD 200.057 343.553 426.893 196.371 166.488 143.496 71,72 83.340 24,26 -29.883 -15,2 Thu khác 193.892 186.007 58.578 75.574 91.927 -7.885 -4,07 -127.429 -68,5 16.353 21,6

Tổng cộng 408.026 545.906 510.148 280.581 265.818 137.880 33,8 -35.758 -6,55 -14.763 -5,26

Hộ sản xuất kinh doanh đây là món vay và thu hồi nợ có tỷ trọng lớn, hơn 49% trong tổng doanh số. Con số thu nợ của thành phần này cũng tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng 143.496 triệu đồng, tăng tương ứng 71,72%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 83.340 triệu đồng, tương ứng tăng 24,26%. Để đạt kết quả này thì đây là sự nỗ lực của tập thể CBTD ngân hàng, đã kiểm tra quản lý chặt chẽ từ khâu cho vay đến thu hồi nợ, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở sau cho vay bên cạnh việc sản xuất kinh doanh của người dân gặp nhiều thuận lợi nên công tác thu hồi nợ vẫn duy trì tăng qua các năm.

Thu nợ thành phần kinh tế khác có chiều hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011 giảm so với năm 2010 là 7.885 triệu đồng, giảm tương ứng 4,07%, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 127.429 triệu đồng, tương ứng giảm 68,5%. Tuy nhiên con số này không chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thu nợ của ngân hàng. Do thành phần này nhỏ lẽ và không chuyên về một lĩnh vực sản xuất nào nên khó quản lý, cùng với sự bấp bênh của giá cả cũng như nền kinh tế trong thời gian này nên công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên bước sang 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số thu nợ ngành đã khởi sắc và tăng trở lại 21,6% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh số thu nợ của doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất kinh doanh có chiều hướng giảm. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước doanh số thu nợ của doanh nghiệp tư nhân giảm 14,3%, của hộ sản xuất kinh doanh giảm 15,2%. Nguyên nhân là do đầu năm công tác thu hồi nợ chưa đến thời điểm tất toán món vay nên doanhtsốtvẫntcòntgiảmtsotvớittrướctđó.

4.2.3 Phân tích dư nợ tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 40 - 46)