Dư nợ được xem là chỉ tiêu không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, dư nợ là kết quả của việc cho vay và thu nợ, thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi được tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu dư nợ phản ánh quy mô hoạt động, tốc độ tăng trưởng tín dụng qua từng giai đoạn, ngoài ra dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và cho biết số dư còn lại mà ngân hàng phải thu của khách hàng là bao nhiêu.
4.2.3.1 Phân tích dư nợ theo thời hạn
Dư nợ theo thời hạn phản ánh số nợ mà ngân hàng cần phải thu hồi theo từng thời hạn như ngắn hạn, trung và dài hạn. Được thể hiện thông qua bảng số liệu 4.9 sau:
Bảng 4.9 Dư nợ ngắn hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011/2010 2012/2011 6th2012/ 6th2013 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 374.504 412.164 407.888 382.558 391.625 37.660 10,06 -4.276 -1,04 9.067 2,37
Trung và dài hạn 249.670 207.959 318.018 252.630 366.478 -41.711 -16,71 110.059
52,92 113.848 45,07
Tổng cộng 624.174 620.123 725.906 635.188 758.103 -4.051 -0,65 105.783 17,06 122.915 19,35
- 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 Triệu đồng 2010 2011 2012 Năm Tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạn
Hình 4.4 Dư nợ ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm 2010 - 2012
Qua bảng 4.9 và hình 4.4 cho thấy dư nợ ngắn hạn tuy tăng giảm không ổn định nhưng chiếm tỷ trọng cao, trên 60% trong tổng dư nợ. Cụ thể dư nợ ngắn hạn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 37.660 triệu đồng, tương ứng tăng 10,6%, dư nợ ngắn hạn năm 2012 giảm so với năm 2011 là 4.276 triệu đồng tương ứng giảm 1,04%. Dư nợ tăng là do ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh tăng, một phần là do doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 là 409.975 triệu đồng lớn hơn so với doanh số thu nợ năm 2011 là 372.315 triệu đồng, do đó làm dư nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng lên vào năm 2011. Nhưng đến năm 2012 doanh số cho vay là 389.341 triệu đồng lại thấp hơn doanh số thu nợ là 393.617 triệu đồng, điều này đã làm cho dư nợ của ngân hàng trong năm 2012 giảm xuống.
Bảng 4.9 cũng cho thấy dư nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 có hướng tăng lên, cụ thể tăng 9.067 triệu đồng tương ứng tăng 2,37%. Nguyên nhân là do dư nợ 6 tháng đầu năm 2012 tăng nên sang đầu năm 2013 vẫn còn giữ ở mức tăng ổn định, và một phần do doanh số cho vay đầu năm 2013 tăng so với 2012 kéo theo dư nợ cũng tăng lên.
4.2.3.2 Phân tích dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Khi xem xét dư nợ của từng ngành nghề cho chúng ta thấy mức độ sử dụng vốn của từng ngành hay việc chú trọng vốn vay cho ngân hàng vào ngành đó nhiều hay ít. Mặt khác, nó phản ánh quy mô, thế mạnh của từng ngành trên địa bàn huyện. cụ thể dư nợ theo ngành kinh tế của ngân hàng được thể hiện thông qua qua bảng 4.10 sau:
Bảng 4.10 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2012 6 th 2013 6 th 2011/2010 2012/2011 6th2012/ 6th2013 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 321.494 343.431 337.818 288.557 376.966 21.937 6,82 -5.613 -1,63 88.409 30,64
Công nghiệp 31.480 35.471 40.683 43.039 44.965 7.938 25,22 1.265 3,21 1.926 4,48
TM, DV 118.065 122.777 125.855 123.673 129.921 4.712 3,99 3.078 2,51 6.248 5,05
Tổng cộng 471.039 501.679 504.356 455.269 551.852 34.587 36,03 -1.270 4,09 96.583 40,17
Bảng 4.10 cho thấy dư nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp dù tăng giảm không ổn định qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng cao, hơn 65% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng 6,82%, năm 2012 so với năm 2011 giảm 1,63%. Nguyên nhân tăng giảm dư nợ ngành nông nghiệp này cũng tương tự dư nợ ngắn hạn, do năm 2011 doanh số cho vay ngành nông nghiệp là 368.436 triệu đồng lớn hơn doanh số thu nợ là 346.499 triệu đồng nên làm cho dư nợ ngành năm 2011 tăng. Đến năm 2012 doanh số cho vay là 348.988 triệu đồng thấp hơn doanh số thu nợ ngành nông nghiệp là 354.601 triệu đồng làm cho dư nợ giảm xuống trong năm 2012. Ngoài ra do ngành nông nghiệp là ngành lâu đời và là lợi thế trên địa bàn huyện, nên việc vay vốn ngắn hạn để đầu tư sản xuất vẫn là lựa chọn của hầu hết khách hàng nơi đây từ đó làm cho doanh số cho vay tăng, kéo theo dư nợ cũng tăng tương đối qua các năm.
Dư nợ ngắn hạn ngành công nghiệp tuy chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ của ngân hàng nhưng tăng ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 25,22% so với năm 2010, năm 2012 tăng 3,21% so với năm 2011. Nguyên nhân dư nợ của ngành này tăng nhẹ là do doanh số cho vay tăng, các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân đầu tư trang thiết bị, máy móc phân xưởng phục vụ việc sản xuất kinh doanh trong thời kỳ nền kinh tế dần ổn định trở lại.
Dư nợ ngắn hạn ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau ngành nông nghiệp trong tổng dư nợ. Trong 3 năm 2010 – 2012 cùng với chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành thương mại dịch vụ của huyện cũng khá phát triển nên nhu cầu vốn vay của ngành này ngày càng tăng làm cho doanh số cho vay tăng dẫn đến dư nợ cũng tăng. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 ngành thương mại dịch vụ tăng 3,99%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 2,51%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng dẫn đến dư nợ tăng, ngoài ra trong những năm gần đây ngành phát triển tốt với nhiều trung tâm thương mại, vui chơi giải trí mọc lên rất nhanh, dẫn đến dư nợ của ngành tăng qua các năm là rất hợp lý.
Qua bảng 4.10 cũng cho thấy dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước tăng đều qua các ngành, cụ thể ngành nông nghiệp tăng 30,64%, ngành công nghiệp 4,48%, ngành thương mại dịch vụ 5,05%. Dư nợ theo ngành kinh tế tăng lên là do sang năm 2013 các ngành kinh tế đang ổn định và tăng trưởng sau những khó khăn của năm 2012 nên nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của người dân tăng trở lại dẫn đến doanh số cho vay tăng kéo theo dư nợ cũng tăng ổn định trở lại.
4.2.3.3 Phân tích dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Doanh số cho vay, doanh số thu nợ tăng giảm kéo theo dư nợ ngắn hạn của các thành phần kinh tế cũng tăng giảm không ổn định qua các năm, để tìm hiểu và làm rõ nguyên nhân tăng giảm này ta dựa vào việc phân tích bảng số liệu 4.11 dưới đây:
Bảng 4.11 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2012 6 th 2013 6 th 2011/2010 2012/2011 6th2012/ 6th2013 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DNTN 20.312 28.564 20.906 80.052 64.609 8.252 40,6 -7.658 -26,8 -15.443 -19,3 HSXKD 371.073 412.897 358.326 384.071 409.646 41.824 11,3 -54.571 -13,22 25.575 6,66 Thành phần
khác 232.789 178.662 346.674 171.065 283.848 -54.127 -23,3 168.012 94,04 112.783 65,9
Tổng cộng 624.174 620.123 725.906 635.188 758.103 -4.051 -0,65 105.783 17,06 122.915 19,35
Bảng 4.11 cho thấy dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tư nhân năm 2011 so với 2010 tăng 8.252 triệu đồng tương ứng tăng 40,6%, năm 2012 giảm 7.658 triệu đồng, tương ứng giảm 26,8% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do năm 2011 nền kinh tế tăng trưởng có nhiều chuyển biến, việc làm ăn kinh doanh của người dân đang trên đà phát triển nên nhu cầu vay vốn ngân hàng phục vụ sản xuất tăng cao, làm doanh số cho vay năm 2011 tăng kéo theo dư nợ của doanh nghiệp tư nhân cũng tăng. Tuy đến năm 2012 con số này giảm xuống do lạm phát, giá cả và lãi suất tăng cao nhưng do dư nợ của thành phần này chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng dư nợ nên cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổng dư nợ.
Dư nợ ngắn hạn của hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao, trên 66% trong tổng dư nợ nhưng có dấu hiệu tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng so với 2010 là 41.824 triệu đồng, tương ứng tăng 11,3%, năm 2012 giảm 54.571 triệu đồng, tương ứng giảm 13,22%. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm này là do ảnh hưởng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ, năm 2011 doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh là 385.377 triệu đồng, lớn hơn doanh số thu nợ là 343.553 triệu đồng làm cho dư nợ này tăng. Đến năm 2012 doanh số cho vay của hộ sản xuất là 372.322 triệu đồng nhỏ hơn doanh số thu nợ là 426.893 triệu đồng nên làm cho dư nợ năm 2012 giảm xuống.
Dư nợ thành phần khác cũng tăng giảm không ổn định qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau hộ sản xuất kinh doanh. Cụ thể năm 2011 dư nợ giảm 23,3% so với 2010, năm 2012 tăng mạnh lên đến 168.012 triệu đồng, tương ứng tăng 94,04% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do sự tăng giảm của doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dẫn đến dư nợ thay đổi theo. Mặt khác do doanh số cho vay các lĩnh vực khác nhằm vào đối tượng như xây dựng, sữa chữa nhà, vận tải kho bãi, cho vay sản xuất chăn nuôi để làm kinh tế phụ,…Thêm vào đó các khoản nợ trước đó của các hộ gia đình đã đến hạn để chuyển sang các khoản vay mới nên doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay kéo theo dư nợ trong năm 2011 giảm.
Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 6 tháng 2013 so với cùng kỳ năm trước cũng có sự thay đổi tích cực. Doanh nghiệp tư nhân có dấu hiệu giảm 19,3%, trong khi đó hộ sản xuất kinh doanh tăng 6,66%, thành phần khác tăng 65,9%. Tình hình dư nợ được cải thiện là do đầu năm 2013 tình hình nền kinh tế đi vào ổn định nên người dân, nhất là hộ sản xuất kinh doanh đầu tư sản xuất, các nhu cầu vốn ngắn tăng do đó doanh số cho vay của ngân hàng tăng, dẫn đến dư nợ tăng.
4.2.4 Phân tích nợ xấu tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013